The Atlantic: Trung Quốc muốn giết gà dọa khỉ ở Biển Đông
Ngày nay Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực đang tìm cách chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
The Atlantic: Trung Quốc muốn giết gà dọa khỉ ở Biển Đông
Từ khi lên cầm quyền, ông Tập Cận Bình đã thúc đẩy mạnh mẽ khẳng định yêu sách chủ quyền vô lý và phi pháp ở Biển Đông, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Tờ The Atlantic ngày 13/10 đăng phân tích của Howard French, một nhà bình luận các vấn đề địa chính trị Đông Á nhận xét, Trung Quốc đang tìm cách vẽ lại biên giới trên biển, xâm phạm các nước láng giềng và ngăn chặn Mỹ, nhưng trò chơi nguy hiểm này chỉ phản ánh chính phủ Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp ở trong nước.
Thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) liều lĩnh hơn bao giờ hết, Bắc Kinh đã nhấn mạnh cái gọi là đường lưỡi bò chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông vốn không được cộng đồng quốc tế công nhận. Sự bành trướng của Trung Quốc đã được cảnh báo từ lâu, nhiều nhà quan sát cho biết trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới Trung Quốc đang tìm cách đẩy quân đội Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Xu thế này là không tranh khói, và Mỹ hoàn toàn có khả năng chống lại những nỗ lực này.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên và đáng lo ngại là cuộc xung đột này ít nhất trong gian đoạn đầu của nó dường như đã được đẩy nhanh hơn trong 2 năm qua. Đột ngột và mạnh mẽ, Trung Quốc đã bắt đầu thúc đẩy lợi ích quân sự của mình trong khu vực khiến các nước láng giềng và Hoa Kỳ đặc biệt cảnh giác. Trong năm qua Trung Quốc đã sử dụng các chiến thuật quân sự trắng trợn để khẳng định quyền kiểm soát ở Thái Bình Dương, đáng chú ý nhất là việc xây dựng (bất hợp pháp) các đảo nhân tạo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Đối thủ chính của Trung Quốc trên Biển Đông là Việt Nam và Philippines. Các nhà phân tích ở cả hai nước rất quan ngại khả năng Bắc Kinh sẽ lựa chọn 1 trong 2 nước này để ra tay như câu ngạn ngữ quen thuộc, giết gà dọa khỉ. Trung Quốc sẽ bắt nạt và làm bẽ mặt 1 trong 2 nước để làm “bài học” đe dọa nước còn lại rằng “chống cự Bắc Kinh là vô ích và Mỹ không thể giúp gì cho bạn”.
Ngày nay Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực đang tìm cách chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng Việt Nam không có một thỏa thuận quốc phòng với Hoa Kỳ nên dễ trở thành một “mục tiêu hấp dẫn” đối với Trung Nam Hải, The Atlantic bình luận. Tuy nhiên, dù kích thước lãnh thổ chỉ bằng 1 phần 30 diện tích Trung Quốc nhưng Việt Nam lại có một truyền thống văn hóa thượng võ đáng gờm mà Hoa Kỳ đã có bài học vào những năm 1960.
Người Trung Quốc cũng nên làm quen với thực tế rằng Việt Nam đã đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Bắc Kinh trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979 khiến hơn 20 ngàn binh lính Trung Quốc bỏ mạng vô ích. Có lẽ do bị kiểm duyệt nên truyền thông Trung Quốc đã không học được bài học này nên gần đây lại tiếp tục xuất hiện giọng điệu về cái gọi là “phải dạy cho Việt Nam một bài học xứng đáng” hay hãy “buộc Việt Nam phải trả giá”, The Atlantic bình luận.
Video đang HOT
Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc ngày càng thường xuyên giễu võ dương oai trên Biển Đông.
Không ai trong số các nhà ngoại giao và quan chức Việt Nam mà tác giả Howard French đã từng gặp có bất kỳ ảo tưởng nào về một cuộc đụng độ đối xứng với Trung Quốc, dù là hải quân hay không quân. Nhưng Việt Nam từng nhiều lúc tìm ra phương tiện độc đáo để chiến thắng đối thủ mạnh hơn và được trang bị vũ khí hiện đại hơn. “Chúng tôi là một đất nước nhỏ, nhưng mỗi lần Trung Quốc muốn sử dụng vũ lực đối với Việt Nam, chúng tôi đều chống lại”, một nhà phân tích quân sự Việt Nam nói với tác Howard French tại Kuala Lumpur đầu năm nay.
