Thẻ ATM từ tiếp tục được lưu hành và rút tiền sau 31/12/2021
Ngân hàng Nhà nước thông báo sau 31/12/2021, khách hàng vẫn có thể sử dụng thẻ từ để giao dịch tại ATM và POS bình thường.
Ngày 30/11/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành văn bản số 8458/NHNN- TT về việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Theo đó, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, ngăn ngừa, hạn chế các thiệt hại có thể phát sinh trong quá trình cung ứng, sử dụng dịch vụ thẻ, NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (Thông tư số 41), trong đó quy định lộ trình chuyển đổi sang công nghệ chip đối với thiết bị chấp nhận thẻ đang hoạt động tại Việt Nam và các thẻ từ nội địa đang lưu hành do các tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) tại Việt Nam phát hành.
Thẻ ATM từ tiếp tục được lưu hành và rút tiền sau 31/12/2021
Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, NHNN đề nghị các TCPHT, tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT) và tổ chức chuyển mạch thẻ, bù trừ điện tử thẻ lưu ý và triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Trước đó, tại Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN quy định hoạt động thẻ ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung) có quy định lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nội địa đối với các TCPHT, TCTTT, cụ thể: TCPHT thực hiện chuyển đổi thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp (thẻ nội địa) đang lưu hành tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) về thẻ chip nội địa và từ 31/03/2021 các TCPHT thực hiện phát hành thẻ nội địa đang lưu hành phải tuân thủ TCCS về thẻ chip nội địa. TCTTT thực hiện chuyển đổi ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam tuân thủ TCCS về thẻ chip nội địa.
Như vậy, để đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi sang thẻ chip nội địa, Thông tư số 19 (đã được sửa đổi bổ sung) quy định trách nhiệm của tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) trong thực hiện lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ nội địa sang thẻ chip nội địa đang lưu hành và dừng phát hành thẻ từ nội địa sau thời điểm 31/3/2021, không có quy định về việc dừng hoặc từ chối giao dịch thẻ đối với thẻ từ nội địa đang lưu hành (thẻ còn đang thời hạn sử dụng) do các TCPHT tại Việt Nam phát hành; đồng thời quy định trách nhiệm các tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT) trong thực hiện lộ trình chuyển đổi ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS) đang hoạt động tại Việt Nam tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, không có quy định về việc từ chối chấp nhận giao dịch thẻ đối với thẻ từ nội địa đang lưu hành.
Video đang HOT
NHNN yêu cầu, các TCPHT, TCTTT cần rà soát quy định pháp luật, hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa TCPHT với chủ thẻ về việc phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng, đảm bảo các giao dịch thẻ của chủ thẻ diễn ra thông suốt, an toàn, không ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thẻ và không đưa ra các chính sách, quy định trái với quy định pháp luật về hoạt động thẻ ngân hàng. Triển khai các biện pháp truyền thông về việc khách hàng có thẻ từ nội địa (thẻ còn đang thời hạn sử dụng) nhưng chưa được các TCPHT chuyển đổi sang thẻ chip hoặc do khách hàng chưa đến được địa điểm của TCPHT để thực hiện chuyển đổi hoặc nhận thẻ chip thì sau ngày 31/12/2021 vẫn có thể sử dụng thẻ từ để thực hiện các giao dịch thẻ tại ATM, POS, kênh Internet (Internet Banking), di động (Mobile Banking), quầy giao dịch theo đúng quy định pháp luật.
Để tránh hiểu lầm, gây hoang mang ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, uy tín của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẻ ngân hàng nói riêng, các TCPHT, TCPTT cần tăng cường chính sách khuyến khích, hỗ trợ khách hàng thực hiện chuyển đổi từ thẻ từ nội địa sang thẻ chip nội địa; tuyên truyền các tiện ích, tính năng ưu việt, an toàn của thẻ chip nội địa và rủi ro liên quan đến việc tiếp tục sử dụng thẻ từ nội địa; đồng thời hướng dẫn khách hàng là chủ thẻ sử dụng các kênh thanh toán điện tử khác như Internet Banking, Mobile Banking, QR Code… từ đó có cách tiếp cận, biện pháp phù hợp để chủ thẻ sớm thực hiện chuyển đổi sang thẻ chip nội địa.
Phối hợp với Chi hội Thẻ ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) xây dựng và ban hành Quy định chuyển đổi trách nhiệm trong việc thực hiện chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nội địa, chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2022.
Từ ngày 31/12 thẻ từ ATM sẽ được thay thế hoàn toàn: Đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng thẻ ATM gắn chip!
