Thẻ Căn cước công dân gắn chip mới có độ bảo mật cao đến đâu mà đã có hơn 70 quốc gia trên thế giới sử dụng
Thẻ Căn cước công dân gắn chip sẽ được phát hành từ tháng 1/2021 và bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2021.
Được biết, thẻ Căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm so với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay. Ngoài việc cho phép chính quyền quản lý, truy suất dữ liệu công dân nhanh, chính xác và dễ dàng, thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công.
Nó còn tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế… Do đó công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây… Đồng thời, cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây.
Ưu điểm của thẻ gắn chip còn được thể hiện qua việc hiện đã có khoảng 70 quốc gia trên thế giới sử dụng nó, bao gồm cả những nước tại châu Âu vốn đặc biệt đề cao quyền cá nhân.
Nhưng vấn đề là khả năng bảo mật của loại thẻ này đến đâu? Nhiều người có thắc mắc này, và câu trả lời sẽ có dưới đây.
Thẻ CCCD gắn chip là gì?
Thẻ căn cước gắn chip hay còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID). Đây là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Nó đóng vai trò làm thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Về cơ bản, e-ID là thiết bị xác thực điện tử tích hợp chip bên trong. Con chip có kích thước tương tự như trên thẻ ATM. Để truy cập vào thông tin nằm trong chip, các thẻ sẽ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt, hoặc cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID) và cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc.
Loại chip được gắn trên thẻ
Các loại thẻ có gắn chip (bao gồm CCCD mới) được gọi chung là thẻ tích hợp vi mạch (IC card). Đây là các loại thẻ chip điện tử theo tiêu chuẩn của các Tổ chức thẻ quốc tế ban hành, có khả năng lưu trữ và mã hóa thông tin với độ bảo mật cao.
Tại sao nên dùng IC card?
Bảo mật thông tin cao
IC card vốn được sử dụng rất phổ biến trên các thẻ ATM, đặc biệt là tín dụng hoặc trả trước VISA và Mastercard. Nguyên nhân cũng là vì thẻ từ trên ATM truyền thống vốn có tính bảo mật khá thấp nên rất dễ bị lấy trộm thông tin thẻ, qua đó khiến tình trạng lộ thông tin dễ xảy ra hơn. Thẻ gắn chip lại khác, tính bảo mật sẽ cao hơn hẳn.
Video đang HOT
Ví dụ khi cắm thẻ/ quẹt thẻ thông tin, được lưu trữ ở dải từ sẽ được truyền đi dưới dạng văn bản “trần”, nên chỉ cần một thiết bị quét thông thường là đã có thể thu thập ngay thông tin của bạn.
Còn với thẻ gắn chip, thông tin trên sẽ được mã hóa thêm một bước dưới dạng dãy ký số theo kiểu hệ nhị phân của máy tính, và mã hóa này thay đổi liên tục. Nên giả sử tin tặc có may mắn giải mã và lấy được thông tin thì cũng không thể sao chép hay sử dụng được.
Nguyên lý hoạt động chặt chẽ
Trái với thẻ từ, mỗi khi thẻ gắn chip được dùng, con chip bên trong sẽ tạo ra một mã giao dịch và không bao giờ lặp lại. Trong trường hợp thẻ của bạn bị đánh cắp thông tin từ một cửa hàng nào đó, chiếc thẻ giả sẽ không bao giờ hoạt động vì mã giao dịch bị trộm sẽ không dùng lại được và chiếc thẻ đó sẽ bị từ chối. Nói cách khác, thẻ IC sẽ không thể bị sao chép.
Đặt trường hợp là thẻ CCCD sẽ tích hợp rất nhiều thông tin, kể cả khi bạn có làm mất thẻ thì cũng không cần phải lo lắng gì về chuyện thông tin bị đánh cắp, hoặc chiếc thẻ của mình bị kẻ xấu sao chép, lợi dụng.
Khi truy cập trên thẻ thành công sẽ phải trải qua những bước xác nhận phức tạp 2 chiều từ thiết bị nhận thẻ đến các đơn vị phát hành. Khi được tất cả những tổ chức liên quan cấp phép thì truy cập mới thành công.
Quy trình xử lý của thẻ chip có phức tạp hơn thẻ từ một chút vì có thêm tổ chức tổ chức tham gia xác minh thẻ, quy trình khép kín và quay vòng tròn nhưng cũng chỉ mất vài giây để được chấp nhận yêu cầu truy cập.
Thẻ CCCD gắn chip được dùng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới
Vào năm 1987, Thổ Nhĩ Kỳ là nước đầu tiên trên thế giới triển khai e-ID trên bằng lái. Nhằm giảm tình trạng chạy quá tốc độ, vi phạm luật giao thông, chính phủ đã quyết định phát triển và sử dụng máy đo tốc độ điện tử trên phương tiện vận tải thay cho thiết bị cơ khí. Thẻ e-ID sẽ được cắm vào máy đo trước khi xe xuất phát, khi xe chạy, nếu vượt quá tốc độ cho phép, tình trạng chạy quá tốc độ sẽ được lưu lại. Tiếp sau đó sẽ có báo cáo và biên lai phạt dành cho người vi phạm.
