Thầy trò Đường Tăng từng bị tố ăn tiền
Tình ngay lý gian khi đoàn phim “Tây du ký” bị một khán giả tố vì biểu diễn thu tiền dù sự tình lại do Đảng ủy một địa phương đứng ra tổ chức.
Tháng 3/1983, đoàn phim Tây du ký đến Hồ Nam quay tập Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh. Tại đây, đoàn nhận được hỗ trợ hết sức nhiệt tình của tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam. Sau khi kết thúc những cảnh quay ở Trương Gia Giới, đoàn phim chuẩn bị lên đường ở lại Trường Sa. Khi đến địa điểm Lãnh Thủy Gian, tại đây đang diễn ra đại hội hiệp chính tỉnh. Để bày tỏ lòng cảm ơn đối với sự ủng hộ và giúp đỡ của địa phương, đạo diễn Dương Khiết đã chủ động liên lạc với tỉnh và bày tỏ muốn biểu diễn một chương trình văn nghệ dành tặng hội nghị hiệp thương của tỉnh. Tất nhiên khi nhận được tin này, phía tỉnh ủy Hồ Nam cảm thấy vui mừng và sung sướng khi được đoàn phim ghé lại, biểu diễn tặng nhân dân tỉnh.
Dương Tuấn (trái) vai thôn cô trong Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh.
Dương Xuân Hà vai Bạch Cốt Tinh sẵn sàng thể hiện ca khúc Núi đỗ quyên tại một buổi liên hoan quần chúng.
Ý định của đạo diễn Dương là ở lại diễn một buổi, tuy nhiên khi biểu diễn thấy công chúng chen chúc nhau xem, người người ngồi kín cả bên các khung cửa sổ để theo dõi đoàn phim biểu diễn. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều người dân còn không có cơ hội để vào bên trong khu vực hội trường để xem. Tỉnh ủy đã đề xuất với Dương Khiết cho đoàn diễn thêm một buổi cho quần chúng nhân dân được thưởng thức.
Trước lời đề nghị trên, Dương Khiết và thành viên đoàn cũng không thể nào từ chối được, vì vậy đành xuất phát chậm một hôm để ở lại diễn thêm một buổi nữa cho nhân dân địa phương. Hai buổi diễn đều thành công ngoài sức tưởng tượng, đồng thời phản ánh của tỉnh ủy cũng như công chúng đều dành sự ủng hộ tốt đẹp cho đoàn.
Nội dung những suât diễn của đoàn phim khá phong phú với nhiều tiết mục đa dạng, bởi lúc này đoàn có khá nhiều diễn viên nữ gồm Dương Xuân Hà (vai Bạch Cốt Tinh) và Dương Tuấn (vai thôn cô bị Bạch Cốt Tinh hãm hại) và Tả Đại Phân (vai Quan Âm Bồ Tát).
Ngoài những tiết mục diễn lại đoạn trích trong phim Tây du ký, các nghệ sĩ còn biểu diễn những trích đoạn kịch sở trường của mỗi người. Dương Xuân Hà thể hiện ca khúc Núi đỗ quyên, trong khi Dương Tuấn diễn một trích đoạn kịch Hoàng Mai là vở Nữ phò mã. Bên cạnh đó, Dương Khiết còn yêu cầu diễn viên Hạng Hán (đóng vai yêu quái gấu đen) và Tả Đại Phân biểu diễn trích đoạn kịch Duyên phận trong tủ mà họ thường diễn khi còn ở trong đoàn kịch của hai người, bởi đây vốn là vở hài kịch Dương Khiết tỏ ra vô cùng thích thú khi bà từng có dịp thực hiện ghi âm vở kịch này ở Trường Sa.
Diễn viên đoàn Tây du ký diễn vở Duyên phận trong tủ ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Mã Đức Hoa (giữa) vẫn đóng vai bà mẹ, Lý Linh Ngọc (phải) vai cô con gái, Hạng Hán (thứ hai từ trái qua) vai cậu con trai, Diệp Dĩ Manh (trái) vai Nhạc Lôi.
Mặc dù diễn viên trong vở kịch không nhiều, tuy nhiên nội dung vở kịch thực sự hài hước và nhộn khiến khán giả theo dõi ai cũng ôm bụng cười. Vở kịch vừa hài hước lại vừa không quá thô tục và đây cũng là lần đầu diễn viên đoàn Tây du kýbiểu diễn trước công chúng.
