‘Thầy thuốc quân hàm xanh’ lên đường vào Nam chống dịch
58 cán bộ quân y biên phòng vừa xuất quân tăng cường, chi viện vào miền Nam thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19.
Thầy thuốc quân hàm xanh quyết tâm lên đường chống dịch – Ảnh: Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng
Sáng nay 23-8, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng tổ chức lễ xuất quân tăng cường lực lượng quân y cho các tỉnh phía Nam thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19.
Đợt này, 58 cán bộ quân y được tăng cường lên đường “chia lửa” với quân dân miền Nam.
Tại lễ xuất quân, trung tướng Đỗ Danh Vượng – chính ủy Bộ đội biên phòng – tin tưởng, đoàn cán bộ quân y của bộ đội biên phòng lên đường lần này sẽ ý thức rõ vinh dự của bản thân, trách nhiệm của người thầy thuốc quân hàm xanh vì nhân dân phục vụ.
“Nhiều đồng chí mặc dù gia đình, bản thân còn gặp nhiều khó khăn, hoàn cảnh không thuận lợi, nhưng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ viết đơn tình nguyện lên đường tham gia phòng, chống dịch”, trung tướng Đỗ Danh Vượng nói.
Video đang HOT
Trung tướng Đỗ Danh Vượng, bí thư Đảng ủy, chính ủy Bộ đội biên phòng, động viên cán bộ quân y trước lúc lên đường – Ảnh: THU HÒA
Trước lúc lên đường, chính ủy Bộ đội biên phòng yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ tăng cường lần này tiếp tục xác định rõ vinh dự, trách nhiệm của người lính tiên phong trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh, xây dựng ý chí, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Chấp hành nghiêm mọi sự điều động, phân công nhiệm vụ, điều lệnh kỷ luật, các quy chế, quy định của địa phương, đơn vị mình đến tăng cường, thích nghi nhanh, hòa nhập tốt với điều kiện của địa phương, đơn vị.
“Đồng cam, cộng khổ với đồng chí, đồng đội và nhân dân. Vận dụng tốt nhất những kiến thức đã được đào tạo, kiến thức đã được tập huấn những ngày qua và kinh nghiệm công tác của bản thân để thực hiện tốt nhất công tác chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao” – trung tướng nhấn mạnh.
Sáng nay thầy thuốc quân hàm xanh đã lên đường vào chi viện cho miền Nam chống dịch – Ảnh: THU HÒA
Viết đơn tình nguyện lên đường, trung tá chuyên nghiệp Phạm Văn Đệ (Đồn biên phòng Cửa Lân, Bộ đội biên phòng tỉnh Thái Bình) bày tỏ:
“Là một quân y phục vụ trong lực lượng vũ trang nói chung, bộ đội biên phòng nói riêng, chứng kiến hình ảnh của cán bộ, chiến sĩ các lực lượng công an, quân đội, y tế đang ngày đêm trực chốt trên các tuyến đường, các tổ dân phố, cũng như hỗ trợ tại các khu vực cách ly, bản thân tôi rất xúc động và tha thiết được đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch”.
Gần 2 năm qua, bộ đội biên phòng luôn là lực lượng tiên phong của tuyến đầu, thiết lập “vành đai thép” trên biên giới với 1.974 tổ, chốt với 8.221 cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tham gia ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép và phòng chống dịch.
Hơn 14.500 nhân viên y tế được huy động hỗ trợ chống dịch tại miền Nam
Từ đầu tháng 7 đến nay, Bộ Y tế, các địa phương, các bệnh viện, trường y dược, các viện đã huy động tổng cộng hơn 14.500 nhân viên y tế tham gia hỗ trợ chống dịch tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.
Trong đó, Bộ Y tế cử gần 200 người là lãnh đạo Bộ và lãnh đạo, chuyên viên các Cục/Vụ/Viện. 35 tỉnh, thành phố cũng huy động gần 2.000 người tới TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu.
Về nhân lực khối các trường y dược, 12 trường huy động hơn 7.500 người tới TPHCM, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu. 27 bệnh viện trung ương huy động 2.731 người tới TPHCM, Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Bộ Y tế, các địa phương, các bệnh viện... đã huy động một lượng lớn nhân lực để hỗ trợ phòng chống dịch tại các tỉnh phía Nam.
Đồng thời, 10 bệnh viện trung ương thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực cũng huy động 1.246 người tới các Trung tâm Hồi sức tích cực tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long.
Số liệu này không bao gồm lực lượng y tế tại chỗ của các tỉnh, thành đang trực tiếp chống dịch.
Theo Bộ Y tế, trong số hàng ngàn cán bộ y tế tham gia chống dịch đợt 4 này có các bác sĩ, điều dưỡng, giảng viên, sinh viên từ các trường y, tình nguyện viên... Số còn lại là các nhân viên trợ giúp công tác hành chính, hậu cần, truy vết..., hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm và vận chuyển mẫu xét nghiệm...
Bên cạnh đó, 5 Giám đốc các bệnh viện tuyến trung ương là Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế và Đại học Y Dược TPHCM được giao đảm đương kiêm nhiệm Giám đốc bệnh viện hồi sức Covid-19 TPHCM quy mô 1.000 giường và 4 Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 của Bộ Y tế tại TPHCM với quy mô 500 giường/Trung tâm để điều trị bệnh nhân nặng.
Bên cạnh đó, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đảm đương kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp cứu người bệnh Covid-19 với quy mô gần 500 giường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tại tỉnh Long An, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đang kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19; tại tỉnh Vĩnh Long là Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.
Cùng với hỗ trợ về nhân lực, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ vật tư, trang thiết bị như thành lập Kho dã chiến tại TPHCM để tập kết vật tư, trang thiết bị y tế hỗ trợ Thành phố và các tỉnh phía Nam.
Trong đợt dịch thứ 4 đến nay, Bộ Y tế đã quản lý, cấp phát gần 5.000 máy thở (trong đó có 4080 máy thở dòng cao HFNC), 191 máy xét nghiệm RT-PCR, 93 máy tách chiết, 10 máy ECMO, 50 máy lọc máu và hàng triệu test xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Hàng trăm thầy thuốc Thủ đô tiếp tục đổ vào miền Nam chống dịch Sáng 19/8, 122 y bác sĩ BV Phụ sản Trung ương lên đường vào miền Nam hỗ trợ chống dịch Covid-19. BV Bạch Mai, BV Mắt Trung ương, Bệnh viện E... cũng tiếp tục chi viện các đoàn tiếp theo vào miền Nam. Sáng 19/8, 122 cán bộ viên chức Bệnh viện Phụ sản Trung ương xuất quân vào miền Nam chống dịch...