Thầy trò chế tạo robot phục vụ người cách ly vì dịch COVID-19
Chỉ chưa đầy một tuần, nhóm thầy trò khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng đã chế tạo thành công robot thay con người phục vụ trong khu cách ly vì dịch COVID-19.
Robot vận hành tốt trong buổi chạy thử chiều 22-3 – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Sau khi xác định nhu cầu của bệnh viện, nhóm 5 thầy trò, cựu sinh viên khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng đã lên ý tưởng và thiết kế, chế tạo robot vận chuyển thức ăn phục vụ trong các khu vực cách ly. Robot vừa chạy thử thành công chiều 22-3.
Thức ăn, thuốc và các vật dụng cần thiết sau khi đặt lên robot, sẽ được đưa vào tận các phòng cách ly. Robot sẽ phát loa thông báo cho người trong phòng bệnh. Bác sĩ và người cách ly có thể trao đổi qua hệ thống loa, micro trên robot mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
Robot chạy thử để đưa vào phục vụ trong khu cách ly COVID-19 – Video: ĐOÀN NHẠN
Con robot đầu tiên do trường này chế tạo sẽ được đưa vào vận hành ngày mai 23-3 tại bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng.
Robot được điều khiển đơn giản bằng một nút điều chỉnh đa hướng. Thân robot này được làm bằng thép không gỉ, cấu tạo đơn giản không có nhiều góc cạnh nên dễ phun khử trùng.
Nhóm chế tạo cùng các giảng viên khoa Cơ khí chạy thử robot – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Trên robot có camera để quan sát người trong phòng cách ly, có hệ thống loa để bác sĩ theo dõi tình trạng người cách ly.
Ưu điểm của robot là tốc độ có thể được điều chỉnh linh hoạt, có thể mở rộng để vận chuyển những đồ vật phức tạp, chuyển người trong trường hợp cần thiết với tải trọng lên đến cả trăm cân.
Bác sĩ và người cách ly có thể trao đổi qua hệ thống loa, micro trên robot mà không cần tiếp xúc trực tiếp
Theo TS Võ Như Thành, trưởng bộ môn Cơ điện tử – khoa Cơ khí, người tham gia chế tạo robot, khó nhất là tất cả các công đoạn chỉ thực hiện trong vòng 1 tuần. Thầy trò phải thuyết phục các đơn vị gia công gác hết các việc khác để tập trung hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm trong tình hình dịch bệnh đang căng thẳng.
Chi phí làm gấp rút gia công và linh kiện khoảng 50 triệu đồng, nếu làm số lượng trên 10 robot thì giá thành sẽ giảm nhiều.
Robot được điều khiển đơn giản bằng một nút điều chỉnh đa hướng – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Thân robot đơn giản với thép chống gỉ tiện cho việc khử trùng và chịu được tải trọng lớn
PGS Lưu Đức Bình, trưởng khoa Cơ khí, trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng, cho biết hiện robot đầu tiên được trường bàn giao miễn phí cho bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Chi phí chế tạo robot từ khoa, nhà trường cùng với sự hỗ trợ của Qũy Khoa học Công nghệ ĐH Đà Nẵng.
“Robot sẽ có chức năng tiếp phẩm phục vụ cho các bệnh nhân trong thời gian cách ly điều trị để giảm bớt khối lượng công việc cho các nhân viên y tế, hơn hết nhằm ngăn ngừa, giảm lây lan cũng như đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y tế trong công tác phòng chống dịch”- thầy Bình nói.
ĐOÀN NHẠN
Nhu cầu sử dụng robot 'tuần tra' tăng cao trong mùa dịch COVID-19
Trong khi nhiều ngành công nghiệp khác đang phải vật lộn với những thiệt hại kinh tế lớn do dịch COVID-19 gây ra, một công ty công nghệ cho biết sự bùng phát virus SARS-CoV-2 thúc đẩy nhu cầu sử dụng robot tại Trung Quốc.
Robot Robobony bên ngoài văn phòng công ty ZhenRobotics ở Bắc Kinh.
Anh Liu Zhiyong, Giám đốc điều hành của Công ty ZhenRobotics, đã giới thiệu mô hình robot hàng đầu của họ mang tên RoboPony. Đây là loại robot tuần tra 6 bánh, cao 68 cm, màu vàng sáng và có tính năng tự lái vượt trội. Hiện tại, nó đang được nhiều siêu thị bán lẻ, trung tâm thương mại, bệnh viện, khu chung cư sử dụng để phát hiện và nhắc nhở những người không đeo khẩu trang.