Vai diễn trong vở kịch do Tả Đại Phân vào vai cô con gái, đồng thời cũng là vai của bà khi còn trong đoàn kịch ở Trường Sa, trong khi vai cậu con trai Đào Khí do Hạng Hán thể hiện, đây cũng là vai nhân vật của Hạng Hán thường diễn trong đoàn kịch của ông. Trong khi vai bà mẹ lại do Mã Đức Hoa (đóng vai Trư Bát Giới) thể hiện, vai diễn này vốn không là gì đối với Mã Đức Hoa bởi ông cũng khá quen thuộc với thể loại vai này. Những vai diễn khác đều phân công ổn thỏa, vai Nhạc Lôi do Dương Bân (diễn viên đóng vai đệ tử của Bồ Tát là Huệ Ngạn sứ giả và vai Mộc Tra) đóng, vai hai người hầu thì ai đóng cũng được. Tiết mục này,Dương Khiết luôn chọn làm tiết mục cuối trong mỗi chương trình liên hoan văn nghệ dành cho quần chúng.
Tả Đại Phân vai Bồ Tát từng đảm nhận vai cô con gái vở Duyên phận trong tủ tại buổi liên hoan ở Hô Nam.
Video đang HOT
Dương Bân (từng thủ vai Na Tra và Huệ Ngạn sứ giả) vào vai Nhạc Lôi vở Duyên phận trong tủ.
Dư âm của những tiết mục văn nghệ quần chúng ở Hồ Nam đã bay xa đến nỗi, đầu tháng 4 khi đoàn phim đến Lãnh Thủy Giang, lãnh đạo ỏ đây liền đề xuất vớiDương Khiết biểu diễn văn nghệ cho dân chúng trong vùng thưởng thức, tuy nhiên phía lãnh đạo tỉnh lại muốn đoàn biểu diễn phục vụ hai đêm. Đạo diễn Dương chỉ dám nhận lời diễn một đêm nhưng phải đợi sau khi đoàn hoàn thành quay xong mới dám nhận lời mặc dù lãnh đạo liên lục nhắn nhủ Dương Khiết và đoàn phim sơm sớm diễn cho khán giả ở đây được cùng thưởng thức. Nữ đạo diễn Dương cũng chỉ dám nhận lời diễn một đêm ở đây bởi không muốn ép diễn viên phải diễn quá nhiều, dễ ảnh hưởng đến việc biểu diễn trong đoàn.
Vì cảnh quay tại khu vực động ở Lãnh Thủy Giang không quá nhiều, thời gian quay ở đây cũng không quá dài mà chỉ dành vài ngày ở đây để hoàn thành các cảnh quay. Sau khi kết thúc, đúng như hẹn với Cục Văn hóa Lãnh Thủy Giang, đoàn Tây du ký trở lại và biểu diễn văn nghệ tại đây một đêm. Khán giả đến theo dõi đông nghịt và sự ủng hộ của mọi người hết sức sôi nổi. Một số diễn viên trong đoàn kể lại với đạo diễn Dương Khiết, những con đường dẫn vào sân khấu ngoài trời hay những khung cửa sổ đều nêm kín người xem, không khí vô cùng náo nhiệt và sôi động.
Một tiết mục văn nghệ quần chúng của diễn viên đoàn Tây du ký.
Tuy nhiên điều làm Dương Khiết lấy làm hết sức bất ngờ và sốc sau khi biết Cục Văn hóa Lãnh Thủy Giang đã tổ chức thu tiền của quần chúng khán giả tại buổi liên hoan văn nghệ thực chất là miễn phí của đoàn phim Tây du ký. Ngay buổi tối hôm đó, Diêm Hoài Lễ (vai Sa Tăng) chạy đến và nói với Dương Khiết: “Đạo diễn! Buổi văn nghệ tối nay ở Lãnh Thủy Giang có bán vé, ngoài ra cục ở đây còn chia cho đoàn vài trăm tệ, tôi từ chối mãi nhưng không được, đành phải cầm mang về đây. Chị xem nên xử lý thế nào đây?”.
Sự việc này thực sự khiến Dương Khiết vô cùng bất ngờ, bởi buổi diễn văn nghệ lần này chỉ là đêm liên hoan văn nghệ miễn phí đoàn dành cho khán giả địa phương: “Chẳng phải họ nói chỉ là liên hoan hay sao? Như thế này còn ra cái gì nữa, đúng là mang tiếng cả đoàn phim. Không được lấy tiền, anh mang trả lại đi”, Dương Khiếtyêu cầu Diêm Hoài Lễ mang trả lại số tiền trên cho lãnh đạo cơ quan văn hóa ở đây.
