Thầy trò ôn thi trong “chảo lửa”
Nhiều ngày nay, nhiệt độ ở Hà Tĩnh luôn ở ngưỡng 40 độ C. Mặc dù nắng nóng như vậy nhưng thầy trò ở nhiều trường THPT trên các địa bàn vẫn say mê ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay Hà Tĩnh có 19.665 học sinh đăng kí dự thi. Trong đó có 11. 994 học sinh đăng kí cụm thi Vinh, 7.654 học sinh đăng kí cụm thi Hà Tĩnh. Tại Hội đồng thi Hà Tĩnh có 13 điểm thi.
Miệt mài ôn thi dưới nắng nóng
Tại trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Kỳ Anh có gần 550 học sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia và cũng là một trong những điểm trường tổ chức cụm thi sắp tới gồm các trường Nguyễn Huệ, THPT Kỳ Anh, THPT Hà Huy Tập. Trong thời tiết nắng nóng như muốn thiêu đốt mọi cảnh vật bao quanh, thầy trò ở đây vẫn chăm chú trong từng tiết ôn luyện.
Thầy và trò Trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trong giờ ôn luyện môn Hóa học.
Trong từng gian phòng cánh quạt trần lất phất chừng như bất lực với nắng gắt kèm theo gió Lào rát bỏng khiến thầy trò nhễ nhại mồ hôi. Thế nhưng,chúng tôi chứng kiến giờ học môn Hóa ở một lớp học, các công thức vẫn cuốn hút các em .” Nóng nóng lắm chị ơi, nhưng thời tiết không làm cho chúng em chán nản mà ngược lại càng làm cho chúng em vững vàng nghị lực vượt qua thử thách để nắm vững thêm kiến thức, học hăng say hơn. Ngoài lịch học ở nhà thì chúng em đăng kí ôn thi trên lớp mong sao đạt được kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới” – em Dương Văn Đạt, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Nguyễn Huệ vui vẻ tâm sự.
Trong khi một số trường vào dịp nghỉ hè đã tổ chức đi tham quan du lịch một vài ngày để tiếp thêm tinh thần nghị lực chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia thì tại trường THPT Nguyễn Văn Trỗi giáo viên và học sinh ở đây hình như không có khái niệm đi du lịch mà vẫn tổ chức các lớp ôn luyện thi bình thường.
Video đang HOT
Trời nóng nực, mới khoảng 8 giờ sáng mà sân trường đã loá nắng ngột ngạt. Trong lớp ôn luyện đã vang lên lời giảng của các thầy cô. Đứng ngoài cửa lớp nhìn vào, càng về trưa, chúng tôi thấy các em học sinh mặt mày càng nhễ nhại mồ hôi. Nhưng các em vẫn chăm chú học bài.
Tại lớp dạy môn Sử, cô giáo Đặng Thị Nhung vừa đặt câu hỏi xong đã có hàng chục cánh tay giơ cao xin được trả lời.
Còn ở một lớp học ngoại ngữ, khí thế dạy và học của cô trò cũng không kém phần hăng say, nghiêm túc. Cô giáo Cao Thị Bích Ngọc chia sẻ: “Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng cô trò chúng tôi vẫn cố gắng lên lớp ôn luyện nghiêm túc. Ngoài dạy lại các kiến thức căn bản, giáo viên chúng tôi soạn thảo thêm các đề thi để giúp các em hệ thống lại kiến thức và nắm bắt nhanh các loại đề thi tránh bỡ ngỡ trong kỳ thi tới. Lãnh đạo nhà trường cũng rất quan tâm và động viên giáo viên, học sinh trong từng tiết dạy đạt kết quả tốt nhất”.
