Thế cô không biết làm đàn bà như thế nào sao hả?
Chị cằn nhằn thì anh xẵng giọng: “Vài cái việc cỏn con như nấu cơm, lau nhà, dọn dẹp mà cũng tị nạnh với chồng! Cô không biết làm đàn bà à?”.
Chị vừa dứt lời thì nhận được một cái tát như trời giáng. Anh gằn từng tiếng: “Nấu cơm, rửa bát, dọn nhà, có thế mà cũng so bì, ganh đua với chồng!”.
Bình thường đi làm về, chị Thương (Đống Đa, HN) chỉ còn khoảng thời gian khoảng 4 tiếng để làm tất cả mọi việc: cơm nước, dọn dẹp, lau nhà, giặt quần áo, chăm con, tắm rửa vệ sinh cá nhân và các nhu cầu giải trí của bản thân. Đó là còn chưa nói tới chuyện “vợ chồng”.
Việc nhà bao giờ chị cũng phải ưu tiên làm xong trước hết, sau đó mới nghĩ đến việc khác. Mà thường thì khi làm xong đống việc không tên đó, người chị cũng đã rã rời, lên giường đặt lưng là ngủ được ngay. Ngày hôm sau lại lặp lại chu trình y như vậy.
Nếu chị cứ im lặng, quần quật làm không một lời kêu ca oán thán thì không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ, chồng chị – anh Duy rất hài lòng. Nhưng sức lực chị có hạn, chị cũng có nhu cầu được nghỉ ngơi, được giải trí cho bản thân chứ!
Đôi lần, chị có tâm sự với chồng, ngỏ ý muốn chồng giúp đỡ việc nhà thì anh đánh phủ đầu luôn: “Không được so bì với chồng!”. Cứ nhìn cảnh những gia đình vợ chồng cùng làm việc nhà với nhau vui vẻ mà chị tủi thân ghê gớm. Đối với chị, đó là một điều quá mức xa xỉ.
Anh Duy chả chịu mó tay vào giúp vợ việc gì nhưng khổ nỗi anh lại thích ăn ngon, thích nhà sạch đẹp, thích con ngoan ngoãn, thích vợ thơm tho, ngọt ngào… cái gì anh cũng thích. Và nếu chị không làm được thì anh chê bai, dè bỉu: “Có mỗi thế mà làm không xong! Không mở mắt ra mà nhìn vợ thằng Thắng kia kìa!”.
Anh so sánh thật là khập khiễng, nếu như chị cũng ở nhà nội trợ như vợ anh Thắng ấy thì nói làm gì. Đằng này, chị độc lập về kinh tế, có thể tự lo cho cuộc sống của 2 mẹ con tương đối đầy đủ. Lương của anh, anh nói để tiết kiệm nhưng với mức độ tiêu pha của anh thì lấy đâu ra tiết kiệm.
Mà sức khỏe của chị cũng không được tốt, chị lại có tiền sử gãy chân cách đây hơn một năm nên đứng lâu là đau nhức chân. Thỉnh thoảng chị có nói với chồng về tình trạng sức khỏe, mong chồng hiểu nhưng anh chỉ nhướn mày mỉa mai: “Em làm nhiều quá nhỉ!”.
Video đang HOT
Hình Minh Họa
Tức giận vì lời nói quá mức vô tâm của chồng, chị cũng lớn tiếng: “Em lấy chồng là để làm vợ chứ không phải làm ôsin!”.
Chị vừa dứt lời thì nhận được một cái tát như trời giáng. Anh gằn từng tiếng: “Nấu cơm, rửa bát, dọn nhà, có thế mà cũng so bì, ganh đua với chồng! Cô không biết làm đàn bà à? Không làm được thì nói một câu, đầy người làm được nhé! Tôi nói cho cô biết, đàn ông 10 người thì 9 người không làm việc nhà đấy. Ly hôn vì lý do này thì tốt nhất cô ở vậy đừng có lấy chồng nữa cho xong!”.
Đúng là hiếm ai ly hôn chồng vì chồng không chia sẻ việc nhà. Nhưng cứ thế này chị sẽ càng ngày càng héo hon và gầy mòn. Mấy năm trong cuộc hôn nhân là từng ấy năm chị loanh quanh tìm lối thoát mà vẫn bế tắc …
Ngày chị Hạnh (Ngô Quyền, Hải Phòng) về làm dâu, mẹ chồng sung sướng và hả hê “sang tên” toàn bộ việc nhà cho chị, còn bà làm người chỉ huy. Chẳng biết bao năm qua bà thực hiện có tốt không nhưng bây giờ yêu cầu với con dâu thì cao chót vót.
