Thầy trò ông Park và giấc mơ World Cup còn xa!
Thái Lan từng là đại diện duy nhất của Đông Nam Á vào đến vòng loại cuối cùng World Cup 2018. Giờ thì vị thế của thầy trò ông Park Hang-seo tương tự khi vào nhóm hạt giống số hai châu Á.
Đội tuyển Việt Nam (VN) dưới thời HLV Miura hơn ba năm trước hai lần chạm trán Thái Lan ở vòng loại thứ hai World Cup 2018 thua 0-1 và 0-3 trên sân Mỹ Đình rồi dừng cuộc chơi.
Thầy trò ông Park Hang-seo vào nhóm hai châu Á, chỉ chịu xếp sau nhóm các đối thủ ngang hàng với Nhật. Ảnh: ANH HỮU
Ngược lại, bóng đá Thái Lan khi ấy nhận chiếc vé vào nhóm 12 đội mạnh nhất châu Á chơi vòng loại thứ ba World Cup. Vòng loại đó Kiatisak ngạo nghễ trên sân Mỹ Đình nhưng mất ghế vì vào vòng loại thứ ba để thua tan tành các đối thủ lớn.
Nhắc lại một chút quá khứ để thấy đội tuyển VN dưới tay HLV Park Hang-seo đang gây tiếng vang rực rỡ như người Thái đã từng bước vào vòng loại World Cup 2018. Thế nhưng với người Thái khi ấy thì việc mộng mơ giành một suất chơi vòng chung kết World Cup không hề đơn giản.
Hồi đó bóng đá Thái Lan cũng nằm ở nhóm hạt giống số hai châu Á, còn tuyển VN rơi vào nhóm ba thì tình thế bây giờ đã đảo ngược.
Thực tế, ông Park hiện tại còn khao khát hơn cả niềm tin của người yêu bóng đá VN với đội tuyển của mình cho những cuộc chinh phục lớn. Chính ông thầy Hàn đã giúp VFF xóa bỏ đi tư tưởng quẩn quanh “ao làng” Đông Nam Á, bắt đầu từ ngôi á quân U-23 châu Á 2018 mà trước khi ra trận chẳng ai tin đội tuyển U-23 VN sẽ làm nên chuyện.
Tiếp đó, VFF giao nhiệm vụ cho HLV Park Hang-seo phải vô địch AFF Cup 2018 mà không cần phải bung hết sức ở Asiad 18 với suy nghĩ quen thuộc của thân phận lót đường trong đấu trường châu Á. Thế nhưng ông Park một lần nữa đã khiến cho cả làng bóng châu lục, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á phải ngỡ ngàng, thán phục khi về hạng tư lứa tuổi U-23 3.
Chính nhờ cách nghĩ khác và chơi khác của ông Park, bóng đá VN như tỉnh ngộ và việc đội tuyển quốc gia vào tứ kết Asian Cup hay đội U-23 tiếp tục giành vé chơi vòng chung kết U-23 châu Á cho thấy cái “công mài sắt” của thầy ngoại giỏi thực sự.
40 đội tuyển của châu Á sẽ chia thành tám bảng đấu vòng tròn hai lượt chọn ra tám đội đầu bảng và bốn đội nhì bảng có thành tích tốt nhất thi đấu vòng loại thứ ba World Cup 2022. Tại đây, 12 đội tiếp tục chia làm hai bảng đá vòng tròn hai lượt đi-về, chọn ra hai đội nhất mỗi bảng chơi vòng chung kết World Cup 2022. Hai đội hạng ba phải thi đấu thêm một trận play off và đội giành chiến thắng sẽ chơi tiếp tranh vé vớt cùng một đội bóng ở khu vực khác.
Ông thầy Hàn chắc chắn không chịu dừng lại ở sân chơi Đông Nam Á khi đã lên đỉnh hoặc tiếp tục lấn sân châu Á cùng một giấc mơ World Cup cho giới hâm mộ VN. Tuy nhiên, không phải vô cớ rất nhiều lần ông Park hay nhắn nhủ VFF muốn các đội tuyển đi xa phải có đông đảo hơn các học viện bóng đá, chăm sóc các lứa trẻ thật chỉn chu và đầu tư cơ sở vật chất hoàn chỉnh. Ông kết luận bóng đá VN muốn bay cao thì cần sự chung tay của mọi giới, không phải chỉ mình ông qua sự góp nhặt một vài trận thắng, một vài giải thành công.
