‘Thế cờ’ đảo chiều chóng vánh trong cuộc xung đột ở Syria
Cuộc xung đột dai dẳng ở Syria đang đứng trước bước ngoặt lớn sau khi chính phủ nước này đạt được thỏa thuận với lực lượng người Kurd ở khu vực Đông Bắc.
Mở đường để triển khai quân đội chính phủ tới khu vực nhiều năm nay do người Kurd kiểm soát sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Binh sĩ quân đội Syria tham gia huấn luyện tại căn cứ quân sự ở Yafour, cách Damascus khoảng 30 km về phía Tây ngày 24/9/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái có phần gây bất ngờ này diễn ra trong bối cảnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến sâu vào lãnh thổ Syria và đã chiếm giữ một số khu vực trọng yếu ở Đông Bắc. Về ngắn hạn, đây được xem là thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, trước hết là để phối hợp đối phó với cuộc tấn công quân sự của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào khu vực Đông Bắc Syria.
Theo thỏa thuận đạt được giữa Chính phủ Syria và Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu, quân đội Syria có thể triển khai dọc biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn các cuộc tấn công của quân đội nước láng giềng, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn xung đột leo thang gây ra thảm họa nhân đạo tại khu vực.
Đối với chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, thỏa thuận với người Kurd có thể coi là một thắng lợi đáng ghi nhận, mà lại không tốn nhiều công sức. Thỏa thuận này góp phần mở ra cơ hội hiếm có để Damacus có thể giành quyền kiểm soát nhiều thành phố và thị trấn ở Đông Bắc Syria và đi đến việc thống nhất toàn bộ lãnh thổ sau nhiều năm xung đột.
Điều này có ý nghĩa mang tính bước ngoặt khi chính quyền Damascus hiện chỉ kiểm soát được khoảng 60% lãnh thổ, trong khi vùng Đông Bắc rộng lớn và giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ, có nguồn nước dồi dào và đất nông nghiệp màu mỡ, trước đó do các lực lượng người Kurd kiểm soát.
Cuộc xung đột ở Syria đã bước sang năm thứ 9, và mặc dù đã qua giai đoạn giao tranh ác liệt sau khi Chính phu Syria giành lai đươc nhiều vung đât đa mât va khôi phuc trât tư trên toàn lãnh thổ tư đâu năm 2018 đên nay, tuy nhiên, vấn đề người Kurd ở Đông Bắc vẫn là một trong những rào cản chính khiến tình trạng rối ren và chia rẽ tiếp diễn, đe dọa tiến trình hòa giải chính trị và công cuộc tái thiết tại quốc gia Trung Đông này…
Lực lượng vũ trang người Kurd do Mỹ hỗ trợ kiểm soát vùng đất chiến lược phía Đông Bắc Syria và hạ nguồn sông Euphrates. Khi Syria rơi vào bất ổn và xung đột năm 2011, người Kurd đã hình thành hệ thống tự trị hiệu quả, có năng lực chính trị, kinh tế và ngoại giao độc lập; số lượng binh sĩ của SDF từ 60.000 người đã lên tới 75.000 người, được trang bị vũ khí của Mỹ và được huấn luyện theo hệ thống của Washington, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu trên đất liền để tấn công nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, không thua kém quân đội Chính phủ Syria về năng lực chỉ huy và chiến đấu.
Người Kurd là vấn đề cực kỳ khó khăn đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, cũng là thách thức lớn nhất của ông trong việc thực sự khôi phục sự kiểm soát trên toàn quốc cũng như thiết lập sự ổn định về mặt chính trị cho Syria.
Video đang HOT
Nay “thế cờ” đã đảo chiều chóng vánh, tạo thời cơ lý tưởng để các lực lượng của Chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát, từng bước áp đặt quyền lực và ảnh hưởng của chính quyền trung ương tại những khu vực mà chính quyền người Kurd kiểm soát.
Thỏa thuận cho phép triển khai quân đội chính phủ tới vùng lãnh thổ do người Kurd kiểm soát rõ ràng có thể “mở lối” để Damascus tìm hướng giải quyết triệt để vấn đề khúc mắc này. Ít nhất, đại diện chính phủ Syria và người Kurd đã có thể tiếp xúc và đối thoại trong một thỏa thuận đáp ứng lợi ích của cả hai. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi người Kurd vẫn là một bộ phận không thể thiếu của xã hội Syria.
Đây cũng là kết quả của một quá trình lâu dài do Nga thúc đẩy. Trong suốt cuộc khủng hoảng tại Syria, Nga luôn theo đuổi quan điểm ủng hộ đối thoại giữa các bên, kể cả với phe đối lập, với người Kurd, những lực lượng mà chưa hẳn chính quyền Tổng thống Assad đã công nhận. Moskva đã nhiều lần tiếp các đại diện người Kurd để thúc đẩy đối thoại.
