Thầy trò ông Park với VAR ở giải U-23 châu Á
AFC đã chính thức thông báo công nghệ video hỗ trợ trọng tài ( VAR) chính thức được áp dụng ở vòng chung kết (VCK) U-23 châu Á diễn ra từ ngày 8 đến 26-1-2020.
Với công nghệ này, U-23 Việt Nam rất cần có những buổi tập huấn, mổ xẻ, thậm chí có những cầu thủ “giỏi” phạm lỗi kín phải cảnh giác và thay đổi cách chơi.
Tất cả 32 trận đấu tại giải đều áp dụng công nghệ VAR, đây là bước tiến của AFC so với Asian Cup 2019 hồi đầu năm khi VAR chỉ áp dụng từ tứ kết.
Đây là giải trẻ châu Á đầu tiên VAR được áp dụng tất cả trận đấu. Lực lượng trọng tài làm nhiệm vụ cũng được Ủy ban Các LĐBĐ quốc tế (IFAB) mở những lớp tập huấn về sử dụng và vận hành công nghệ VAR.
Video đang HOT
AFC cũng chỉ rõ bốn vai trò của VAR làm thay đổi trận đấu hoặc khắc phục những quyết định chưa chuẩn xác của tổ trọng tài: Bàn thắng hay không phải bàn thắng; quyết định dẫn đến phạt 11 m; thẻ đỏ và cuối cùng là quyết định lỗi của cầu thủ.
Chủ tịch AFC, ông Shaikh Salman Bin Ebrahim Al Khalifa nói: “Bóng đá châu Á đang tiệm cận với bóng đá đỉnh cao, nên chúng ta cần phải tiếp cận những công nghệ hỗ trợ để không bị bỏ lại sau lưng. Đây là thứ công nghệ đang hỗ trợ rất tốt cho bóng đá, mang lại sự sòng phẳng cho bóng đá và thúc đẩy sự phát triển bóng đá”.
32 trận đấu tại VCK U-23 châu Á diễn ra ở Bangkok (sân Rajamangala và Thammasat), Buriram (sân Chang Arena) và Songkhla (sân Tinsulanon).
Tại châu Âu, các đội bóng từ CLB đến đội tuyển quốc gia khi tham gia giải đấu có VAR đều được quán triệt công nghệ này, thậm chí nhiều cầu thủ phải thay đổi thói quen “phạm lỗi kín” hay sử dụng tiểu xảo.
Các đội tuyển Việt Nam hầu như chưa thi đấu dưới công nghệ VAR này khi tham gia các giải quốc tế. Đây có thể là một vấn đề của U-23 Việt Nam nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng khi trận đấu có “tai mắt” của VAR. Còn nhớ tại Asian Cup 2019, trong trận tứ kết với Nhật, đội Việt Nam đã thua bàn duy nhất từ quả 11 m được soi qua VAR từ pha bóng va chạm rất nhẹ của trung vệ Tiến Dũng với tuyển thủ Nhật.
Theo PLO
V-League khó áp dụng công nghệ VAR
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) Trần Anh Tú cho biết, việc áp dụng công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) chỉ để hỗ trợ điều hành trận đấu, chứ không phải cứu cánh cho trọng tài.
Vụ bắn pháo sáng khiến một CĐV nữ bị thương trên khán đài sân Hàng Đẫy ngày 11/9 là sự cố rất nghiêm trọng ở V-League 2019 ảnh: VSI
Ngày 6/11, Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã tổ chức hội nghị tổng kết V-League mùa giải 2019. Mùa giải năm nay khép lại với nhiều điểm nhấn đáng chú ý như sức mạnh vượt trội của đương kim vô địch Hà Nội FC, sự gay cấn trong cuộc đua trụ hạng, sự nhiệt thành của khán giả nước nhà...
Tuy nhiên, bên cạnh đó, V-League 2019 vẫn tồn tại những vết đen đáng quên như sự cố pháo sáng trên sân Hàng Đẫy trong trận đấu giữa Hà Nội FC và CLB Nam Định ngày 11/9 hay trọng tài bẻ còi trong trận đấu giữa CLB Viettel và B.Bình Dương ngày 20/9.
Trả lời câu hỏi của báo chí vấn đề này cũng như trách nhiệm của Trưởng ban Trọng tài VFF Dương Văn Hiền, ông Trần Anh Tú cho biết: "Năm vừa rồi có nhiều quyết định ảnh hưởng tới giải, trận đấu. VFF đã có các buổi làm việc với Ban trọng tài. Hôm nay tại hội nghị, lãnh đạo Tổng cục TDTT và VFF cũng đã có chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo mùa giải tới diễn ra thành công. Đầu tiên phải đảm bảo chất lượng chuyên môn, đồng thời nâng cao chuyên môn".
Tại V-League 2019, VPF từng cho biết sẽ áp dụng VAR ở giai đoạn lượt về, nhưng cuối cùng vẫn không thể triển khai được do quy trình nghiêm ngặt của FIFA. Ông Trần Anh Tú cho biết FIFA mới đây đã khuyến cáo VPF cần tuân thủ quy định, thủ tục áp dụng VAR theo chuẩn FIFA.
"FIFA khuyến nghị triển khai phải theo quy định, trình tự FIFA quy định, rút kinh nghiệm của Thai-League, yêu cầu không được trả lời truyền thông. Với cơ sở vật chất, lực lượng trọng tài Việt Nam triển khai sẽ khó", người đứng đầu VPF nhấn mạnh.
Cũng theo ông Trần Anh Tú, việc áp dụng VAR không thể được xem là cứu cánh cho trọng tài bởi vấn đề quan trọng nhất vẫn là chất lượng, trình độ chuyên môn
trọng tài.
Tại cuộc họp báo, đã có ý kiến đặt câu hỏi về việc CLB Hải Phòng không mua bảo hiểm y tế cho các cầu thủ thuộc đội hình 1. Vấn đề được đặt ra, Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng hiện đang là Phó chủ tịch VPF. Như vậy, liệu các CLB khác có "nhìn vào" hay không.
Về việc này, Chủ tịch VPF Trần Anh Tú cho biết: "Quy định mua bảo hiểm là của Bộ luật Lao động, đây là việc thực hiện của CLB Hải Phòng. CLB nào có sử dụng lao động mà không mua bảo hiểm y tế là vi phạm. Vấn đề này VFF phải xử lý".
Theo TPO
Giải U23 châu Á 2020 sử dụng VAR từ vòng bảng Thông báo từ Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) cho biết VAR sẽ được sử dụng ở tất cả các trận đấu của vòng chung kết U23 châu Á 2020 diễn ra đầu tháng 1 tại Thái Lan. Sau khi thử nghiệm từ vòng tứ kết Asian Cup 2019 và đón nhận những tín hiệu tích cực, VAR sẽ được triển khai...