Thầy Nguyễn Hồng Hải – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi cho biết: ” Kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới nhà trường là một trong những cụm thi gồm các trường Nguyễn Văn Trỗi, Mai Thúc Loan và Nguyễn Đổng Chi với tổng số học sinh 731 em. Về kế hoạch ôn thi thì ngay từ đầu tháng 4, nhà trường đã tổ chức ôn thi cho các em. Qua kết quả kỳ thi thử của Sở tổ chức, nhà trường đã họp Hội đồng đưa ra kế hoạch, phương pháp cụ thể nhằm tổ chức ôn luyện cho các em đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia. Mặc dù hiện nay thời tiết nắng nóng cao độ, rất bất lợi cho việc dạy và học nhưng nhà trường vẫn nghiêm túc ôn luyện từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần”.
Thầy Nguyễn Hồng Hải, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Trỗi trực tiếp xuống lớp động viên tinh thần cô và trò trong giờ học ngoại ngữ.
Chủ động phương pháp ôn luyện thi
Thầy Lê Thái Phi – Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vừa về nhận chức hiệu trưởng vào đúng dịp gần cuối năm học cho biết: “Vừa qua Sở đã có đợt tập huấn về xây dựng chủ đề dạy học của các bộ môn theo ma trận đề thi minh họa của Bộ Giáo dục. Qua đó, nhà trường chúng tôi đã chủ động xây dựng chủ đề và hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. Nhà trường phân theo 4 đối tượng học sinh mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao để có phương pháp dạy học phù hợp. Nhà trường triển khai kế hoạch dạy theo chủ đề từ đầu tháng 5 và được dạy vào các buổi chiều. Sau khi kết thúc chương trình chính khóa vào giữa tháng 5 nhà trường tổ chức ôn luyện cho các em vào buổi sáng. Tổng số các em theo học 451/500 em và năm nay có 315 em đăng kí thi ở TP Vinh, số học sinh còn lại thi ở cụm thi Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi. Tuy thời tiết vào dịp nóng nóng cực điểm nhưng nhà trường rất nghiêm túc trong việc dạy và học. Ngoài giáo viên các bộ môn theo dạy thì nhà trường bố trí cho giáo viên chủ nhiệm giám sát cụ thể trên mỗi tiết học”.
Học sinh Trường THPT Mai Thúc Loan tan giờ học ôn luyện dưới nhiệt độ trên 40 độ C.
Cô Phan Thị Kim Lý – Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trung Thiên cho biết:”Theo kế hoạch chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục thì nhà trường cũng đã dựa trên điểm tổng kết học sinh cả năm và điểm thi thử trong đợt thi thử vừa rồi đã phân thành 4 nhóm học sinh để có phương pháp dạy phù hợp.Đó là nhóm học sinh điểm thi từ 2 điểm trở xuống, nhóm 2 đến 5 điểm, nhóm 5 đến 7 điểm và nhóm 7 đến 10 điểm. Dựa trên phương pháp phân loại học sinh nhà trường đã bố trí giáo viên dạy phù hợp với lực học từng nhóm. Qua đó, tạo thuận lợi cho các em chăm chỉ ôn luyện và hăng say trao đổi, thảo luận kiến thức trên từng tiết học. Những ngày này nhiệt độ nắng nóng nhưng nhà trường vẫn tổ chức dạy học theo nguyện vọng ôn luyện của các em”.
Tại trường Nguyễn Văn Trỗi, nhà trường chủ động lên kế hoạch ôn luyện cho các em từ cuối tháng 4. Trước đó. nhà trường cho các em đăng kí môn thi và sau khi thông qua kì thi thử của Sở tổ chức cộng với điểm tổng kết của các em và lấy ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về năng lực học tập học sinh để phân loại theo nhóm học.
Thầy Nguyễn Hồng Hải, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trong đợt thi thử do Sở tổ chức kết quả gần 70% học sinh thi đạt. Nhà trường đang rất lo lắng cho các em. Bởi vậy, dù thời tiết nắng nóng nhưng nhà trường vẫn tổ chức ôn luyện theo nguyện vọng đăng kí học của các em. Để tránh nắng và giữ gìn sức khỏe cho các em, nhà trường tổ chức học ôn vào buổi sáng, mỗi buổi học 12.000 đồng/em. Tuy nhiên, nhà trường luôn khuyến khích các em tự học là chủ yếu. Nhìn chung tinh thần ôn luyện của các em khá tốt. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên xuống thăm lớp học và động viên giáo viên học sinh trên từng tiết học. Phòng học được bố trí nơi thoáng mát, có hướng gió và nước nôi phục vụ thầy trò đầy đủ”.
