Thế chiến thứ nhất đã ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?
Cả thế giới đang kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến lần thứ nhất. Đúng là cuộc chiến tranh thế giới, bởi vì 38 quốc gia đã tham gia, hơn 70 triệu người đã được huy động ra chiến trường, kết quả là sự sụp đổ của bốn đế chế – Nga, Áo-Hung, Ottoman, Đức – và các quốc gia mới được hình thành trên đống đổ nát.
Mỗi cuộc chiến tranh đều có kết quả mang tính xây dựng và phá hủy. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất riêng ở châu Âu đã cướp đi cuộc sống của 10 triệu quân nhân và 12 triệu dân thường. Nhưng cuộc chiến cũng đã trở thành ngòi nổ các cuộc cách mạng diễn ra ở Nga, Đức, Hungary. Ở hai nước cuối cùng, cuộc cách mạng đã không thành công, nhưng ở Nga đã dẫn đến việc tạo ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã không bỏ qua Việt Nam. Pháp đã sử dụng nguồn nhân lực và tài chính của Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động quân sự của mình. Nông dân Việt Nam đã được đưa đến châu Âu 50 nghìn người phục vụ trong quân đội, 50 nghìn người khác làm việc trong các xí nghiệp của nước Pháp. Nhiều người trong số họ đã không trở về nhà. Để phục vụ nhu cầu chiến tranh, thực dân Pháp đã chuyển 367 triệu franc từ Đông Dương về dưới hình thức cho vay.
Tuy nhiên cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại dấu ấn ở Việt Nam không chỉ bởi những tổn thất này. 100 nghìn người Việt Nam ở châu Âu, trong những năm 1914-1918, đã làm quen với những ý tưởng xã hội chủ nghĩa tiên tiến. Trong những năm này, Hồ Chí Minh người đang tìm kiếm cách thức để cứu quốc gia sống ở châu Âu và sau đó gặp gỡ các nhà xã hội Pháp, sau khi kết thúc chiến tranh, cùng với họ tham gia vào việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Tôn Đức Thắng trong những năm chiến tranh phục vụ trên một tàu chiến Pháp và cũng gia nhập lực lượng cách mạng châu Âu.
Ở Việt Nam, những năm chiến tranh cũng không bình yên, trái ngược với sự khẳng định của một số tác giả người Pháp cho rằng phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trầm lắng trong thời kỳ này. Năm 1916, cuộc nổi dậy của nông dân lan rộng đến mười ba trong số hai mươi tỉnh Nam Kỳ. Vào tháng 8 năm 1917, binh sĩ bản địa nổi dậy ở tỉnh Thái Nguyên. Một phần của tỉnh đã nằm dưới sự kiểm soát của họ cho đến tháng 1 năm 1918.
Video đang HOT
Kết quả cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất được quyết định trong hội nghị quốc tế ở Versailles. Trong quá trình chuẩn bị, phái đoàn Mỹ đã đưa ra ý tưởng trao quyền tự quyết cho các dân tộc thuộc địa, được Hồ Chí Minh khi đó đang ở Pháp, ủng hộ. Ông đã gửi tới tới các đại biểu tham dự Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam một tài liệu về khát vọng của đất nước Việt Nam dành độc lập. Nhưng các cường quốc thuộc địa cũ, Pháp và Anh, đã không cho phép việc đề cập đến giải thoát các thuộc địa xuất hiện trong các tài liệu của Hội nghị Versailles.
Hy vọng cho việc giải phóng dân tộc được đặt vào nước Nga Xô viết, đã sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ. Con đường của những người cách mạng chân chính đi qua Moskva, nơi mà Hồ Chí Minh đã đến vào năm 1923. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, những người Việt Nam khác cũng tụ tập tại đó, mơ ước về nền độc lập của đất nước. Ra ngoài dự định của mình, các cường quốc đế quốc khởi xướng cuộc chiến tranh thế giới đã đưa những người bị áp bức vào con đường giải phóng dân tộc và xã hội.
Theo Danviet
Cuộc đời điệp viên huyền thoại Kim Philby được đặt tên tại một quảng trường ở Mátxcơva
Một quảng trường ở Mátxcơva (Nga) vừa được đặt tên Kim Philby, điệp viên hai mang nổi danh nhất của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Thông tin này đã được xác nhận trên website chính thức của Thị trưởng Mátxcơva ngày 6-11.
Quảng trường mang tên điệp viên huyền thoại người Anh nằm ở quận Yasenevo ở phía Tây Nam Mátxcơva. Cựu Giám đốc CIA Allen Dulles từng nói rằng: "Bộ ngũ Cambridge" - một nhóm gồm các quan chức cấp cao của cơ quan tình báo và Bộ Ngoại giao Anh bí mật làm việc cho Liên Xô trong những năm 1940-1950 với nhân vật trung tâm Kim Philby là nhóm tình báo mạnh nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông Kim Philby qua đời tại Liên Xô ở tuổi 76 sau khi suýt lộ thân phận và được bí mật đưa về Liên Xô năm 1963.
Điệp viên Kim Philby từng xuất bản cuốn tự truyện về cuộc đời mình có tên "Cuộc chiến bí mật của tôi"
Giấu mình và nguy cơ lộ tẩy
Năm 1934, Kim Philby, vừa tốt nghiệp trường Đại học Cambrigde đã được điệp viên Arnold Deutsch của tình báo Liên Xô tuyển dụng. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha năm 1937-1938, ông công tác tại vùng chiến sự với tư cách là phóng viên đặc biệt của tờ The Times của Anh, song song với nhận nhiệm vụ từ Mátxcơva.