Năm 1995, bằng lái gắn chip cũng được áp dụng tại tỉnh Mendoza ở Argentina do tình trạng vi phạm luật giao thông quá cao. Bằng lái sẽ lưu trữ thông tin cá nhân, loại bằng lái, ảnh chân dung của người vi phạm.
Ngoài ra, thẻ công dân điện tử cũng có thể lưu trữ thông tin y tế khẩn cấp như nhóm máu, dị ứng… Theo báo cáo, hệ thống e-ID giúp chính phủ Argentina thu về hơn 10 triệu USD tiền phạt mỗi năm.
Năm 1999, hệ thống bằng lái xe thông minh được ứng dụng tại bang Gujarat, Ấn Độ.
Năm 2003, Phần Lan chính thức sử dụng thẻ căn cước điện tử, cho phép công dân truy cập vào một số dịch vụ nhất định được mã hóa trên Internet.
Năm 2006, Tây Ban Nha bắt đầu cấp căn cước quốc gia (DNI) dưới dạng thẻ gắn chip thay thế dần những loại giấy tờ rắc rối trước đó.
Từ năm 1977 đến nay, đã có gần 70 quốc gia trên thế giới phát hành thẻ căn cước công dân tích hợp chip điện tử để sử dụng trong trong các dịch vụ công cộng và xã hội.
Ngày càng nhiều nước phát hành e-ID vì phù hợp với yêu cầu và đảm bảo tính bền vững. Thẻ căn cước điện tử có thể cải thiện sự minh bạch.
5 điều cần biết về thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử được phát hành kể từ tháng 1/2021
So với chứng minh thư và thẻ CCCD mã vạch hiện nay thì thẻ CCCD gắn chip có độ bảo mật, dung lượng lưu trữ cao hơn nhiều.
Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định: "Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam".
Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định: "Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này".
Về bản chất thì CMND và CCCD giống nhau, là loại giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân. Tuy nhiên có những điểm khác nhau là hạn sử dụng, hạn của CMND là 15 năm. Với thẻ CCCD, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân gắn chip tại Quyết định 1368/QĐ-TTg và sẽ bắt đầu được thi hành từ tháng 1/2021.
Thẻ CCCD gắn chip là gì?
Thẻ căn cước gắn chip hay còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID). Đây là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái... Nó đóng vai trò làm thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Về cơ bản, e-ID là thiết bị xác thực điện tử tích hợp chip bên trong. Con chip có kích thước tương tự như trên thẻ ATM. Để truy cập vào thông tin nằm trong chip, các thẻ sẽ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt hoặc cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID).
Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, đi kèm nó là những thông tin cá nhân đã được tổng hợp lại của công dân.
Đổi sang thẻ CCCD gắn chip có thuận lợi gì?
Được biết, CCCD gắn chip có nhiều ưu điểm so với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay. Ngoài việc cho phép chính quyền quản lý, truy suất dữ liệu công dân nhanh, chính xác và dễ dàng, thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công.
Nó còn tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế... Do đó công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây... Đồng thời, cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây.
Ai phải đi đổi sang CCCD gắn chip?
Nhiều người hiểu lầm rằng, khi thẻ CCCD gắn chip được ban hành, tất cả mọi công dân (dù là đang dùng CMND hay CCCD có mã vạch) đều phải đồng loạt đi đổi sang CCCD có gắn chip. Tuy nhiên, không phải vậy, dưới đây là 2 trường hợp bắt buộc đổi và không bắt buộc đổi thẻ CCCD gắn chip.
Trường hợp bắt buộc đổi: CMND 9 số, CMND 12 số và CCCD mã vạch hết hạn, hỏng mới nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang CCCD mới. Từ trên xuống là CMND 9 số, CMND 12 số và CCCD hiện hành
Trường hợp không bắt buộc đổi: Những người có CMND 12 số, CCCD mã vạch còn hạn sử dụng, không bị hỏng, rách vẫn được tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn. Ngoài ra, những người có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip cũng có thể làm thủ tục để đổi.
Đổi sang CCCD gắn chip, có cần làm lại các giấy tờ khác?
Theo đại diện Bộ Công an, việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.
Vì vậy sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không hề có bất cứ khó khăn nào.
Mất CCCD gắn chip có sao không?
Như phân tích ở trên, CCCD gắn chip tích hợp rất nhiều thông tin cá nhân của công dân. Theo đó, nhiều công dân bày tỏ sự lo ngại nếu như đánh mất thẻ và rơi vào tay kẻ trộm, liệu có vấn đề gì không?
Cũng theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.
100% bộ, ngành đã có nền tảng LGSP, sẵn sàng chia sẻ dữ liệu thông suốt Việc 100% bộ, ngành có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ góp phần phá bỏ "ốc đảo" dữ liệu của các bộ, ngành. Kết quả từ cách nghĩ, cách làm mới Một trong những nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...