‘Thẻ bài luồng xanh’ và nguy cơ lây lan dịch COVID-19
Để đảm bảo các mặt hàng thiết yếu lưu thông nhanh, thuận lợi, góp phần vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các địa phương, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành văn bản quy định về loại hình vận chuyển được cấp thẻ nhận diện phương tiện “ luồng xanh” quốc gia.
Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN
Tuy nhiên, bên cạnh các lái xe chạy xe sử dụng mã QR “luồng xanh” chấp hành nghiêm quy định trong phòng, chống dịch COVID-19, nhiều trường hợp lái xe lợi dụng mã này để cố tình vi phạm khiến nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch COVID-19 rất lớn. Tỉnh Gia Lai là một minh chứng.
“Thẻ bài” luồng xanh
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai, tính riêng từ ngày 20 – 28/8, tại Chốt kiểm soát dịch COVID-19 cầu 110 (xã Ia Le, huyện Chư Pưh, Gia Lai – giáp ranh Đăk Lăk) phát hiện 46 trường hợp lái xe vi phạm các quy định về phòng, chống dịch như: không khai báo y tế, khai báo không đủ số người… Trong đó, quá nửa số lái xe này sử dụng mã QR “luồng xanh”. Tại thành phố Pleiku, từ ngày 19 – 31/8, lực lượng chức năng cũng phát hiện ít nhất 14 lái xe sử dụng mã QR “luồng xanh” vi phạm trong phòng, chống dịch.
Các trường hợp vi phạm này khiến tình hình dịch cũng như công tác kiểm soát dịch tại các chốt vào tỉnh Gia Lai gặp rất nhiều khó khan, phức tạp. Ít nhất tại Gia Lai đã có 3 chùm ca bệnh liên quan đến các tài xế xe tải có mã QR “luồng xanh”.
Trong khi đó, nhiều lái xe có thái độ bất hợp tác, chống đối lực lượng chức năng khi bị yêu cầu kiểm tra các giấy tờ liên quan đến công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt, nhiều lái xe sử dụng mã này “lén” chở người từ các tỉnh, thành có dịch và đang thực hiện Chỉ thị 16 về tỉnh Gia Lai. Một số lái xe sử dụng mã QR “luồng xanh” không thực hiện đúng các cam kết, yêu cầu của lực lượng chức năng trong phòng, chống dịch. Sau khi được cấp phép vào địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều lái xe đã dừng- đỗ, bốc- trả hàng tại nhiều điểm trước khi đến điểm cuối như trong khai báo y tế.
Một cán bộ Cảnh sát giao thông- Công an tỉnh Gia Lai làm nhiệm vụ tại Chốt kiểm soát dịch COVID-19 cầu 110 cho biết: Ít nhất tại Gia Lai đã có 2 trường hợp lái xe tải có lịch trình di chuyển phức tạp trước khi phát hiện mình dương tính với SARS-CoV-2. Điều này khiến công tác phòng, chống dịch COVID-19, truy vết của lực lượng chức năng hết sức vất vả.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch cũng cho biết: Nguyên nhân chính xảy ra dịch trên địa bàn tỉnh đa số là do người từ vùng dịch về, đặc biệt là chuỗi do các lái xe vận tải đi ngang qua địa bàn tỉnh nhưng không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Và nguy cơ lây lan dịch
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai, trên địa bàn tỉnh đang có 6 chùm ca bệnh, với 4 chùm ca bệnh đã xác định được nguồn lây và cơ bản đã được kiểm soát. Trong đó, chùm ca bệnh thứ tư phát hiện ngày 28/8 tại Bệnh viện Quân y 211. Nguồn lây liên quan lái xe đường dài với 2 trường hợp.
