Thay thế Android là ‘nhiệm vụ bất khả thi’ với Huawei
Nhiều chuyên gia nhận định công ty Trung Quốc không thể tạo ra được hệ điều hành tốt, ổn định như Android hay Windows.
Vào tháng 5/2019, Google đã tuân theo quy định của Bộ Thương mại Mỹ và rút giấy phép sử dụng Android của Huawei. Nhiều thông tin cho thấy Huawei đã phát triển một hệ điều hành mới có tên Hongmeng OS hoặc Ark OS cho thiết bị di động để thay thế Android.
Tuy nhiên những chuyên gia phần mềm cho rằng thay thế Android là điều không thể.
Làm phần mềm không phải thứ khó nhất
Business Insider phỏng vấn nhiều chuyên gia phần mềm, và họ đều có chung nhận định việc xây dựng phần mềm không khó. Cái khó nhất là xây dựng một hệ sinh thái gồm các ứng dụng và dịch vụ như Google cung cấp cho Android.
“Đó là một việc rất khó”, Andreas Gal, Giám đốc kỹ thuật tại Mozilla nói. Ông Gal từng đóng vai trò phát triển hệ điều hành Firefox OS của Mozilla.
Hệ điều hành do Huawei phát triển được gọi là HongMeng OS tại Trung Quốc, và Ark OS ở nước ngoài.
Sau khi bị Google chấm dứt hợp tác, Huawei tiết lộ họ đang đẩy nhanh quy trình phát triển hệ điều hành và chợ ứng dụng của mình. Tuy nhiên Huawei cũng không phải công ty duy nhất từng muốn thách thức nền tảng phần mềm khổng lồ.
Vào thập niên 1980 và 1990, các công ty như Commodore, Be và Next cùng những lập trình viên như Linus Torvalds đã thách thức sự thống trị của Windows bằng nhiều hệ điều hành, trong đó nền tảng Linux có thể coi là thành công nhất.
Trên mặt trận smartphone, BlackBerry, Palm, Microsoft và Mozilla đều từng có những nỗ lực thách thức Android của Google và iOS của Apple. Tuy nhiên tạo hệ điều hành không khó, làm thế nào để tạo hệ sinh thái đủ thu hút mới là thứ khó.
Nhiều hệ điều hành từng muốn thách thức Windows và macOS trên máy tính, nhưng rơi vào vòng luẩn quẩn khi không đủ người dùng lẫn nhà phát triển.
Ông Jean-Louis Gassée cũng đồng ý với nhận định đó. Từng là COO của Apple và CEO của Be, ông Gassée đã tạo ra hệ điều hành BeOS thách thức Windows và macOS nhưng không thành công. Ông cho rằng Huawei đủ tiềm lực và nhân lực để tạo nên một hệ điều hành mới, thậm chí cũng không cần mất nhiều thời gian để tạo ra “một sản phẩm dùng được” trên smartphone.
Tuy nhiên cũng giống như nhiều nỗ lực trước đó, hệ điều hành này không thể thu hút đủ lượng người dùng, và từ đó không thể hấp dẫn những nhà phát triển tạo ra ứng dụng cho hệ điều hành.
Video đang HOT
“Đây cũng giống với trường hợp mà chúng tôi gặp khó khăn trong quá khứ. Đó là một trạng thái luẩn quẩn, không lối thoát”, ông Andreas Gal nhận xét.
Huawei sẽ phải tự làm ứng dụng
Khi bị Google rút giấy phép, Huawei sẽ không thể sử dụng các dịch vụ của Google bao gồm CH Play, YouTube, Gmail và Google Maps. Đây đều là những dịch vụ quan trọng đối với người dùng Android.
“Không có ứng dụng của Google, họ không còn cơ hội nào”, một cựu lãnh đạo trong ngành di động yêu cầu giấu tên nói với Business Insider.