“Trong cuộc xung đột Malvinas, Argentina chỉ có 3 tên lửa Exocet, một trong 3 quả tên lửa này đã đánh chìm 1 tàu chiến của Anh. Nếu người Trung Quốc mang tàu sân bay Liêu Ninh sang xâm lược, chúng tôi sẽ đánh bại họ”, The Atlantic dẫn lời nhà phân tích quân sự giấu tên cho biết. Việt Nam phải cân nhắc phản ứng với sự khiêu khích của Trung Quốc, sau vụ Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam thương mại giữa 2 nước đã giảm mạnh, Bắc Kinh đe dọa rằng các hậu quả lâu dài về kinh tế có thể xảy ra.
Đối với Việt Nam, vụ giàn khoan 981 kết thúc mà không có điều gì đảm bảo nó không lặp lại. Nhiều người Việt Nam lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tìm cách thôn tính quần đảo Trường Sa như những gì họ đã làm ở Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Chắc chắn Trung Quốc rất mong muốn trong các cuộc đối đầu căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, Việt Nam sẽ nổ súng đầu tiên.
Đó là lý do tại sao Trung Quốc huy động cả một “hạm đội” tàu quân sự, tàu công vụ bán vũ trang và tàu cá vỏ thép hộ tống giàn khoan 981, nó sẽ giúp Bắc Kinh hợp pháp hóa yêu sách vô lý nếu Việt Nam không làm gì cả, và Trung Quốc sẽ có một cái cớ tuyệt vời hơn cho chiến tranh nếu Việt Nam tấn công chống trả các hành động khiêu khích.
Bắc Kinh đã bắt đầu bận rộn thay đổi hiện trạng ở Biển Đông (bất hợp pháp). Trên các đảo (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp, họ đang xây dựng căn cứ quân sự, cầu cảng hải quân, đường băng quân sự và thậm chí cả trường học cho trẻ em. Đồng thời Bắc Kinh đã sử dụng các tàu khảo sát và tàu đánh cá trên danh nghĩa cá nhân để bao vây nhiều hơn, thường xuyên hơn các bãi cát ngầm, các rặng san hô và các vùng nước nông ở các vùng biển (nước này nhảy vào) tranh chấp.
Tàu cá Trung Quốc hầu như được trang bị hệ thống định vị GPS và radio, thuyền trưởng các tùa cá này nhận trợ cấp từ chính phủ và thực hiện vai trò như một hệ thống cảnh báo sớm cho Bắc Kinh về hoạt động của các nước khác có yêu sách trên Biển Đông. Trung Quốc phản ứng với hầu hết tàu cá các nước bằng việc sử dụng lực lượng Hải cảnh ngày càng tinh vi và cơ bắp của mình để tránh tai tiếng dùng vũ lực.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc hậm hực vì Việt-Ấn lặng lẽ tăng cường quan hệ quốc phòng
Lý do là Trung Quốc phải đối phó với Việt Nam do tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ gây ra, hiện Ấn Độ đang đàm phán với Nga để xuất khẩu BrahMos.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn-Nga hợp tác chế tạo
Mạng tuần san "Defense News" Mỹ ngày 28 tháng 9 đưa tin, một nguồn tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, căn cứ vào chiến lược mới xuất khẩu vũ khí cho quốc gia hữu nghị, Chính phủ Ấn Độ hy vọng bán cho Việt Nam tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn-Nga hợp tác sản xuất.
Nguồn tin này còn cho biết, đang thông qua kênh ngoại giao để có được sự cho phép của phía Nga đối với việc xuất khẩu tên lửa BrahMos. Ngoài ra, nguồn tin này cho hay, Ấn Độ cũng đã thảo luận khả năng bán tên lửa này cho Brazil và Nam Phi.
Tuy nhiên, một quan chức ngoại giao Đại sứ quán Nga tại Ấn Độ cho biết, về xuất khẩu tên lửa BrahMos còn có vấn đề cần phải giải quyết, do Moscow cho rằng, quá tích cực bán tên lửa BrahMos có thể sẽ ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ tên lửa khác mà Nga bán cho một số nước.
Vẫn chưa có quan chức Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận, Nga đã hoàn toàn đồng ý bán tên lửa BrahMos.
