Thế chiến 2: Liên Xô đổ máu, Mỹ hưởng lợi
Công lao lớn nhất đánh bại phátxít Đức, giải phóng châu Âu thuộc về Liên Xô. Nhưng Mỹ lại là kẻ “đục nước béo cò”, ngồi giữa hưởng lợi lớn nhất.
Dân châu Âu không nắm rõ lịch sử Thế chiến II
Thế chiến II là thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại khiến hơn 80% cư dân trên địa cầu bị ảnh hưởng vì cuộc chiến tranh này. Số thương vong chung trong Thế chiến II đã vượt quá 60 triệu người. Đây là cuộc xung đột đầu tiên và duy nhất trong lịch sử thế giới có sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tháng 8 năm 1945, máy bay ném bom Mỹ theo lệnh Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman đã thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Con số nạn nhân, bao gồm cả những nạn nhân bị thiệt hại vì bức xạ trực tiếp trong vụ đánh bom và ảnh hưởng lâu dài sau đó, vẫn chưa thể tính đếm.
Đóng góp cơ bản để đánh bại nước Đức phát-xít là chiến công của quân đội Xô-viết, giải phóng khoảng 50% lãnh thổ các quốc gia châu Âu hiện đại, đồng thời so với các đồng minh, quân đội Liên Xô cũng phải gánh chịu tổn thất vô cùng lớn về sinh mạng con người.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn đã xảy ra ở châu Âu. Một nghiên cứu tiến hành tại Anh, Pháp và Đức, do hãng Anh ICM tiến hành trong khuôn khổ đề án “Sputnik – Quan điểm” đã cho thấy rằng không phải toàn thể công dân của các quốc gia này có hình dung đúng đắn về Thế chiến II.
Trong cuộc điều tra xã hội học có 3.000 người tham gia, thuộc độ tuổi và giới tính khác nhau, sinh sống ở những khu vực khác nhau của các nước tham gia Thế chiến II.
Tùy thuộc vào quốc gia nơi tiến hành điều tra, từ 19 đến 24% cư dân các nước tham dự khảo sát đã không thể trả lời câu hỏi: Ai đóng vai trò then chốt trong công cuộc giải phóng châu Âu hồi Thế chiến II?
Video đang HOT
Siêu pháo 4 tầng, cỡ nòng 80cm Schwerer Gustav của Đức
Chẳng hạn, bình quân chỉ có 13% toàn bộ các đối tượng dự khảo sát công nhận vai trò chủ chốt của Hồng quân Liên Xô trong việc giải phóng châu Âu. Trong đó, số người trả lời như vậy ở Đức là 17%, cao hơn so với hầu hết các nước khác. Trong khi đó, ở Pháp có 8%, ở Anh là 13%.
Cư dân Pháp và Đức – theo thứ tự 61% và 52% – cho rằng, vai trò quan trọng nhất trong việc giải cứu châu lục là nhờ vào quân đội Hoa Kỳ.
Ở Anh chỉ có 16% số người được hỏi đề cao vai trò của Mỹ và có tới 46% người dân nước này tham gia cuộc khảo sát tin chắc rằng, giữ vai trò chủ chốt trong các trận đánh của Thế chiến II là thuộc về quân đội của Vương quốc Anh.
Mỹ: Kẻ thực dụng được hưởng lợi
Có nhiều đánh giá khác nhau nhưng tựu chúng đều thống nhất ở một điểm, Hồng quân đã giải phóng gần 50% lãnh thổ các nước châu Âu hiện nay, chưa tính phần châu Âu của nước Nga.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Nhật Bản muốn hỗ trợ quân sự cho Mỹ trên Biển Đông
Thủ tướng Shinzo Abe có kế hoạch mở rộng vai trò phi chiến đấu của Tokyo trong xung đột vũ trang "vượt ngoài những khu vực quanh Nhật Bản", động thái cho phép nước này hỗ trợ các lực lượng của Mỹ ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Shinzo Abe sẽ trình dự luật lên quốc hội vào tháng tới, đề nghị cho phép Nhật Bản cung ứng nhiên liệu và đạn dược cho các đơn vị Mỹ ở mọi nơi nếu Tokyo nhận thấy an ninh quốc gia bị đe dọa, Reuters dẫn các nguồn tin chính phủ và trong đảng cầm quyền Nhật Bản cho biết.