Đáng lưu tâm nhất hiện nay chính là 2 chùm ca bệnh chưa xác định được nguồn lây gồm: Chùm ca bệnh liên quan đến K.G. và P.P.T. (22A1 Phan Đình Phùng, thành phố Pleiku) được phát hiện ngày 27/8 tại cộng đồng. Chùm ca bệnh chưa xác định được nguồn lây đã đề nghị Công an tỉnh hỗ trợ truy vết lại trước đó trong vòng 14 ngày để đánh giá. Và chùm ca bệnh phát hiện ngày 28/8 tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa với 7 trường hợp dương tính, hiện vẫn chưa xác định nguồn lây và đang tiếp tục truy vết.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai cũng cho hay, trong số 483 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ghi nhận được tính từ ngày 28/5 đến 3/9, đã có 34 trường hợp “tái dương tính”.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh- Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch: Vấn đề dương tính sau cách ly tập trung đã có, có tái dương tính sau điều trị. Vì vậy, cần quản lý các đối tượng sau cách ly tập trung, sau khi điều trị khỏi và đang thực hiện cách ly tại nhà một cách chặt chẽ. Các công dân về sau khi thực hiện cách ly tập trung thì địa phương ngoài dán bảng cảnh báo còn thực hiện giăng dây để mọi người biết.
Đối với việc quản lý giám sát tại cộng đồng, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch yêu cầu các địa phương cần hết sức quan tâm, hướng dẫn tận tình các cấp chính quyền cơ sở trong vấn đề quản lý cách ly tại nhà, giám sát chặt di biến động công dân. Các cấp, các ngành, địa phương cần đánh giá lại phương án đáp ứng dịch một cách cụ thể hơn, xây dựng rà soát phương án đáp ứng với các cấp độ dịch. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã cần có sự cố gắng cao, nhất là trong thời điểm này, vì nếu chủ quan, lơ là thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trong công tác phòng, chống dịch.
Siết chặt hoạt động các phương tiện sử dụng mã QR “luồng xanh”
Nhằm phòng, chống nguy cơ lây lan dịch COVID-19, tỉnh Gia Lai đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát, siết chặt hoạt động của các phương tiện vận tải có sử dụng mã QR “luồng xanh”.
Đại diện Phòng Cảnh sát giao thông- Công an tỉnh Gia Lai cho biết: Đối với các phương tiện có sử dụng mã QR “luồng xanh” từ các tỉnh, thành như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng… khi về tỉnh Gia Lai phải chấp hành các quy định của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trong phòng, chống dịch COVID-19. Với các phương tiện có mã QR “luồng xanh” nhưng không đủ các điều kiện đã quy định thì đơn vị không giải quyết cho vào địa bàn tỉnh Gia Lai.
Đây không phải là gây khó dễ cho doanh nghiệp hay cho các lái xe mà là thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong phòng, chống dịch COVID-19. Đối với các phương tiện vận tải khi qua địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất quyết không được dừng- đỗ, bốc trả hàng hóa. Các phương tiện này sẽ được niêm phong thùng hàng, cabin… khi qua hết địa phận tỉnh Gia Lai mới được gỡ niêm phong.
Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai tăng cường công tác tuần tra, giám sát lịch trình hoạt động vận tải đi- đến Gia Lai, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm. Sở Giao thông- Vận tải tỉnh Gia Lai có Công văn số 1951/SGTVT-KHTCVT về việc triển khai hướng dẫn tạm thời của Bộ Giao thông vận tải về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19….
Ông Lê Văn Hạnh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai cho biết: Hiện Sở đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp (chủ phương tiện) vận tải hàng hóa và người đi trên phương tiện vận tải hàng hóa phải thực hiện nghiêm, đầy đủ các nội dung có liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện nghiêm việc đăng ký để được cấp giấy nhận diện (mã QR Code) khi có nhu cầu; nghiêm cấm mọi hành vi làm giả giấy nhận diện, chở quá số người đã đăng ký trên phương tiện “luồng xanh” vận tải để qua các chốt kiểm dịch…
Đề nghị Hiệp hội Vận tải Ô tô Gia Lai tăng cường phối hợp, tuyên truyền để đơn vị vận tải (chủ phương tiện) thực hiện nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, Thanh tra Sở phối hợp với lực lượng chức năng tại địa phương hướng dẫn, kiểm tra tại các chốt kiểm soát và địa điểm tập kết phương tiện, trung chuyển, giao nhận hàng hóa (bến, kho, bãi, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất…), kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch; phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra xử lý các xe vận tải có thẻ ưu tiên “luồng xanh” nhưng chở người qua chốt không khai báo, chở người quá số lượng quy định.