Dù không có nhiều khác biệt về tính năng nhưng vẫn có những điều cần lưu ý khi sử dụng thẻ ATM gắn chip mà người dùng nên biết.
Mới đây, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã bắt đầu gửi thông báo đến khách hàng về việc ngừng hỗ trợ các thẻ ATM từ.
Theo đó, những thẻ ATM từ sẽ không được chấp nhận trên các điểm giao dịch trên toàn quốc dựa theo thông tư 41/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, thời gian bắt đầu từ sau ngày 31/12/2021. Điều này đồng nghĩa kể từ sau mốc thời gian 31/12/2021, tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc của nhiều ngân hàng, thẻ từ ATM sẽ không còn sử dụng được nữa.
Sự khác biệt giữa thẻ ATM từ và thẻ ATM gắn chip (Ảnh: VTV)
Trước đó, từ ngày 31/3/2021, để tăng tính bảo mật cho khách hàng, các ngân hàng đã dừng phát hành thẻ từ ATM cũ và thay thế hoàn toàn bằng thẻ chip mới. Thẻ chip mới sẽ chứa những công nghệ có tính bảo mật cao hơn để đảm bảo quyền lợi cho người dùng.
Bên cạnh đó, thẻ ATM gắn chip của các ngân hàng hiện nay ngoài các tính năng giao dịch thông thường còn được bổ sung tính năng thanh toán không tiếp xúc (Contactless) với nhận diện bằng biểu tượng cột sóng trên mặt trước thẻ.
Với tính năng thanh toán không tiếp xúc, khách hàng có thể không cần đem thể chip trên tay mà có thể để thẻ trong ví của mình. Điều này giúp hạn chế khả năng mất thẻ, đồng thời bảo mật thông tin đến mức tối đa, tránh việc kẻ gian lần thông tin qua cách này.
Thẻ chip ATM của các ngân hàng hiện nay ngoài các tính năng giao dịch thông thường còn được bổ sung tính năng thanh toán không tiếp xúc (Ảnh minh hoạ: Internet)
Việc đã sử dụng quen thẻ từ khiến không ít khách hàng lo lắng khi các ngân hàng chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip, nhưng thực tế thì cách sử dụng thẻ chip cũng không có quá nhiều khác biệt so với thẻ từ. Bạn vẫn có thẻ sử dụng thẻ chip thực hiện các giao dịch thanh toán tại cửa hàng, siêu thị hay rút tiền nhanh chóng tại các điểm rút tiền tự động ATM.
Bên cạnh đó, người dùng cần lưu ý những điều sau để bảo quản thẻ ATM gắn chip:
- Không để thẻ chip gần các vật sắc nhọn như dao kéo, v.v... và bảo quản chúng trong ví mềm để tránh hư hỏng chip
- Không bẻ, uốn cong thẻ vì có thể làm sai lệch các thông tin do chip có các mạch điện tử bên trong
- Bảo quản thẻ ở nơi ở nhiệt độ thường vì thẻ được cấu tạo từ nhựa cứng nên có thể nhanh hư hỏng nếu ở điều kiện không phù hợp.
Người dùng nên sớm đăng ký để được cấp thẻ ATM gắn chip trong thời gian sớm nhất để tránh việc giao dịch bị gián đoạn
Ngoài ra, để tránh mất phí quá cao khi thực hiện giao dịch với thẻ chip, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Rút tiền tại ATM trong hệ thống để giảm chi phí
- Chuyển khoản trong nội bộ hệ thống qua máy ATM
- Thẻ gắn chip có thể mua hàng online dùng trên toàn cầu
- Phí duy trì thẻ hàng năm có thể cao hơn thẻ từ, tùy vào mỗi ngân hàng.
Hiện nay có rất nhiều ngân hàng Việt Nam đã phát hành loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế có gắn chip như VIB, VietinBank, VietcomBank, Techcombank, ACB, Sacombank, Nam Á Bank... Người dùng có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng mà mình đang sử dụng để tổng đài viên tư vấn thêm về việc đổi sang thẻ ATM gắn chip.
Rủi ro đầu tư chứng khoán quốc tế - bài học đau đớn! Muốn tiết kiệm được nhiều tiền trong một khoảng thời gian ngắn là cả một nghệ thuật đó! Tôn chỉ đầu tiên trong quản lý tài chính cá nhân luôn là tiết kiệm. Duy trì các khoản khoản tiết kiệm sẽ là thói quen tốt giúp chúng ta đạt được nhiều mục tiêu trong tương lai cũng như có khoản backup cho những...