Giấc mơ chơi vòng chung kết còn xa vời vợi. Đừng để ông Park Hang-seo cô độc trên hành trình nhiều chông gai.
Theo Tiên Phong
Đội tuyển Việt Nam và giấc mơ World Cup, có viễn vông?
Câu chuyện này đã được bàn luận nhiều trên báo chí và nhất là mạng xã hội. Cả các nhà chuyên môn và người hâm mộ đều chia làm ba luồng ý kiến.
Video đang HOT
Luồng ý kiến thứ nhất là, có thể, rất có thể, khi FIFA quyết định thay vì 32 đội như World Cup 2018 thì năm 2022 có thể tăng thành 48 đội. Cơ sở để có lòng tin đó là do tuyển Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong thời gian gần đây khi U23 đoạt ngôi Á quân U.23 châu Á một cách "có cơ" như thể nhà vô địch, và mới rồi, tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup bằng cách hạ gục lần lượt từng đối thủ. Không chỉ còn ở "phong độ nhất thời" mà "đẳng cấp" cũng đã được tăng lên.
Luồng ý kiến thứ hai có vẻ không mấy lạc quan, thậm chí còn có vẻ bi quan khi cho rằng giải Đông Nam Á chỉ là giải "ao làng". Mới bơi trong ao thì không thể có chuyện ra bơi biển lớn.
Luồng ý kiến thứ ba cho rằng, mơ thì cứ mơ, "không ai đánh thuế giấc mơ". Nghe qua có vẻ trung dung nhưng xét kỹ thì cũng không không mấy tin tưởng.
Bây giờ thử "loạn đàm" chút coi sao?
Đầu tiên ta thử đặt câu hỏi: Vì sao đội tuyển Việt Nam không thể lọt vào vòng chung kết World Cup 2022?
Nếu muốn lọt vào, tuyển Việt Nam phải nằm trong top ten châu Á. Vậy tại sao ta không thể lọt vào?
Lâu nay, trong khu vực Đông Nam Á thôi, ta thường so kè với người Thái. Thực ra thì tuyển Việt Nam có thua nhưng cũng có thắng. Mà thua thì hầu như là thua rất đáng tiếc. Mới rồi, tuyển Thái thua Malaysia, tuyển Việt Nam thắng Malaysia để giành ngôi vô địch, nhưng xem ra, trong lòng người hâm mộ vẫn còn chút lăn tăn, cứ muốn trực tiếp hạ tuyển Thái mới đã. Xét cho cùng, đó vẫn là tâm lý thấy mình "dưới cơ" Thái Lan. Đó là một tâm lý không tạo ra năng lượng tích cực không chỉ với người hâm mộ mà cả giới chuyên môn, cụ thể là các cầu thủ và HLV.
Bằng thành tích như đã kể ở phần đầu, không mắc gì ta cứ mãi lăn tăn với tuyển Thái, vì chúng ta đã làm được những điều Thái Lan không làm được. Vậy đi.
Lại so, cả đất nước Trung Quốc đông như thế mà mãi đến năm 2002 mới lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay lọt vào vòng chung kết World Cup rồi đá 3 trận thua cả ba, không ghi nỗi bàn nào thì Việt Nam có mà mơ?
Vẫn biết thế, nhưng nhiều đội bóng hay đâu xuất phát từ quốc gia đông dân?
Iceland, Uruguay, Panama, Croatia, Costa Rica là 5 nước có dân số dưới 5 triệu dân, thậm chí Iceland chỉ có khoảng 335.000 người cũng đã lọt vào vòng chung kết World Cup, và có Croatia từng đoạt ngôi á quân. Và bây giờ, các nước đó vẫn là các thế lực bóng đá.