RoboPony được điều khiển thông qua một ứng dụng điện thoại di động, có thể mang theo 40 kg hàng hóa và di chuyển với tốc độ lên tới 10 km/giờ.
Anh Liu là một trong số hàng triệu doanh nhân đang dần trở lại làm việc sau khi Trung Quốc tuyên bố đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, một số nhân viên của anh sinh sống tại Hồ Bắc - nơi bùng phát dịch bệnh - được phép làm việc tại nhà.
Nhân viên văn phòng của ZhenRobotics tất bật làm việc khi các đơn đặt hàng tăng cao.
Không giống như các hãng hàng không, khách sạn và các ngành công nghiệp khác đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lâu dài và khó phục hồi, Liu cho biết các đơn đặt hàng tại công ty anh đã tăng gấp 3 lần kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
"Dịch bệnh khiến mọi người nhận thức được sự mỏng manh của sự sống. Robot có thể bù đắp được những hạn chế của con người và cung cấp nhiều dịch vụ mà họ có thể tin tưởng. Niềm tin vào robot cũng đã được cải thiện đáng kể", ông Liu nói.
Nhân viên điều khiển robot tuần tra RoboPony trên ứng dụng điện thoại di động.
Ngày nay, robot được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy và các ngành công nghiệp tiêu dùng. Đây là một trong những mục tiêu phát triển công nghệ ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Chính phủ nước này coi đây là một ngành xuất khẩu mang lại lợi nhuận và là cách để bù đắp lực lượng lao động đang dần thu hẹp khi dân số già đi. Họ đã đầu tư và thành lập các khoa robot học tại nhiều trường đại học và viện nghiên cứu. Các nhà phát triển tư nhân cũng có thể hỗ trợ hoặc tài trợ nghiên cứu.
ZhenRobotics được thành lập vào năm 2016, thực hiện nghiên cứu và phát triển tại Đại học Zhongguancun tại thủ đô Bắc Kinh. Công ty chuyên nghiên cứu về học máy, thị giác máy tính và xe tự lái. ZhenRobotics có một trung tâm thử nghiệm ở phía Đông Nam tỉnh Chiết Giang, phía Nam Thượng Hải và nhà máy sản xuất tại thủ phủ công nghệ Thâm Quyến.
Robot tuần tra RoboPony cũng đang được sử dụng tại trung tâm thương mại Takoo Hui ở Thượng Hải. Nó có thể phát hiện ra những khách hàng để mặt trần và nhắc nhở họ đeo khẩu trang. Ngoài ra, RoboPony cũng cung cấp nước khử trùng tay và phát thông tin phòng chống virus đến với mọi người.
Một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Trung Quốc Suning.com đã sử dụng RoboPony để giao đồ ăn, nhiều hộ gia đình cũng sử dụng nó trong các nhu cầu cần thiết khác tại thời điểm bùng phát dịch bệnh.
RoboPony được điều khiển thông qua một ứng dụng điện thoại di động.
Nhu cầu sử dụng thương mại điện tử đã tăng vọt sau khi chính quyền tỉnh Hồ Bắc áp lệnh phong tỏa đối với 60 triệu dân này từ cuối tháng 1, hàng trăm triệu người ở các khu vực khác cũng được khuyến nghị nên ở nhà khi có thể.
Bên cạnh đó, Chính quyền thành phố Bắc Kinh còn cho robot tuần tra tăng cường tuyên truyền phòng chống COVID-19 và đưa loại robot này vào danh sách chính thức về công nghệ mới chống dịch bệnh.
Sắp tới, công ty robot của Liu sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khử trùng bằng tia cực tím và các tính năng liên quan đến vệ sinh thông minh khác. Công ty cũng có kế hoạch sản xuất 90 con robot trong 6 tuần tới khi nhận được số lượng đơn đặt hàng lớn.
Nhân viên của ZhenRobotics vẫn đang miệt mài cho các kế hoạch sắp tới.
Hải Vân
Robot có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người Một nghiên cứu mới được công bố bởi Đại học Yale đã tiết lộ robot có thể thay đổi sự tương tác giữa con người. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm khi họ muốn tìm hiểu về hành động và biểu cảm của robot có thể ảnh hưởng đến sự tương tác với một nhóm ba người. Và họ...