Công an TPHCM phát hiện F0 di chuyển trên đường như thế nào?
Lực lượng công an phát hiện có một người mắc Covid-19 di chuyển qua nhiều chốt. Sau khi loại bỏ dữ liệu trùng lặp, cơ quan chức năng xác định 30 người thuộc diện F0.
Chiều 1/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trong 24 giờ qua. Buổi họp báo diễn ra trong bối cảnh thành phố bước vào 2 tuần mang tính quyết định trong việc cơ bản kiểm soát được dịch bệnh theo Nghị định 86 của Chính phủ.
Tại buổi họp báo, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TPHCM, cho biết thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều F0 đi qua các trạm kiểm soát trên địa bàn.
Cụ thể, qua việc kiểm tra mã QR và đối chiếu với dữ liệu về các ca mắc Covid-19 theo cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, lực lượng công an phát hiện 43 trường hợp F0 di chuyển qua các chốt.
Người dân TPHCM thực hiện khai báo di chuyển nội địa tại các chốt kiểm soát dịch.
Sau khi kiểm tra lại thông tin, lực lượng công an phát hiện có một người mắc Covid-19 di chuyển qua nhiều chốt. Sau khi loại bỏ dữ liệu trùng lặp, cơ quan chức năng xác định 30 người thuộc diện F0 thông qua việc kiểm tra khai báo di chuyển nội địa.
"Qua xác minh ban đầu, chúng tôi nhận định 10 người có giấy đi đường, còn lại được miễn giấy hoặc không có giấy đi đường. Những người này có trường hợp chạy xe ôm công nghệ, người đi xét nghiệm Covid-19, người đang đến khu cách ly tập trung", Thượng tá Lê Mạnh Hà thông tin.
Đến nay, lực lượng chức năng đã nắm thông tin có 8 người đã được đưa đi cách ly tập trung, 2 người đã khỏi bệnh, một người chưa thể xác minh và những người còn lại được cách ly tại nhà.
Thông qua việc khai báo di chuyển nội địa bằng mã QR, thời gian qua, các lực lượng TPHCM phát hiện 30 F0 tại các chốt kiểm soát (Ảnh: Nguyễn Quang).
Tại buổi họp báo một ngày trước đó, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TPHCM, cho biết thông qua việc khai báo di chuyển nội địa bằng mã QR, thời gian qua, các lực lượng đã phát hiện 30 F0 tại các chốt kiểm soát (trong khai báo di chuyển nội địa có nội dung khai báo dấu hiệu ho, sốt, khó thở; tiếp xúc với người bệnh, nghi ngờ mắc Covid-19 - PV).
Trong ngày 31/8, toàn địa bàn TPHCM ghi nhận 5.444 ca mắc Covid-19 mới. Một thông tin tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 là số ca tử vong do dịch bệnh thời điểm hiện tại đã giảm gần 30% so với ngày 23/8 - thời điểm thành phố bắt đầu siết chặt giãn cách.
Hiện tại ngành y tế thành phố đang điều trị cho hơn 40.000 bệnh nhân. Trong đó, gần 3.000 bệnh nhân nặng đang thở máy và khoảng 20 người cần can thiệp ECMO.
TPHCM cũng tiếp tục nâng cao năng lực của chiến lược điều trị F0 tại nhà. Việc điều trị tại nhà được thực hiện bằng nguồn lực của 411 trạm y tế lưu động, 312 trạm y tế phường, xã, thị trấn.
Tính đến ngày 30/8, toàn địa bàn có khoảng 60.000 bệnh nhân Covid-19 được điều trị, cách ly tại nhà. Đây là những trường hợp không có triệu chứng, hoặc triệu chứng rất nhẹ.
Giám sát khu phong tỏa bằng flycam Nhiều ngày qua, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã triển khai sử dụng flycam - thiết bị bay quay video được điều khiển từ xa để ghi hình, kiểm soát người dân chấp hành phòng, chống dịch tại các thôn, xóm có ca nhiễm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội) có 2 ổ dịch tại thôn...