The Diplomat: Chu Vĩnh Khang và “luật pháp kiểu Trung Quốc”
Điều tra Chu Vĩnh Khang là một thắng lợi với việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, nhưng nó sẽ biến thành cú sốc nếu trường hợp ông Khang không phải ra tòa.
Ông Chu Vĩnh Khang đầy quyền lực khi còn đương chức.
The Diplomat ngày 30/7 bình luận, trường hợp điều tra Chu Vĩnh Khang có mối liên hệ với tầm nhìn lớn hơn của ông Tập Cân Bình về các quy định pháp luật ở Trung Quốc. Cho đến khi chính thức công bố tin này, đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát thời gian và phạm vi an toàn chính thức của tin tức một cách rất cẩn thận.
Vụ Chu Vĩnh Khang bị điều tra cho đến nay không chỉ là sự sụp đổ của một ông trùm an ninh, một cựu quan chức hàng đầu trong Thường vụ Bộ chính trị mà quan trọng hơn nó còn là chiến thắng của những quy định của pháp luật, The Diplomat bình luận.
Thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang được đưa ra đúng lúc với tin tức về phiên họp toàn thể gọi là hội nghị Trung ương 4 của đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 sẽ được tổ chức trong tháng 10. Với phạm vi an toàn của 2 câu chuyện này, rõ ràng chúng có mối liên hệ với nhau. Vì vậy không phải ngẫu nhiên trọng tâm của hội nghị Trung ương 4 tới đây sẽ là quản lý nhà nước theo pháp luật.
Ông Tập Cận Bình và bộ máy lãnh đạo mới đã quyết định phải “quản lý nhà nước theo pháp luật” là nội dung rất quan trọng để thực hiện các mục tiêu cải cách toàn diện, xây dựng xã hội khá giả, thực hiện giấc mơ Trung Hoa. Quan trọng hơn, Tập Cận Bình sẽ thiết lập các quy định của pháp luật để tăng khả năng kiểm soát xã hội của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tân Hoa Xã đã có một sự nhấn mạnh tương tự về tầm quan trọng của việc tăng cường các quy định của pháp luật. Quản lý đất nước bằng pháp luật phải trên tất cả các mặt trận để đạt được tăng trưởng kinh tế, chính trị trong sạch, văn hóa thịnh vượng và công bằng xã hội. “Xây dựng nhà nước pháp quyền là chìa khóa cho sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc”, Tân Hoa Xã nhấn mạnh.
Theo The Diplomat, đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, việc thúc đẩy các quy định của pháp luật không có nghĩa là hệ thống kỷ luật của đảng Cộng sản Trung Quốc giảm vai trò. Ngược lại, cải cách pháp luật hiện hành là nhằm mục đích đảm bảo rằng các quan chức địa phương không thể can thiệp vào hoạt động của tòa án. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận thức rằng hình ảnh của đảng họ bị các quan chức địa phương làm méo mó, biến thái theo mục đích riêng của họ.
Video đang HOT
Trong khi Tập Cận Bình lại đang hình dung ra một hệ thống pháp luật cuối cùng “chịu ơn” đảng Cộng sản Trung Quốc, ông mong muốn kiểm soát toàn bộ hệ thống chứ không phải phụ thuộc vào các ý tưởng bất chợt của những quan chức địa phương.
Tập Cận Bình cũng nỗ lực xây dựng đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi không có một thành viên nào của ban lãnh đạo là đứng trên tổ chức, đoàn thể. Đây là ý tưởng của ông về quy định của pháp luật gắn liền với trường hợp điều tra Chu Vĩnh Khang.
Dư luận Trung Quốc cho rằng điều tra Chu Vĩnh Khang là một thắng lợi với việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, nhưng nó sẽ biến thành cú sốc nếu trường hợp ông Khang không phải ra tòa.
Và đây cũng là một trường hợp quy định pháp luật kiểu Trung Quốc, trường hợp của Chu Vĩnh Khang cần thực hiện tại một phiên tòa và điều này đã được quyết định. Không có cơ hội cho ông Khang chứng minh ông vô tội một khi ông phải ra tòa. Nếu đảng Cộng sản Trung Quốc thực sự muốn quản lý nhà nước bằng pháp luật, thì phán quyết Chu Vĩnh Khang có tội là gần như chắc chắn.
Cuối cùng, những gì Tập Cận Bình nói về quản lý nhà nước bằng pháp luật không giống như khái niệm của phương Tây. Thuật ngữ chính xác hơn sẽ là sự siết chặt quản lý của đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua công cụ luật pháp. Điều đó có nghĩa họ sẽ có nhiều lựa chọn kỷ luật các thành viên ngang bướng.
Theo Giáo Dục
"Đả" "hổ" lớn, vị thế ông Tập Cận Bình được nâng cao?
Giới phân tích cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nổi lên là nhà lãnh đạo quyền lực nhất nước này trong nhiều thập niên qua, sau khi Bắc Kinh công bố điều tra cựu Bộ trưởng Công an, cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang.