Năm 1940, Kim Philby gia nhập Cục Tình báo của Anh (SIS) và nắm giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Phản gián.
Năm 1944, Kim Philby trở thành người đứng đầu Sư đoàn 9 của SIS, đồng thời tham gia vào các hoạt động tình báo của Xô Viết ở Anh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã chuyển 914 tài liệu mật cho Mátxcơva. Thời gian đó, điệp viên Xô Viết đã lập công cắt tất cả các khả năng hợp nhất Đức với Anh (sau này là Mỹ) trở thành một liên minh quân sự chống lại Nga. Nhiệm vụ khó khăn này có công sức đóng góp của Kim Philby.
Năm 1949, Kim Philby được bổ nhiệm tới Washington để giám sát các hoạt động chung của các cơ quan tình báo Anh, FBI và CIA nhằm chống lại "mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản". Bên cạnh việc hỗ trợ mạnh mẽ cho mạng lưới tình báo Xô Viết ở các nước phương Tây, ông cũng có được sự tin tưởng gần như hoàn toàn của cấp trên, thậm chí còn được dự kiến làm Phó Giám đốc SIS.
Năm 1951, hai người đầu tiên của nhóm "Bộ ngũ Cambridge" bị lộ là Donald Macklin và Guy Burgess. Kim Philby đã cảnh báo họ về sự nguy hiểm, nhưng bản thân ông cũng bị nghi ngờ. Năm 1956, dưới vỏ bọc của một phóng viên của tờ The Observer và The Economist, ông đã được cử đến Beirut, tại đó trong nhiều năm ông tiếp tục thu thập thông tin quan trọng về tình hình chính trị ở Trung Đông cho Liên Xô.
Trong phần cuối cuốn tự truyện của mình, Kim Philby nhớ lại: "Trong giai đoạn 1956-1963 tôi đã ở Trung Đông, đó là "cuộc chiến bí mật của tôi". Báo chí phương Tây đã xuất bản nhiều bịa đặt về giai đoạn công việc này của tôi. Dù sao, đối với tình báo Liên Xô cũng thật thú vị khi nắm rõ các hoạt động lật đổ của CIA và SIS ở Trung Đông". Trước nguy cơ lộ diện, Kim Philby đã được bí mật đưa đến Liên Xô. Ông đến Mátxcơva an toàn vào ngày 28-1-1963. "Cuối cùng, tôi đã về nhà!", ông nói.
Cuộc sống giản dị sau khi "hạ màn"
Thời gian sau đó, tương đương 1/3 thời gian cuối cùng của cuộc đời ông (1963-1988), Kim Philby sống khá trầm lặng. Có người nói, mỗi ngày ông có xe riêng đưa đến trụ sở chính của Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB) - nơi ông nắm giữ chức vụ cao cấp và có văn phòng riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, Kim Philby chỉ đến KGB một lần, vào cuối năm 1977, 14 năm sau khi ông đến Mátxcơva. Với tư cách là khách mời, ông nói chuyện với các đồng nghiệp của mình, rằng ông đã từng đặt chân đến 7 trung tâm tình báo hàng đầu: 4 ở Anh và 3 ở Mỹ (CIA, FBI và Cơ quan An ninh Quốc gia). "Bây giờ tôi có thể nói rằng đến nay tôi đã thâm nhập 8 tổ chức tình báo lớn", ông hài hước nói.
Trong thực tế, cuộc sống của Kim Philby ở Liên Xô đơn giản hơn những gì người ta tưởng tượng. Khi sống trong căn hộ trung tâm ở Mátxcơva với một thư viện riêng rất nhiều sách, ông giữ chức vụ tư vấn của KGB về các hoạt động tình báo phương Tây. Ngôi nhà của ông từ năm 1976 cho đến khi ông qua đời là nơi hay tổ chức hội thảo chuyên đề về nước Anh với sự tham gia của khoảng 15 người trẻ. Ngoài phổ biến kinh nghiệm "trực giác của thợ săn", Philby còn đưa ra những tình huống thử thách khác nhau và đặc biệt tạo cơ hội để mọi người có thể trò chuyện với một "người Anh thực sự".
Tại Liên bang Xô Viết, Kim Philby gặp gỡ và kết hôn với bà Rufina Pukhova, người làm việc tại một viện nghiên cứu ở Mátxcơva. Trong một bài phát biểu năm 1977, nói về sự lựa chọn của cuộc đời mình, Philby chia sẻ, từ khi còn trẻ, ông đã muốn đứng về phía người nghèo, yếu đuối và thiệt thòi, đối lập hẳn với những người giàu có, mạnh mẽ, vô nguyên tắc, và ông chỉ nhìn thấy được những điều tốt đẹp ấy ở Liên Xô.
Theo Yến Chi
An ninh thủ đô
Mỹ trấn an đồng minh khi Tổng thống Trump vắng bóng tại các hội nghị châu Á Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định, cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đang mạnh mẽ chưa từng có ngay cả khi Tổng thống Donald Trump không thể tham dự các hội nghị cấp cao diễn ra tuần này ở châu Á. Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania tới Paris dự kỷ niệm kết...