Có nhà phân tích Ấn Độ cho rằng, bán tên lửa BrahMos tầm bắn 290 km cho Việt Nam là một phần trong chính sách kiềm chế Trung Quốc của New Delhi.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn-Nga hợp tác chế tạo.
Ấn Độ và Việt Nam đều từng nổ ra chiến tranh với Trung Quốc. Chiến tranh Ấn-Trung xảy ra năm 1962, nguyên nhân là vấn đề lãnh thổ, đến nay vẫn chưa được giải quyết. Việt Nam và Trung Quốc xảy ra xung đột vào năm 1979 (thực chất là Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh xâm lược đối với miền bắc Việt Nam, gây ra bao nhiêu đau thương cho nhân dân ta, nhưng kẻ thù đã bị tổn thất vô cùng nặng nề).
Nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ Niting Mehta cho rằng: "Ấn Độ và Việt Nam luôn lặng lẽ tăng cường quan hệ chiến lược và quốc phòng, điều này khiến cho Bắc Kinh hết sức hậm hực, bởi vì Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải giải quyết" (Thực chất là Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược vào các năm 1974, 1988 và gây ra tranh chấp hiện nay).
Ngoài tiếp thị tên lửa BrahMos, New Delhi cũng đã cung cấp cho Hà Nội khoản vay xuất khẩu 100 triệu USD. Nguồn tin Bộ Quốc phòng này cho biết, khi Tổng thống Pranab Mukherjee thăm Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 9, Ấn Độ đã thông báo quyết định này cho Việt Nam.
Nguồn tin Bộ Quốc phòng này cho biết, Ấn Độ còn đồng ý coi tìm cách xuất khẩu tên lửa BrahMos cho Nam Phi và Brazil là một phần trong tận dụng xuất khẩu quốc phòng đổi lấy thế tiến công mới cho cơ hội thương mại và ngoại giao quân sự của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, Trung Quốc mưu đồ biến đá ngầm của Việt Nam thành đảo, xây dựng căn cứ hải không quân để hậu thuẫn quân sự cho tham vọng "đường lưỡi bò" phi pháp.
Một nguồn tin từ Công ty hàng không vũ trụ BrahMos ở Hyderabad cho biết, mục tiêu là sản xuất 1.000 quả tên lửa trong 5 năm tới. Hyderabad là nơi chế tạo tên lửa BrahMos.
Tên lửa BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo, hiện nay Ấn Độ đã trang bị phiên bản tàu chiến và mặt đất của tên lửa này. Phiên bản tên lửa trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn độ đang nằm trong giai đoạn kiểm tra cuối cùng. Nga vẫn chưa trang bị tên lửa BrahMos.
Theo tiết lộ của một sĩ quan, tên lửa BrahMos dài 6,9 m, nặng 3 tấn, đã trở thành vũ khí tấn công tiên tiến nhất của Hải quân Ấn Độ. Sĩ quan này còn cho biết, thậm chí phiên bản tên lửa thích hợp với tàu ngầm cũng sắp được trang bị.
Bài báo cho rằng, tên lửa BrahMos là phiên bản cải tiến của tên lửa Yakhont Nga, do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ và Công ty chế tạo máy móc NPO Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo.
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc là lực lượng tác chiến ở Biển Đông, được Hải quân Trung Quốc ưu tiên biên chế vũ khí trang bị mới tiên tiến, đồng thời thường xuyên tập trận trên Biển Đông với nhiều khoa mục như đổ bộ, phòng không, săn ngầm, chống người nhái..., đặc biệt là ưa thích tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo. Hạm đội Nam Hải cũng thường xuyên tập trận chung với các hạm đội khác, các quân binh chủng khác của Quân đội Trung Quốc để tăng cường cái gọi là "tác chiến liên hợp" nhằm "đánh thắng một cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa". Lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, ngay sau khi lên nắm quyền đã 2 lần đến thăm và chỉ đạo đối với hạm đội này - đây là điều hiếm thấy, nhất là so với các hạm đội khác.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc có ý đồ gì khi sắp khởi động nhóm vệ tinh giám sát hàng hải? Trung Quốc dự kiến đến năm 2019 sẽ đưa lên quĩ đạo nhóm vệ tinh giám sát biển "Hải Dương-3, theo tin "Tân hoa xã". Ảnh minh họa Hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu (Beidou) của Trung Quốc. Ảnh tư liệu Nhiệm vụ của nhóm vệ tinh là theo dõi các tàu, giàn khoan dầu, tình hình thiên tai, cũng như...