Thỏa thuận này cũng mở đường cho việc giải phóng những thành phố còn lại của Syria bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, như Afrin và thiết lập kiểm soát vùng biên giới của hai nước. Chính phủ Syria có thể ngăn cản cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, và thắng lợi này vô hình trung cũng giúp củng cố vị thế của Tổng thống Assad. Chính phủ của ông Assad, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nga và Iran, sẽ có nhiều cơ hội để tạo ra bước thay đổi lớn tại khu vực.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai lực lượng ở miền Bắc, các lực lượng của chính phủ Syria cũng có nguy cơ rơi vào cuộc đối đầu trực tiếp với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ; những tình huống theo kiểu “tên rơi, đạn lạc” hay đụng độ giữa hai bên xem ra khó tránh khỏi. Theo thỏa thuận với người Kurd, quân đội Syria phải gánh vác nhiệm vụ làm “lá chắn” ở dọc tuyến biên giới phía Bắc để chặn đà tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc chiến ở khu vực Đông Bắc Syria có nguy cơ leo thang và trở nên khốc liệt hơn, bởi Ankara hiện chưa có dấu hiệu sẽ ngừng chiến dịch, bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ đã hứng chịu sự chỉ trích gay gắt của quốc tế và những biện pháp trừng phạt đầu tiên.
Ngoài ra, chính quyền của ông Assad cũng cần tính tới giải pháp lâu dài đối với người Kurd, bởi trong tình thế bị o ép hiện nay, lại không có sự hậu thuẫn của Mỹ, lực lượng người Kurd đang tìm tới chính quyền Damascus như một chiếc “phao cứu sinh”. Tuy nhiên, giải pháp kết đồng minh này chỉ mang tính chất tình thế, trong khi tham vọng của người Kurd muốn thiết lập một vùng lãnh thổ tự trị ở Syria, hay lớn hơn là một nhà nước của người Kurd trên khắp Trung Đông, vẫn là bài toán khó không chỉ đối với chính quyền Syria mà cả nhiều nước khu vực như Iraq, Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Còn đối với người Kurd, trong những ngày vừa qua, họ dường như đã “thấm thía” tình thế đơn độc khi bị coi như “quân cờ” và phải chống đỡ cuộc tấn công như vũ bão của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có ưu thế vượt trội về hỏa lực của không quân và pháo binh. Bất chấp vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong cộng đồng người Kurd, song nhiều người tin rằng trong tình cảnh “không biết bấu víu vào ai” khi bị Mỹ “bỏ rơi” thì thỏa thuận với Chính phủ Syria là giải pháp tốt nhất và “thức thời” để giúp người Kurd tránh được những hậu quả thảm khốc từ cuộc tấn công của Ankara.
Thậm chí nhiều người Kurd còn tin rằng thỏa thuận với Damascus là cách tốt nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria dù rằng họ sẽ phải chấp nhận một số nhượng bộ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại thỏa thuận trên chỉ là sự tính toán vụ lợi, về bản chất quan điểm của Damascus và người Kurd vẫn không thay đổi và khi cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đẩy lùi, quân đội Syria và lực lượng người Kurd lại trở về “hai bên giới tuyến”.
Ngoài ra, từ câu chuyện quan hệ giữa Mỹ và người Kurd, hay Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, thực tế rằng chính sách của ông chủ Nhà Trắng đang thay đổi như “thời tiết”, phần nào đã làm suy giảm sự tin cậy chính trị của các đồng minh khu vực đối với Washington. Nhiều ý kiến gọi cách hành xử của Mỹ đối với người Kurd là “vắt chanh bỏ vỏ”, khi Washington có vẻ bỏ mặc người Kurd đương đầu với cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, sau bao năm người Kurd “kề vai, sát cánh” cùng Mỹ trong cuộc chiến chống IS tự xưng. Hành động của Mỹ rút quân khỏi Đông Bắc Syria đúng vào thời điểm người Kurd đang cần hỗ trợ, phần nào cũng ảnh hưởng tới hình ảnh của Washington.
Có thể nói những diễn biến mới kể trên đã làm thay đổi cục diện và tương quan lực lượng ở Syria. Về lý thuyết, việc chính quyền Syria và người Kurd có thể cùng ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm cách thức phối hợp đối phó với cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, đã là một bước tiến đáng kể, mở rộng thêm cánh cửa hòa giải dân tộc giữa các bên ở Syria. Tuy nhiên, việc chấm dứt hoàn toàn cuộc khủng hoảng tại Syria vẫn khó đoán định bởi vấn đề này còn bị chi phối từ những toan tính lợi ích của các thế lực bên ngoài.