Chúng ta cũng hay lo ngại về hình thể và thể lực của cầu thủ, đúng, nhưng nếu nhìn sang Hàn Quốc, nước 9 lần liên tiếp lọt vào vòng chung kết World Cup, họ đá đến phút cuối vẫn cứ như tra tấn thể lực đối phương thì rõ ràng họ đã có cách.
Những năm gần đây, khi các học viện bóng đá mở ra, chúng ta đã có một lứa cầu thủ được đào tạo bài bản. Tuy vậy, qua cọ xát nhiều giải, vẫn cứ loay hoay. Phong độ cũng thất thường nói gì đẳng cấp.
Mãi cho đến gần đây, dưới thời HLV Park Hang - seo, mọi chuyện có vẻ rõ ràng hơn.
Giống như luyện học sinh giỏi cũng cần phải có thầy giỏi. Chúng ta cũng đã mời nhiều HLV có tiếng nhưng có vẻ họ chưa hiểu hết cầu thủ Việt Nam. Thầy Park, có thể nói là một nhà tâm lý tài ba.
Cũng dưới thời HLV Park Hang - seo, chúng ta mới thấy cầu thủ đá "sung" như thế. Thậm chí, các bình luận viên đã dùng đến từ "tra tấn thể lực đội bạn" để chỉ tuyển Việt Nam. Đó là điều xưa nay chưa từng có.
Như đã nói, đường đi đã rõ, chúng ta lại có một lứa cầu thủ tài năng.
Nếu World Cup 2022 có 48 đội thì cơ hội cho tuyển Việt Nam, theo tôi, là có, vì đang sở hữu những lứa cầu thủ rất tốt. Lứa U.23 Việt Nam đoạt ngôi Á quân U.23 châu Á, sau 4 năm nữa, họ tầm 26 - 27 tuổi, ở độ tuổi sung sức nhất. Đó là một hy vọng.
Chưa kể, như đã nói, các "lò" đào tạo bài bản vẫn đang có những cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Vấn đề còn lại là định hình, xác định rõ hướng đi về kỹ thuật, chiến thuật và phương pháp huấn luyện thể lực.
Điều quan trọng nhất vẫn nằm ở chỗ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Khi có một tập thể đoàn kết, có tầm nhìn, trong sáng, có tâm cống hiến để định ra một kế hoạch hành động cụ thể, Chính phủ quan tâm đầu tư thích đáng (ngoài vấn đề xã hội hóa), các mạnh thường quân thay vì thưởng nóng vì thành tích sau mỗi trận đấu thì nên góp tay đầu tư chiều sâu để cầu thủ yên tâm cống hiến. Bóng đá, cũng như nhiều lĩnh vực khác, phải cống hiến mới đẹp được chứ loanh quanh cơm áo gạo tiền thế nào cũng sinh tiêu cực, khó vô cùng.
Trong quyển "Nghĩ lớn để thành công", Donald J.Trump đã viết: "Dù làm việc gì bạn cũng nên suy nghĩ lớn. Đó là động lực đã làm nên tất cả những thành tựu vĩ đại nhất của cuộc sống...". Và ông khuyên, khi làm chuyện gì cũng đừng nên suy nghĩ, rằng chuyện này khó thế này, điều kiện thế kia... mà hãy bắt tay vào hành động, đối mặt và giải quyết từng vấn đề khó khăn, tin tưởng vào khả năng và trí tuệ của mình nhất định sẽ đạt mục tiêu.
Vì sao ta không nghĩ lớn và không bắt tay vào hành động?
Theo Báo Mới
Việt Nam xếp hạng hạt giống cao hơn Thái Lan ở vòng loại World Cup 2022 Đội quân của HLV Park Hang-seo nằm trong nhóm hạt giống số hai trong khi Thái Lan nằm ở nhóm ba. HLV Park Hang-seo và tuyển Việt Nam vừa giành ngôi Á quân King's Cup 2019 tại Thái Lan. Ảnh: Đức Đồng. Sau vòng loại đầu tiên và loạt trận giao hữu quốc tế tháng 6 vừa kết thúc, danh sách 40 đội...