Thấy vợ nhiều lần cãi mẹ chồng chem chẻm, tôi chỉ nói đúng một câu khiến cô ấy phải thay đổi ngay cách cư xử
Nhiều lần chứng kiến vợ cãi mẹ, tôi đã cố nhịn để gia đình đỡ căng thẳng nhưng lần này thì không thể chịu đựng thêm nữa.
Tôi và Hương cưới nhau mới được 3 năm, cuộc sống vợ chồng những ngày đầu tiên khá vui vẻ. Nhưng đúng là hôn nhân không hề đơn giản như những đôi trẻ vẫn nghĩ, nó đi kèm với nhiều điều mà bản thân chúng tôi không thể lường trước được.
Ngày còn yêu, vợ tôi cũng là một người phụ nữ khá nhẹ nhàng, dịu dàng, biết yêu thương và quan tâm đến mọi người. Cô cũng rất thương mẹ tôi, thường xuyên gọi điện về quê để hỏi thăm sức khỏe của bà. Mỗi dịp hai vợ chồng về thăm mẹ, Hương mua rất nhiều quà cho bà, nhìn cách cô ấy quan tâm đến mẹ, tôi cũng thấy ấm lòng.
Mẹ tôi vì thương con thương cháu nên mới ở lại giúp đỡ hai vợ chồng. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng, sau khi cưới xong, không hiểu điều gì đã khiến Hương thay đổi khá nhiều. Hương hay cáu gắt, không còn sống tình cảm như trước nữa, không chỉ với tôi mà cả với mẹ chồng, cô cũng bỗng dưng thờ ơ, lạnh nhạt. Cũng có vài lần tôi nhẹ nhàng trò chuyện với vợ xem cô ấy có khúc mắc gì hay không nhưng Hương đều gạt đi.
Mọi chuyện nghiêm trọng hơn sau khi Hương sinh con. Biết phụ nữ sau sinh nhạy cảm và vất vả nên tôi cũng cố gắng giúp đỡ, động viên vợ nhưng tính cách của cô ấy vẫn không thay đổi là mấy.
Đặc biệt khi mẹ tôi từ quê lên chăm con giúp vợ chồng tôi, những mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu xảy ra ngày một nhiều hơn mà nguyên nhân chủ yếu do cách chăm sóc em bé. Mẹ tôi thì thường áp dụng những phương pháp của người xưa trong khi vợ tôi lại chuộng cách nuôi con hiện đại. Thế là từ những việc đóng bỉm cho em bé, tắm rửa, cho ăn, cho ngủ… hai mẹ con liên tục va chạm và có xích mích. Thậm chí, nhiều lần Hương lớn tiếng với mẹ tôi khiến bà tủi thân, khóc lóc đòi về quê. Song vì thương con thương cháu nên bà vẫn cố gắng ở lại giúp đỡ hai vợ chồng tôi.
Chiều hôm ấy, khi vừa đi làm về tôi đã nghe thấy tiếng hai mẹ con cãi cọ. Chuyện là mẹ tôi lấy nước cho cháu tắm nhưng bà đã có tuổi, tay bị chai nên sờ vào chậu nước nóng bà lại thấy bình thường và cho cháu tắm. Nước nóng nên thằng bé khóc ré lên, vợ tôi chạy lại, sờ vào chậu nước thấy nóng liền lớn tiếng nói mẹ tôi bằng những từ khó nghe.
Video đang HOT
Tôi buộc lòng phải lên tiếng sau khi chứng kiến nhiều lần vợ hỗn hào với mẹ của mình. (Ảnh minh họa)
Không thể chấp nhận sự hỗn hào của vợ, tôi chạy lại yêu cầu Hương im lặng. Tuy nhiên, vợ tôi vẫn cố gân cổ lên để nói, bực mình, tôi quát lớn: “ Cô im ngay! Tôi nói cho cô biết, tôi đã nhịn cô quá nhiều lần rồi đấy. Các cụ dạy rồi “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”, cô cũng có con trai đấy, sống thế nào để sau này con dâu cô nó không hỗn láo với cô như cách cô đối xử với mẹ tôi nghe chưa“.
Vợ tôi không nói thêm câu gì, lặng lẽ pha lại nước tắm cho con còn mẹ tôi thì xoa dịu, không muốn con trai cáu gắt, không muốn các con vì mình mà cãi vã.
Kể từ hôm sau đó, tôi thấy thái độ của vợ với mẹ khác hẳn. Cô nói năng cũng nhẹ nhàng, lễ phép và cởi mở hơn với bà. Buổi tối, tôi mua vài món ngon về cả nhà ăn uống vui vẻ, sau đó nói lời xin lỗi vợ vì đã lớn tiếng với cô. Hương cũng xin lỗi tôi và mẹ, hứa từ nay sẽ cư xử cho phải đạo hơn.
Theo afamily.vn
Dạy trẻ biết yêu thương gia đình
Bé biết yêu thương gia đình sẽ không ganh tỵ với anh chị em, biết bảo vệ em nhỏ, lễ phép với người lớn, sống tình cảm, và ít mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong độ tuổi nổi loạn.
Yêu thương cũng cần phải học
Bạn thường thấy cảnh anh em ruột tranh giành gia tài, kèn cựa vì quyền lợi, càng lớn càng xa cách đến mức khó gặp mặt nhau, hay những đứa con không biết thương yêu, lo lắng cho cha mẹ... Bạn nghĩ rằng, trường hợp đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra với mình, nhưng câu trả lời là trên đời này việc gì cũng có thể.