Cơm nước xong, anh Kiểm – chồng chị thường nhảy lên phòng ôm máy tính, mẹ chồng thì tung tẩy đi buôn dưa lê, chị Hạnh phải quay cuồng với mớ việc được giao. Đến khi mẹ chồng về, thấy chỗ nào còn hạt bụi là kéo tay chị tới tận nơi chỉ trỏ, phê bình.
Khi chưa có bé thì chị Hạnh còn miễn cưỡng làm được theo ý bà, nhưng sau khi sinh con đầu lòng, khối lượng công việc dồn lên vai chị tăng gấp mấy lần. Ngày nào cũng thế, cả ngày trên công ty về, chị cũng chỉ còn vài tiếng ở nhà, thế mà nào là nấu cơm, dọn rửa bát, lau 2 tầng nhà gồm 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 bếp, tắm và cho con ăn, dỗ con ngủ.
Theo lời chồng và mẹ chồng thì từng ấy việc có đáng gì, nhưng làm xong cũng đủ khiến chị hụt hơi, có hôm chị còn không có đủ thời gian vệ sinh cá nhân chứ đừng nói là nghỉ ngơi, thư giãn. Hôm nào vợ chồng em chồng sang ăn cơm nữa thì hôm đó đúng là hãi hùng với chị, một mình dọn cả bãi chiến trường, chẳng có ai phụ giúp.
Chị thấy chồng mình chẳng thương vợ, mẹ chồng cũng chẳng coi chị là con dâu, mà mọi người trong nhà này hình như coi chị là ôsin không công thì đúng hơn. Mà ôsin thời nay khéo còn chảnh chọe hơn chị nhiều. Có cô giúp việc nhà chị đồng nghiệp, lau nhà xong, chị ấy nhờ rửa xe, cô ta bốp luôn: “Không, lau nhà xong mệt lắm!”. Vậy là chị ấy phải xuống nước: “Vậy mai rửa cho chị nhé!”. Còn chị, có bao giờ dám nói với chồng và mẹ chồng thế đâu!
Chị chưa dám ý kiến ra mặt với mẹ chồng nhưng đã thủ thỉ tâm sự với anh Kiểm. Nhưng anh lại tỏ vẻ đó là chuyện gì đáng kinh ngạc lắm:”Đó là nghĩa vụ của một người vợ, người con dâu. Mẹ anh cũng làm bao nhiêu năm này có kêu ca gì đâu. Em mới làm được tí tẹo đã kêu như vạc là sao?”.
Thật lòng chị Hạnh chẳng muốn tị nạnh, so bì việc nhà như vậy. Chị chỉ cần sự chia sẻ và giúp đỡ, dù là ít ỏi thôi cũng được, đủ để cho thấy chồng quan tâm và thương chị. Nhưng trong khi chị hết hơi với những thứ việc ở nhà sau giờ làm thì anh ngồi khểnh đọc báo, xem ti-vi, chán chê lại lướt web chứ nhất định không chịu phơi hộ chị chậu quần áo. Theo anh, đó là việc của đàn bà!
Chị cằn nhằn thì anh xẵng giọng: “Vài cái việc cỏn con như nấu cơm, lau nhà, dọn dẹp mà cũng tị nạnh với chồng! Cô không biết làm đàn bà à?”. Chị chán chồng toàn tập. Còn mẹ chồng thì ngày ngày ca bài: “Phụ nữ phải vừa đảm việc nước lại phải giỏi việc nhà, thế mới là người phụ nữ giỏi giang! Chứ cậy đi làm kiếm ra tiền mà ra oai, không chịu làm việc nhà thì cũng là hạng vứt đi!”.
Có một đợt, do công việc nên chị thường xuyên về nhà muộn. Thế mà cả nhà đưa chị vào tầm ngắm. Mẹ chồng thì quy cho chị tội vô trách nhiệm. Em chồng thì dè bỉu: “Đúng là dâu Tây!”. Còn chồng thì hằm hằm, không hài lòng ra mặt: “Làm gì thì cũng phải cố gắng mà về sớm chứ! Em quên mình đang đi làm dâu à? Không làm được gì cho nhà chồng rồi, đến mấy cái việc chăm chồng, phụng dưỡng mẹ chồng cũng định trốn à?”.
Sao chẳng ai hỏi han chị một câu: “Em có mệt không?”, “Con ăn gì chưa? Công việc bận lắm à?”. Ai cũng chăm chăm trách móc và hậm hực vì chị không về sớm phục vụ họ. Nghĩ đến điều đó mà chị tủi thân phát khóc.