Theo Trương Anh Tuấn (Pv TTXVN tại Trung Đông)
Người Kurd tỉnh mộng Mỹ, rơi lệ cầu cứu Nga
SDF và giới chức người Kurd ở miền bắc Syria đã đặt cược vào Mỹ, tuy nhiên sau khi Mỹ rút quân, họ đã lâm vào cảnh khốn cùng.
Theo SF ngày 12/10, Redur Khalil - Phát ngôn viên đồng thời là quan chức cấp cao trong Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo đã rớt nước mắt trên truyền hình khi nói về cuộc tiến công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông bắc Syria .
Động thái trên diễn ra trong bố cảnh lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm được ít nhất 18 ngôi làng, giành quyền kiểm soát thị trấn Ras al-Ayn và thị trấn Tell Abyad.
SDF và giới chức người Kurd ở miền bắc Syria đã đặt cược vào sự hỗ trợ của Mỹ, tuy nhiên sau khi Mỹ rút quân, họ đã lâm vào cảnh khốn cùng. Chính vì vậy, người Kurd đang đổ lỗi cho Mỹ về "cú đâm sau lưng".
Ông Redur Khalil phát biểu trên truyền hình.
SDF kêu gọi Washington giúp đỡ để có thể "nối lại đàm phán" với Damascus và Nga. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ giúp đỡ, họ cũng không thể thay đổi được thực tế.
Mới đây, chính phủ Syria tuyên bố không giúp đỡ SDF theo lời kêu gọi của lãnh đạo lực lượng người Kurd. Lý do được đưa ra là khi Mỹ còn hiện diện ở miền bắc Syria, người Kurd đã mặc cả với Damascus, đòi quyền tự trị.
Giờ đây, khi lâm vào đường cùng, SDF mới kêu gọi sự giúp đỡ từ Nga và Damascus thì đã quá muộn.
"Từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu cuộc tấn công, họ (quân đội Mỹ) đã không ngừng tấn công người Kurd bằng tên lửa và pháo. Tất cả những gì chúng tôi cần bây giờ là một vùng cấm bay", ông Khalil nói.
Theo Khalil, SDF đã từng có rất nhiều bạn bè khi đứng lên chống lại nhóm khủng bố IS, thế nhưng giờ đây họ (ám chỉ Mỹ và đồng minh) đã phản bội người Kurd. "Họ rời bỏ chúng tôi khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định tấn công, họ đã đâm sau lưng chúng tôi", ông nói.
Giới quan sát cho rằng, thông qua bài phát hiểu, vị quan chức SDF hi vọng có thể tạo ra một hình ảnh đẹp (hoặc nạn nhân đáng thương) trên truyền thông, giúp họ có lại sự ủng hộ từ Mỹ một lần nữa nhằm ngăn chặn những bước tiến từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, sau gần 5 ngày khởi động chiến dịch Mùa xuân Hòa bình, quân đội nước này đã giết chết 415 tay súng YPG, trong khi đó Đài quan sát nhân quyền Syria (SOHR) thông báo chỉ có 74 tay súng YPG thiệt mạng.
4 binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng 49 tay súng phiến quân được Ankara hậu thuẫn thiệt mạng. Số dân thường thiệt mạng là 20 người trong khi 100.000 người khác phải rời bỏ nhà cửa.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 11/10 tuyên bố, quân đội nước này sẽ chỉ dừng tiến công nếu lập được vùng đệm rộng 30 km dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria để ngăn chặn YPG xâm nhập lãnh thổ, đồng thời đưa người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ về nước.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria phải được khôi phục hoàn toàn.
Tất cả các lực lượng nước ngoài nên rút quân, kể cả Nga nếu Damascus quyết định không cần Moscow giúp đỡ nữa.
"Tất cả các lực lượng được triển khai bất hợp pháp bên trong bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào - trong trường hợp này là Syria - đều phải rời đi. Điều này đúng với tất cả mọi quốc gia.
Nếu chính phủ hợp pháp của Syria quyết định rằng họ không cần sự hiện diện của quân đội Nga nữa, thì Nga cũng sẽ phải rời đi, không ngoại lệ", ông Putin nói.
Tổng thống Putin nhấn mạnh quan điểm của Moscow về vấn đề Syria vẫn không thay đổi. Đồng thời, quan điểm này cũng đã được truyền tải đến các đối tác Mỹ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung Thành
Theo baodatviet
Binh sĩ Mỹ tới Thổ Nhĩ Kỳ để lập vùng an toàn tại biên giới Syria Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, ngày 12/8, khoảng 90 binh sĩ Mỹ đã tới miền Nam nước này. Vài ngày sau khi 2 nước đồng minh nhất trí thành lập một khu vực an toàn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng người Kurd ở Đông Bắc Syria, vốn bị Ankara coi là một nhánh của nhóm ly khai bị...