Thế nhưng Diêm Hoài Lễ vừa trở đi một lúc đã lại quay lại, nói thế nào họ cũng không nhận lại tiền, vì vậy Diêm Hoài Lễ lại cầm tiền trở lại đặt ngay trước mặtDương Khiết. Mọi người trong đoàn bắt đầu bàn ra tán vào nên xử lý số tiền này như thế nào. Có người cho rằng, nên dùng tiền để cải thiện bữa ăn cho anh em trong đoàn, người nói, buổi diễn này không phải do đoàn bán vé nên tiền không liên quan gì đến đoàn.
Một số ý kiến khác nhận định đây chính là công lao của đoàn bỏ ra, cầm tiền cũng không có gì là sai. Năm người mười ý, lời ra tiếng vào mãi không thôi. Rút cụcDương Khiết phải ra quyết định: “Số tiền này do công các anh chị diễn mà có, mọi người tự chia nhau, coi như là tiền ngoài ý muốn vậy. Chia thế nào tôi không quan tâm cũng không can dự nhưng anh chị nên nhớ, từ nay về sau không bao giờ diễn kiểu thu tiền như thế này, việc này là đi trái với ý định ban đầu của đoàn”.
Trì Trọng Thụy trong tạo hình Đường Tăng trong một buổi liên hoan văn nghệ.
Tháng 6 khi đoàn phim về Bắc Kinh để thực hiện quay những cảnh trên thiên đình như cảnh ở Linh Tiêu bảo điện, hội bàn đào, cung Quảng Hàm… Lúc đó có lãnh đạo trong đài Trung ương tìm đến Dương Khiết và yêu cầu bà phải viết báo cáo kiểm điểm. Dương Khiết mắt tròn mắt dẹt không hiểu có chuyện gì bắt bà viết kiểm điểm. Theo vị lãnh đạo, có người tố cáo đoàn phim Tây du ký, giờ lời tố cáo này đã được đưa lên cấp trên với nội dung đoàn phim tự ý tổ chức kinh doanh thương mại kiếm tiền.
Ngay trong lúc này, Dương Khiết vẫn chưa kịp nhớ ra đoàn đã biểu diễn thương mại kiếm tiền lúc nào. Khi vị lãnh đạo trên khẳng định: “Có người ở Lãnh Thủy Giang viết thư tố cáo như vậy”, lúc này Dương Khiế mới sực nhớ ra. Bà kiên quyết: “Tôi không có bán vé, sự việc này chúng tôi không hay biết, sau đó mới bị ép nhận tiền. Có gì tôi phải viết kiểm điểm”.
Đạo diễn Dương Khiết cũng kể rõ sự tình với vị lãnh đạo trên và yêu cầu đài nên đối chất với Cục Văn hóa của Lãnh Thủy Giang sẽ rõ hơn. Dường như lãnh đạo đã bắt đầu hiểu tình trạng mà Dương Khiết gặp phải, tuy nhiên vị này vẫn yêu cầu: “Thôi không cần đối chất, nói gì thì nói, tốt nhất chị nên thay mặt đoàn viết bản tường trình báo cáo lên trên”.
Một buổi biểu liên hoan văn nghệ ngoài trời của đoàn Tây du ký.
Dương Khiết vẫn một mực từ chối không chịu viết vì bà cho rằng, bà không làm gì sai, không mắc lỗi nên không viết kiểm điểm hay báo cáo. Vừa tức giận vừa bực mình, bà bỏ ra ngoài mặc kệ vị lãnh đạo nọ đứng chưng hửng.
Sau này Dương Khiết mới hay, sự việc là do một khán giả ở Lãnh Thủy Giang tố cáo. Người này vì không mua được vé vào xem đoàn Tây du kýbiểu diễn, vì quá tức giận nên đã viết một bức thư tố cáo gửi đến đài Trung ương. Sự việc thật đúng là đã khiến Dương Khiết dở khóc dở cười. Có điều là tai tiếng và tin đồn đoàn Tây du ký tự ý biểu diễn kiếm tiền đã ngày một lan rộng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Dương Khiết cũng như các thành viên trong đoàn.
Theo Khám phá
Ngộ Không, Bát Giới bị fan chặn đường để xin chữ ký
Cảnh tượng không khác là mấy so với bây giờ khi người hâm mộ vây quanh các diễn viên của đoàn phim "Tây du ký" để xin chữ ký, chụp ảnh lưu niệm, thậm chí cả chặn đường để được gặp thần tượng.