Bao phen chị nghĩ đến phương án ôm con ra ngoài sống. Nhưng nếu vì thế mà ly hôn thì cũng ngớ ngẩn thật. Vì nhìn bề ngoài thì anh Kiểm cũng chẳng có gì quá đáng để phải chê trách. Có kể ra mọi người lại bảo chồng tốt thế còn muốn gì nữa. Vậy là chị lại im lặng chịu đựng, thôi thì vì con…
Theo VNE
Sắp cưới, anh vẫn tán tỉnh người khác
Hàng ngày, anh và em kia nhắn hàng chục tin đầy những lời lẽ nhớ thương nhau, tôi đọc mà nước mắt chảy dài.
Chúng tôi là bạn học cấp ba nhưng khác lớp. Tôi đã thích anh từ hồi còn đi học nhưng không nói ra. Vào đại học, chúng tôi học khác trường và anh có người yêu. Sau 5 năm đại học họ chia tay nhưng anh vẫn rất yêu cô ấy, anh đi du học để có thể quên được cô ấy.
Sau khi anh tốt nghiệp thạc sĩ, chúng tôi tình cờ nói chuyện với nhau và dần dần thích nhau. Thời gian đó anh đang ở nước ngoài và chúng tôi nói chuyện với nhau hàng giờ hàng ngày qua internet mà không chán. Tết năm 2013, anh về nước và bố anh lên nhà tôi nói chuyện cho hai đứa tìm hiểu nhau dù gia đình anh chê tôi xấu.
Rồi anh về hẳn Việt Nam để làm việc. Chúng tôi đã dự định cưới trong năm nay nhưng rồi bà nội anh mất, đành phải hoãn sang năm sau. Trong quá trình yêu nhau, tôi cũng đã biết anh tán tỉnh rất nhiều người, nhưng tất cả tôi đều bỏ qua vì khi đó anh ở nước ngoài, tán tỉnh nhiều người qua mạng như một thói quen cho đỡ buồn vậy, khi đó tôi đã nghĩ thế.
Ảnh minh họa: Inmagine.
Nhưng khi anh về nước, thời gian đầu chúng tôi rất vui vẻ, hạnh phúc, cách đây một tuần tôi phát hiện ra anh tán tỉnh người con gái khác, là một em cùng trường đại học sau anh 3 khóa. Anh bắt đầu nói dối tôi đủ điều để hẹn đi chơi với em ấy. Anh đi làm, cả ngày không nhắn tin với tôi nhưng anh và em kia thì nhắn với nhau mấy chục tin đầy những lời lẽ nhớ thương nhau dù chỉ mới gặp nhau chưa đến một tuần. Em ấy cũng nhắn nhớ và thích anh ấy, tôi đọc tin nhắn mà nước mắt chảy dài. Nhưng tôi vẫn không nói với anh mà chỉ hỏi về mối quan hệ đó, anh bảo tôi ghen tuông vớ vẩn và chối bay biến.
Tôi cũng không nói, tôi đã đọc được tin nhắn (vì tôi biết pass điện thoại mà anh nghĩ tôi không biết). Vì tôi muốn chờ đợi thêm với hy vọng đó chỉ là một phút giây say nắng nào đó, nhưng càng ngày anh càng hay nói dối, và đầy những tin nhắn quan tâm yêu thương đến em ấy trong khi cả ngày không nhắn với tôi tin nào. Có vẻ như anh ấy đã thích em kia thật lòng. Tôi không dám đưa tin nhắn ra hỏi anh để rồi "lành làm gáo vỡ làm môi", tôi rất sợ chia tay.
Giờ đây lòng tôi đang rối bời, tôi sắp không chịu nổi tình trạng này nữa. Tôi rất yêu anh và anh cũng đã gặp gia đình tôi. Tôi cũng đã 28 tuổi rồi và bố mẹ đang rất mong đến ngày vui của chúng tôi. Các bạn hãy cho tôi lời khuyên, tôi nên làm thế nào bây giờ? Có thể các bạn nghĩ chuyện cũng chưa có gì, nhưng một khi đang yêu tôi mà anh lại tán tỉnh rất chân thành em ấy như thế có phải anh đã hết yêu tồi rồi không? Rất mong nhận được sự chia sẻ của các bạn. Chân thành cảm ơn!
Theo VNE
Có bạn trai mới, tôi khôn nguôi nhớ người cũ Mẹ anh tìm mọi cách chia rẽ và tôi chấp nhận xa anh, nhưng ngày đêm thương nhớ, khóc lóc, đau khổ, dù đã có người mới. Cách đây hơn 1 năm, tôi và anh chia tay vì mẹ anh không chấp nhận tôi. Tôi là gái miền núi, gia đình lại khó khăn, học thức không cao. Vậy nên, những ngày mới...