Thu Hoài
Theo dantri
ĐH Ngân hàng TPHCM đối thoại cùng báo chí về việc cựu giảng viên kiện hiệu trưởng và hiệu phó
Sáng 4.6, Trường ĐH Ngân hàng đã có buổi gặp gỡ báo chí về vụ việc ông Trần Tấn Chinh - nguyên giảng viên khoa Hệ thống thông tin quản lý Trường ĐH Ngân hàng TPHCM kiện hiệu trưởng và phó hiệu trưởng nhà trường đã có nhiều sai phạm.
PGS.TS Đoàn Thanh Hà - phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM trả lời câu hỏi của phóng viên, sáng 4.6 .Ảnh: MG
Ông Chinh cho rằng, ông Lý Hoàng Ánh - Hiệu trưởng nhà trường đã có quyết định không đúng qui định về việc bổ nhiệm ông Lê Sỹ Đồng lên Phó Hiệu trưởng (8.2013), khi ông Đồng đã 56 tuổi (trong khi độ tuổi qui định tối đa là 55) và ông Đồng cũng chưa từng giữ vai trò quản lý giáo dục ĐH theo qui định của điều lệ trường ĐH.
Trong thời gian làm việc, ông Đồng đã xây dựng chương trình đào tạo không thông qua hội đồng khoa học, phân bổ thiếu giảng viên so với qui định. Trong khi đó tính pháp lý bằng tiến sĩ ở nước ngoài của ông Đồng vẫn chưa được công nhận.
Ông Ánh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sau khi nhận đơn tố cáo, trường đã thành lập tổ thụ lý giải quyết tố cáo với tổ trưởng là ông Đoàn Thanh Hà - phó hiệu trưởng nhà trường. Ngày 11.5 vừa qua tổ thụ lý đã có kết luận các nội dung tố cáo.
Theo đó, đối với việc xây dựng chương trình đào tạo, trưởng bộ môn, tổ thụ lý cho rằng chương trình được xây dựng đúng qui định. Không có cơ sở để cho rằng việc phân chuyên ngành đối với sinh viên khi chưa có trưởng bộ môn là sai trái vì lãnh đạo khoa đã thực hiện việc kiêm nhiệm. Trường cũng đã thực hiện đầy đủ các qui định, trình tự về việc bổ nhiệm nhân sự thuộc diện quy hoạch phó hiệu trưởng của trường.
Về bằng tiến sĩ của ông Đồng, đây là bằng tiến sĩ chuyên ngành toán ứng dụng do Trường ĐH Bách khoa Silesian, Ba Lan cấp năm 1989 nên ngày 13.1.2015 trường đã có công văn gửi Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GDĐT) để kiểm định và đang chờ kết quả trả lời. Tuy nhiên, thời gian xác minh đã quá hạn nhưng trường này vẫn chưa đưa ra biện pháp xử lý.
Được biết vừa qua đoàn thanh tra của Ngân hàng nhà nước đã đến làm tại ĐH Ngân hàng, kết quả về các vấn đề trên dự kiến sẽ công bố cuối tháng 6.2015.
Theo Laodong
Chủ tịch xã dùng bằng giả vẫn khẳng định "học thật thi thật" Mặc dù kết luận của Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa khẳng định không có tên ông Lê Viết Tứ - Chủ tịch UBND xã Hải Ninh (Tĩnh Gia - Thanh Hóa) trong kỳ thi, khóa thi ghi trong tấm bằng Bổ túc THPT của ông, nhưng ông Tứ vẫn khẳng định mình "học thật thi thật". Theo phản ánh của người dân xã...