Công việc in ấn cũng nhận được rất nhiều ưu đãi và trợ giúp của anh giám độc Lô của xưởng in tại Hong Kong, việc dịch văn tự từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Anh trên áp phích được miễn phí. Hơn nữa, việc in ấn cũng tiến hành hết sức nhanh gọn, chẳng mấy chốc đã giao đầy đủ cho Dương Khiết vào dịp tháng 3/1987. Tổng cộng chi phí cho việc in ấn không hết là bao khi vẫn còn thừa đến 1.800 HKD (gần 5 triệu đồng hiện tại), đồng thời được giám đốc Lô gửi trả không thiếu một xu. Dương Khiết lại mang số tiền thừa trả lại cho trung tâm sản xuất phim của CCTV.
Những bức tranh hay sách ảnh của đoàn phim Tây du ký đều nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người hâm mộ.
Một cuốn sách ảnh Tây du ký có cả lịch và tem bán cho người hâm mộ.
Những tập tranh ảnh, sách ảnh in đều vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Dương Khiết liền đem đến đưa cho đài và các bộ phận ở trung tâm sản xuất phim của CCTV, số còn lại bà mang về để lại ở đoàn. Những tranh ảnh này đã phát huy tác dụng đáng kể. Mỗi nơi đoàn phim đi qua đều mang từ hai đến bà thùng đựng tranh dùng làm quà "quan hệ" cho các địa phương, vừa làm quà lưu niệm bán cho công chúng, khán giả tại nơi đoàn phim thực hiện bấm máy. Giá mỗi bức khi đó là 1 NDT, tiền bán được thu về giao cho kết toán thu và giao cho cấp trên của đoàn, phần để cải thiện chút đồ ăn tươi cho anh em trong đoàn.
Đạo diễn Dương Khiết bên các em nhỏ khi đoàn Tây du ký quay tại Lan Đình, Thiệu Hưng.
Diễn viên Mã Đức Hoa trong vai Trư Bát Giới ký sách ảnh tặng cho một du khách nước ngoài tại Tô Châu.
Mã Đức Hoa chụp ảnh lưu niệm cùng du khách khi đoàn phim thực hiện quay tại một hoa viên ở Tô Châu.
Những bức tranh này của đoàn phim được người hâm mộ đón nhận và thích thú vô cùng, thường bán một lúc đã hết veo, đúng là bán đắt như tôm tươi. Vốn đoàn muốn sử dụng những bức tranh in để thu hút và gây sự chú ý cho người hâm mộ, tránh tình tràng tắc nghẽn tại nơi đoàn thực hiện quay phim. Ai dè chính việc làm này khiến đoàn gặp không ít phiền phức. Người hâm mộ mua tranh rồi nhưng cảm thấy còn chưa đủ, mọi người còn vây kín thành viên đoàn là những diễn viên chính của phim để xin chữ ký. Mặc dù đoàn ai nấy lấy làm hết sức phẩn khởi, rảnh là liền ký tặng người hâm mộ.
Ví dụ ở danh thắng Cửu Hoa Sơn, khi đoàn quay xong và chuẩn bị lên đường bị một lượng lớn khách du lịch tại đây, bao gồm phần lớn các sinh viên đại học ở những nơi khác đến du lịch, họ đi cả ngày tới tối thì đến nơi nên không gặp đoàn phim. Sang ngày thứ hai gặp đúng lúc đoàn chuẩn bị lên xe bị họ chặn ngay ở cổng chính đòi mua tranh. Khổ nỗi sau khi mua tranh xong lại đòi xin chữ ký cho bằng được. Chưa hết, mua tranh, xin chữ ký rồi lại muốn chụp ảnh lưu niệm cùng diễn viên, chính vì vậy đã làm mất không ít thời gian của cả đoàn.
Nghệ sĩ Trì Trọng Thụy vai Đường Tăng (đội mũ) đang mải ký tặng lên sách ảnh cho người hâm mộ.
Lục Tiểu Linh Đồng vai Tôn Ngộ Không được các em học sinh tiểu học ở Lan Đình, Thiệu Hưng vây quanh trò chuyện.
Mã Đức Hoa trong vai Trư Bát Giới được các em học sinh tiểu học ở Lan Đình, thành phố Thiệu Hưng vây quanh bày tỏ tình yêu mến.
Mã Đức Hoa trong vòng vây của các fan nhí.
