Thẻ căn cước công dân có thể thay hộ chiếu
Từ ngày 1/1/2016, trẻ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân, thay cho nhiều đề xuất cấp ngay từ khi trẻ sinh ra để thay thế giấy khai sinh. Trong một số trường hợp thẻ có thể thay hộ chiếu.
Theo dự luật Căn cước công dân được Quốc hội thông qua chiều 20/11, từ ngày 1/1/2016, trẻ từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.
Thẻ được bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh, gồm thông tin như: ảnh, số thẻ, họ và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn. Mặt sau có thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy.
Thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu. Thẻ phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Hôm nay Quốc hội thông qua 4 dự luật: Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, Luật căn cước công dân, Luật hộ tịch, Luật tổ chức Quốc hội. Ảnh: Thanh Thanh.
Video đang HOT
Cùng ngày, Quốc hội cũng thông qua dự luật Hộ tịch (có hiệu lực từ 1/1/2016), trong đó vẫn giữ cấp giấy khai sinh cho trẻ khi sinh. Thẩm quyền cấp thuộc về UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha thực hiện đăng ký khai sinh.
Cũng được Quốc hội thông qua trong ngày, luật Tổ chức Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/12016. Theo đó, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau: Thường vụ Quốc hội đề nghị; có ý kiến bằng văn bản của ít nhất hai mươi phần trăm số đại biểu; có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.
Phương Trang
Theo VNE
Chi phí làm thẻ căn cước đắt gấp 30 lần giấy khai sinh?
Theo tính toán của đại biểu Quốc hội, chi phí làm thẻ căn cước mất 30 nghìn, trong khi đó giấy khai sinh chỉ mất 1 nghìn đồng.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không nên cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi mà nên duy trì giấy khai sinh
Chiều 28/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về luật Căn cước công dân. Có nên cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi hay không là một trong số những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.
Về việc này, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng an ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, việc cấp thẻ căn cước cho trẻ em chưa đủ 14 tuổi nhằm bảo đảm quyền bình đẳng, không có sự phân biệt công dân theo độ tuổi. Ngoài ra việc làm này cũng tạo thuận lợi trong giao dịch, giảm thủ tục hành chính.
Đồng tình với Ủy ban thẩm tra, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TPHCM) cho rằng, việc cấp cấp thẻ cho trẻ em ngay từ khi sinh ra và không cần cấp giấy khai sinh sẽ không xâm phạm vào quyền được khai sinh của trẻ em.
Tuy nhiên đa số các ý kiến từ đại biểu lại tỏ ra không đồng tình với chủ trương này. Theo đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên), dự án luật này quy định cấp thẻ cho người chưa đủ 14 tuổi nhằm giảm thủ tục hành chính nhưng trên thực tế Luật Hộ tịch vẫn quy định làm giấy khai sinh. Ngoài ra đối với trẻ em ở độ tuổi đó chưa tự thực hiện được các giao dịch mà phải có người giám hộ. Ở độ tuổi này trẻ em sử dụng giấy khai sinh là chủ yếu.
Với mức chi phí bỏ ra không hề nhỏ, đại biểu Chi nêu: Liệu có thật sự cần thiết khi bỏ ra 650 tỷ đồng để cấp thẻ căn cước cho trẻ em không? Đại biểu đề nghị nên quy định trẻ sinh ra vừa làm giấy khai sinh vừa đăng ký thông tin vào cơ sở thông tin quốc gia, khi đến tuổi thì cấp thẻ với số định danh đã có.
Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị cân nhắc xem có thật cần thiết cấp cả thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi không. "Việc cấp thẻ căn cước thay cho giấy khai sinh liệu có giảm được những thủ tục hành chính? Không phải trẻ em nào chưa đủ 14 tuổi cũng cần thực hiện các thủ tục hành chính. Nhiều cử tri cũng không đồng ý cấp cho giai đoạn này mà vẫn dùng giấy khai sinh" - đại biểu Phương phản ánh.
Đề cập đến chi phí khi thực hiện, đại biểu H'Yim KĐoh (Bắk Kạn) phân tích: Mức chi phí ước tính làm một thẻ căn cước công dân khoảng 30 nghìn đồng, trong khi đó việc cấp giấy khai sinh chỉ mất 1 nghìn đồng biểu mẫu.
Từ con số đó cho thấy, việc cấp giấy khi sinh cho trẻ tiết kiệm nhiều so với cấp thẻ căn cước. Mặt khác giấy khai sinh cũng có giá trị suốt đời, trong khi đó thẻ căn cước đến khi 14 tuổi phải cấp lại, càng thêm tốn kém.
Theo đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận), nếu thay thế được giấy khai sinh thì có thể xem như một tiến bộ, cải cách lớn. Tuy nhiên đại biểu Niễn cũng cảm thấy lo ngại, không yên tâm nếu cho rằng thẻ căn cước đó có thể thay thế được giấy khai sinh khi trẻ vào mẫu giáo.
"Với một kinh phí không hề nhỏ như vậy, nếu không thay thế được thì lúc đó ai chịu trách nhiệm? Tôi đề nghị cần có một điều khoản quy định khi cấp cho trẻ dưới 14 tuổi thì cần bổ sung điều kiện thẻ này thay thế được giấy giai sinh để đảm bảo tính pháp lý" - đại biểu đưa ra đề nghị.
Theo Infonet
Đưa thông tin nhóm máu vào thẻ căn cước công dân? Thảo luận tại hội trường Quốc hội, đại biểu Trịnh Thị Kim Chi (Phú Yên) kiến nghị đưa thông tin nhóm máu vào thẻ căn cước công dân. Như vậy trong trường hợp gặp tai nạn giao thông, những người cùng nhóm máu có thể giúp đỡ cho máu. Chiều 28/10, thảo luận về dự thảo Luật Căn cước công dân, đại biểu...