Bởi mỗi đứa trẻ sinh ra đều được yêu thương chăm sóc vô điều kiện. Chính sự bao bọc, chở che của người lớn như một bản năng, khiến nhiều trẻ cho rằng đó là lẽ đương nhiên, không cần đáp trả. Thậm chí vì được nuông chìu thái quá, trẻ còn vô lễ với mẹ cha, người lớn, tỵ nạnh với anh chị em. Cho nên yêu thương cũng cần phải học.
Yêu thương tuy là bản năng nhưng để yêu thương đúng cách cũng cần phải học
Theo các nhà nghiên cứu, bắt đầu từ 3 tuổi là thời điểm lý tưởng để cha mẹ dạy bé biết yêu thương gia đình. Vì lúc này, trẻ đang phát triển kỹ năng nhớ và hình thành ký ức, những tình cảm tích cực trong độ tuổi này rất dễ biến thành tiềm thức. Tuy đa số bé không thể nhớ hết được những gì đã trải qua, nhưng tiềm thức ấm áp sẽ góp phần định hình nhân cách của bé sau này theo chiều hướng tốt đẹp.
Trẻ biết yêu thương gia đình sẽ không ganh tỵ với anh chị em, biết lễ phép với người lớn, sau này trở thành người con hiếu thảo. Yêu thương gia đình còn khiến nền tảng tâm hồn của trẻ vững chắc hơn để chuẩn bị cho lứa tuổi "nổi loạn" thay đổi tâm sinh lý một cách mạnh mẽ. Vì biết nghĩ về gia đình và người thân, trẻ sẽ ít mắc những sai lầm trong cuộc sống.
Dạy trẻ yêu thương từ những hành động hằng ngày
Theo chuyên viên tâm lý trẻ em Lê Quốc Nam (TP.HCM), dạy trẻ biết yêu thương gia đình là một việc tuy không khó nhưng cần thời gian lâu dài và sự cẩn trọng của cha mẹ. Vì trong suốt độ tuổi ấu thơ, trẻ sẽ nhìn vào hành động của cha mẹ mà bắt chước theo, hoặc lầm tưởng cha mẹ làm được thì mình cũng làm được.
Yêu thương những đứa trẻ của bạn theo cách công bằng nhất để trẻ an tâm, không tỵ nạnh
Nghĩa là, bạn không thể mong con hiếu thảo, tận tâm với mình trong khi chính bản thân bạn lại đối xử với cha mẹ không hề tốt. Khi trẻ bắt đầu có nhận thức về các mối quan hệ xung quanh, nên để cho trẻ thấy được sự kính trọng bề trên, yêu thương người dưới của cha mẹ, anh chị. Nên nhớ, trẻ em bắt chước rất nhanh, nếu bạn lỡ làm sai điều gì phải ngay lập tức giải thích với trẻ, thậm chí nhận lỗi về phía mình. Cố gắng cư xử một cách chuẩn mực để thông qua tấm gương của cha mẹ, trẻ tự điều chỉnh bản thân hằng ngày.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên dành thời gian tạo sự gắn kết gia đình bằng những kỷ niệm đẹp. Ví dụ như cùng nhau trang trí cây thông Noel, chuẩn bị tiệc sinh nhật, làm lồng đèn, hay quét dọn nhà cửa đón Tết, ... Yên tâm rằng trẻ cũng như bạn, năm tháng trôi qua những ký ức ấm áp bên nhau trong dịp lễ Tết, sum họp gia đình sẽ luôn còn mãi. Đó là hành trang để trẻ lớn lên, luôn hướng về gia đình, yêu thương, trân trọng những phút giây bên người thân.
Một điều khiến phụ huynh luôn rất đau đầu là sự tỵ nạnh của anh chị em trong gia đình. Giải pháp duy nhất là sự công bằng. Luôn yêu thương những đứa trẻ của bạn một cách công bằng nhất. Khi cảm nhận được sự công bằng, trẻ sẽ an tâm, không bất an lo lắng cha mẹ sẽ bỏ rơi mình. Nếu bé lớn cảm thấy cha mẹ dành quá nhiều thời gian cho bé nhỏ, hãy nhẹ nhàng giải thích rằng, ngày xưa khi con chưa thể tự ăn, tự ngủ, cha mẹ cũng yêu thương con nhiều như thế.
Để gia đình luôn keo sơn gắn kết mỗi thành viên đều phải cố gắng cùng nhau học cách yêu thương
Ngoài ra, cho trẻ đọc nhiều sách về tình cảm gia đình, cũng như kể chuyện về ông bà, về tuổi thơ của cha mẹ là một cách rất hữu hiệu để vun vén tình cảm của trẻ. Dạy trẻ tự làm những món quà nhỏ để tặng người thân, biết thăm hỏi ông bà, bà con,... để bé cảm nhận được cho yêu thương sẽ nhận lại yêu thương.
Để gia đình luôn keo sơn gắn kết, cha mẹ không chỉ hết mực thương con là đủ, hãy bắt đầu từ việc dạy những thiên thần nhỏ cách yêu thương gia đình.
PHONG LINH
Theo thegioitiepthi.vn
Tôi chỉ thấy hạnh phúc bên chồng khi đêm xuống Anh không bao giờ đếm xỉa đến sở thích, ước mơ của vợ con. Tôi chỉ có may mắn là chuyện ban đêm chúng tôi rất hợp. Hình ảnh minh họa Tôi đang rất chán chồng, nói thẳng với anh: "Em không muốn chung sống với anh nữa". Con gái lớn học lớp 12 bảo: "Mẹ nên ly hôn đi". Ly hôn đâu...