Niềm vui là vậy, nhưng số tiền 3 triệu NDT về sau đã bắt đầu khiến đoàn lo lắng bởi vật giá ngày một tăng mạnh, như vậy khó lòng hoàn thành được toàn bộ các tập phim với số tiền này. Mọi thứ đã bắt đầu trở nên đắt đỏ hơn, một số danh thắng đã đi vào kinh doanh, thương mại hóa du lịch, điều này dẫn đến việc phải chi trả vé vào cho đoàn phim. Như vậy, giá trị đồng tiền giờ đây đã không còn như trước, duy chỉ có mỗi thù lao của anh em trong đoàn là vẫn giữ nguyên, vẫn ở mức 90 NDT (gần 305.000 đồng) là cao nhất cho mỗi ngày quay, mức thấp nhất là 30 NDT (102.000 đồng). Như thế tổng cộng tiền cho toàn bộ quá trình quay không thể đủ trả lương cho anh em trong đoàn.
Dương Khiết cũng nhận ra những vấn đề sẽ hiển hiện ra trước mắt, phim chưa kịp quay xong nhưng tiền thì chẳng mấy đã hết, khó khăn chồng chất khó khăn. Trước đây chỉ cần 3 triệu tệ có thể quay xong 15 tập trong vòng 3 năm, giờ may chỉ trụ được đến năm thứ hai với khoảng 10 tập. Phía đài thắt chặt kinh tế, thời gian lại không cho phép. Việc đã đến nước này, đạo diễn Dương không thể không cất công đi tìm tài trợ lần nữa. Chính điều này dẫn Dương Khiết đưa ra quyết định hết sức đau lòng khi phải cắt bỏ 5 tập, chỉ còn giữ lại 25 tập.
Vấn đề biết bỏ 5 tập nào? Suy đi tính lại cuối cùng cũng quyết định bỏ là Gặp nạn ở Thông Thiên hà, Mỹ Hầu Vương thật giả, Thu phục yêu trâu xanh, Cứu nạn Tiểu Nhi thành và Bị chặn núi Sư Đà. Dương Khiết đã phải lấy hết sức bình sinh để bỏ đi 5 tập phim trên, điều làm bà hết sức tiếc nuối và day dứt. Trong thâm tâm nữ đạo diễn đã nghĩ nhất định trong tương lai dù có bao lâu đi nữa sẽ phải quay bổ sung cho hoàn thiện khi có đủ kinh phí.
Đúng như mong ước của nữ đạo diễn Dương, 5 tập bần cùng phải cắt bỏ dã được bà ấp ủ và sau hơn 20 năm sau bà mới lại có điều kiện để quay tiếp. Năm 1998-1999, bà đã gộp các thành viên từng tham gia phần 1 của Tây du kýđể dựng nốt 5 tập bị lỡ dở. Tuy nhiên, bà đã viết thêm kịch bản và cho ra đời thêm 14 tập phim với tổng cộng 16 tập bổ sung cho những chuyện trên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh mà phần một chưa thâu tóm được hết hết. Năm 2000, phần 2 được lên sóng ra mắt công chúng.
Phần 2 của phim lấy bối cảnh thầy trò Đường Tăng trở về Trường An và kể lại lần lượt những khó khăn, trắc trở do yêu ma quỷ quái quấy nhiều trên đường đi cho vua Đường Thái Tông nghe.
Đạo diễn Dương Khiết đã đặt tên cho trọn bộ 16 tập phim sau là Tây du ký tục biên (Nghĩa là: Tây du ký phần tiếp theo). Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều khán giả, phần 2 không hấp dẫn bằng phần 1. Ý kiến khán giả cho rằng, nội dung phần 2 không cô đọng, lạm dụng kỹ xảo. Yếu tố nhạc phim cũng như tạo hình nhân vật không thực sự hấp dẫn, diễn viên già đi nhiều đã khiến cho phim không còn cái hồn vốn có của trước đây.
Có lẽ phim không thành công còn do cái bóng của phần 1 quá lớn. Âm nhạc sử dụng cho phần 2 cũng là nguyên nhân thất bại cho phim, nếu như phần 1, âm nhạc đã khiến cho phim thành công, chính phần 2 âm nhạc đã được thay mới hoàn toàn.
Theo Khám phá
Nữ đạo diễn Tây Du Ký kiệt sức khi đang làm phim Kỷ niệm của đạo diễn Dương Khiết trong một lần quay thì gặp "sự cố" và thái độ hoài nghi của bà với các thành viên đoàn. Hạ tuần tháng 3/1984, đoàn phim trong thời gian quay tập 5 Hầu vương bảo Đường Tăng tại khu vực núi Vũ Di và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào ngày 13/4. Bởi theo lịch...