Ông Chu Vĩnh Khang (trái) ngồi cạnh ông Tập Cận Bình tại Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc năm 2012.
Việc công bố điều tra cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang đã được báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay ca ngợi là một bước ngoặt lớn.
Ông Chu Vĩnh Khang từng nắm kiểm soát lực lượng công an, tòa án, nhà tù và cơ quan tình báo trong nước cho đến khi ông về hưu, rút khỏi Ban thường vụ Bộ chính trị (PSC) Trung Quốc vào năm 2012.
Cơ quan kiểm tra Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối cùng vào ngày hôm qua, 29/7, đã công bố về cuộc điều tra đối với ông, vốn đã được đồn đoán từ lâu.
Bằng việc "đả" "hổ lớn" Chu Vĩnh Khang, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phá vỡ điều cấm kỵ có từ nhiều thập niên qua, đó là không "sờ" đến các thành viên hoặc cựu thành viên trong Ban thường vụ Bộ chính trị đầy quyền lực của Trung Quốc. Giới chuyên gia nhận định động thái này cho thấy nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc thâu tóm được quyền lực lớn hơn tất cả những người tiền nhiệm suốt nhiều thập niên qua.
Chỉ chưa đầy 2 năm sau khi lên nắm quyền, vị thế của ông Tập đã "được củng cố vững chắc", Willy Lam, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Trung Quốc của Hồng Kông nhận định. "Trong những năm còn lại của nhiệm kỳ 8 năm của ông, tôi nghĩ ông sẽ trở thành một lãnh đạo quyền lực, chắc chắn mạnh hơn nhiều so với những người tiền nhiệm".
Vừa là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, người đứng đầu nhà nước, quân đội, ông Tập cũng đứng đầu nhiều ủy ban trước đây do những nhân vật khác nắm giữ, mà trong đó có Ủy ban an ninh quốc gia mới được thành lập.
Vụ điều tra ông Chu "chứng tỏ rằng ông Tập đã tìm cách vượt qua được nhiều trở ngại và đang tập trung được quyền lực", Joseph Cheng, giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Thành phố Hồng Kông cho hay. "Khác với ông Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm, ông đang dần nổi lên là lãnh đạo quyền lực nhất ở Trung Quốc".
Ngoài "hổ" Chu Vĩnh Khang, nhiều thuộc cấp thân tín của ông Chu, như Bạc Hy Lai, cũng bị cách chức, bị điều tra. Bạc Hy Lai, một chính trị gia tham vọng và cuốn hút, đã "ngã ngựa" 2 năm trước và đang phải ngồi tù vì cáo buộc tham nhũng, lạm dụng quyền lực.
"Không còn là một đồng chí"
Các báo nhà nước Trung Quốc ngày hôm nay đều đăng tin về cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang trên trang nhất, với một tờ báo còn đăng tấm hình lớn về một con hổ. Điều này xuất phát từ cam kết trong chiến dịch chống tham nhũng đầy quyết tâm của ông Tập, theo đó sẽ nhổ tận gốc những "con hổ" cấp cao cũng như "ruồi" ở cấp thấp hơn.
"Đây là quan chức cấp cao nhất từng bị điều tra trong lịch sử Trung Quốc", tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin.
Tờ báo có nhiều ảnh hưởng này cũng cho biết thêm ông Chu Vĩnh khang "không còn là một đồng chí nữa".
Một số nhà phân tích cho rằng ông Tập có thể có quyền lực mạnh hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các nhà phân tích của Đại học Hồng Kông đã chỉ ra rằng, ông Tập được nhắc tới rất nhiều trên báo chí nhà nước Trung Quốc, hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ Mao Trạch Đông.
Cụ thể, tờ Nhân dân Nhật báo đã đề cập tới tên ông Tập trên trang nhất 1.311 lần trong suốt 18 tháng đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức, so với con số 1.411 lần cũng trong 18 tháng đầu tiên nắm quyền sau đại hội Đảng lần 9 vào năm 1969 của lãnh đạo Mao Trạch Đông.
Ông Tập "muốn trở thành một Mao Trạch Đông, nhưng tôi nghĩ điều đó tiềm ẩn nguy hiểm bởi ông không phải là Mao Trạch Đông", Perry Link, giáo sư tại Đại học California, Riverside, một học giả nổi tiếng về Trung Quốc nhận định. Ông Link cũng cho rằng nếu cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập không thành công như mong đợi, khó có thể biết điều gì sẽ xảy ra.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Ukraine: Đường đến châu Âu không trải hoa hồng Mặc dù ký kết "Thỏa thuận thương mại tự do toàn diện và sâu rộng" với EU, song con đường hội nhập châu Âu của Ukraine vẫn còn đầy gian nan và đang bị xếp sau mối ưu tiên hàng đầu hiện này là thống nhất lãnh thổ. Theo nhận định của tác giả Sean Griffin trên trang russiancouncil.ru, mong muốn gia nhập...