Nhật Bản, cũng như Mỹ, không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng tranh chấp chủ quyền tại đây giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Philippines, đang tăng cao. Biển Đông là khu vực chiến lược với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua mỗi năm, phần lớn có điểm đến và xuất phát là các cảng của Nhật Bản.
Mỹ ký hiệp ước ràng buộc bảo vệ Philippines nếu quốc đảo này bị tấn công.
"Nếu Philippines đụng độ với Trung Quốc, họ sẽ phát đi tín hiệu cầu cứu đồng minh Mỹ", một chuyên gia chính sách thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) nói. "Nếu quân đội Mỹ tìm đến Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nhờ giúp đỡ, câu hỏi đặt ra khi đó là Nhật Bản có thể làm gì".
Các đảng trong liên minh cầm quyền của ông Abe đã thống nhất dỡ bỏ hạn chế chỉ cho phép Nhật Bản hỗ trợ hậu cần Mỹ tại "những khu vực quanh Nhật Bản", với ý nhắc đến xung đột tiềm ẩn với Triều Tiên.
Giới hoạch định chính sách tránh nhắc đến phạm vi mở rộng. Tuy nhiên, ba quan chức chính phủ cùng một nhà lập pháp trong đảng cầm quyền nói dự luật nhắc đến những đảo mà Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền là khu vực SDF có thể hoạt động trong tương lai.
Khả năng Nhật Bản can thiệp phi chiến đấu tại Biển Đông, hỗ trợ hậu cần cho thỏa thuận phòng vệ của Mỹ với Philippines, được dự đoán sẽ làm dấy lên tranh luận trong những tháng tới, một quan chức nhận định.
Chuyên gia an ninh Takashi Kawakami thuộc Đại học Takushoku cho biết khả năng xảy ra đụng độ không thể dự đoán trước giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông đang gia tăng.
"Philippines sẽ quyết đoán hơn nếu họ nghĩ sự ngăn cản từ Mỹ có hiệu quả", ông Kawakami nhận định. Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó bày tỏ quan ngại Trung Quốc đang dùng sức mạnh bắt nạt các nước nhỏ hơn ở Biển Đông.
Dennis Blair, cựu tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đánh giá thấp khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Philippines. Trong trường hợp có sự leo thang, một vùng trên biển và trên không riêng biệt sẽ được thiết lập và thực hiện đàm phán ngoại giao, ông cho biết.
Nhà Trắng hiện chưa có bình luận nào.
Một quan chức quân sự Philippines nói Manila hoan nghênh mọi nỗ lực của Tokyo trong việc mở rộng hoạt động trên biển tại khu vực có tranh chấp thuộc Biển Đông, đặc biệt là hỗ trợ Mỹ.
Trong hai năm là thủ tướng, ông Abe đã nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí, diễn giải lại hiến pháp cho phép Nhật Bản bảo vệ quốc gia bạn bè bị tấn công và có lập trường ngoại giao kiên quyết hơn.
Nhật Bản từng cung cấp hỗ trợ hậu cần ở nước ngoài trong quá khứ như tiếp nhiên liệu cho tàu đồng minh ở Ấn Độ Dương trên đường tới Afghanistan. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy lại cần một đạo luật mới mỗi khi thực hiện. Dự luật của ông Abe sẽ xóa bỏ điều trên nhưng hoạt động quân sự của Tokyo vẫn phải được quốc hội thông qua.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc nói truyền thông quốc tế say mê phu nhân ông Tập Nghiên cứu mang tính học thuật của Trung Quốc ca ngợi vai trò của đệ nhất phu nhân nước này trong ngoại giao công chúng được xem là tín hiệu mới nhất về khát khao quyền lực mềm của Bắc Kinh trên trường quốc tế. Phu nhân Bành Lệ Viện rải cánh hoa hồng khi tới viếng tại đài tưởng niệm Mahatma Ghandi...