Không chỉ có các ứng dụng Google, Huawei còn phải tìm cách thay thế một loạt ứng dụng khác được yêu thích do những công ty Mỹ phát triển. Kể cả trong trường hợp các nhà phát triển không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Mỹ, họ cũng không có nhiều động lực tạo một phiên bản riêng cho hệ điều hành chỉ dùng trên máy Huawei.
Không có Android và các dịch vụ của Google, những smartphone như P30 Pro khó thành công dù phần cứng rất tốt.
Theo ông Gassée, Huawei có thể học theo Amazon và tạo một phiên bản dành riêng cho ứng dụng Google hay Facebook. Trên những mẫu máy tính bảng Kindle Fire, ứng dụng chính thức của Google không xuất hiện nhưng vẫn có những ứng dụng thay thế giúp người dùng truy cập Gmail hoặc YouTube.
“Giống như trên máy tính vậy, bạn có thể truy cập dịch vụ Google rất dễ dàng mà không cần ứng dụng riêng”, ông Gassée giải thích.
Tuy nhiên việc phát triển này không đơn giản là tạo một phiên bản web, bởi Huawei có thể vướng vào rắc rối pháp lý nếu Google không cho phép họ sử dụng. YouTube và Gmail là những thương hiệu đã đăng ký bản quyền, do đó Huawei sẽ không được sử dụng các tên này cho ứng dụng tự mình tạo ra.
“Không đơn giản cứ vẽ một biểu tượng YouTube và cho lên máy là xong”, Gal nhận xét.
Ngoài ra, nhiều dịch vụ thông thường yêu cầu những quyền truy cập rất sâu trong thiết bị. Ví dụ với dịch vụ bản đồ, smartphone phải cấp phép để ứng dụng truy cập vào kết nối Wi-Fi và sóng di động nhằm định vị nhanh hơn.
Tương tự, để sử dụng chức năng dẫn đường ứng dụng cần cơ sở dữ liệu được cập nhật mới nhất về các tuyến đường, loại hình giao thông. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu để làm dịch vụ định vị không đơn giản, khó hơn rất nhiều so với sử dụng dịch vụ có sẵn của Google.
“Những thử thách đó có thể khiến họ chán nản”, ông Gal cho biết.
Theo Business Insider, cơ hội thành công của Huawei giờ nằm ở các nước đang phát triển. Lượng người dùng smartphone tại đây chưa nhiều, và giá cả có thể là yếu tố thuyết phục hơn là các dịch vụ và hệ sinh thái. Do đó, hệ điều hành của Huawei có thể tìm được các khách hàng tại đây.
“Tuy nhiên ở mọi nơi khác thì họ không có cơ hội. Tôi nghĩ chuyện này rất khó, tất cả bởi vì hệ sinh thái ứng dụng”, nhà lãnh đạo trong ngành di động nhận xét.
Theo Zing
Những điều bạn nên biết sau sự kiện Google ngưng cấp phép Android cho Huawei
Trong 1 tuần trở lại đây sự kiện Google ngưng cấp phép Android cho Huawei đã gây chấn động trên thị trường, nhất là trong thời điểm Huawei đang có bước tiến vượt bậc trên thị trường Smartphone.
Nhà sản xuất Trung Quốc này đã bất ngờ trước động thái từ ông lớn của xứ sở "Cờ Hoa". Vậy với sự kiện này thì bạn cần biết những thông tin thiết yếu nào? Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu.
Điểm lại những Spotlight trong vụ Google ngưng cấp phép Android cho Huawei
Hãng tin Reuters ngày 20-5 (giờ Việt Nam) dẫn lời một nguồn tin độc quyền cho biết Google phải tạm ngưng kinh doanh với Huawei. Theo như những thông báo từ hãng tin còn cho biết, Huawei sẽ chỉ được sử dụng các phiên bản công khai của Google chứ không có quyền truy cập vào các ứng dụng, dịch vụ của hãng này.
Trang tin công nghệ The Verge phân tích rằng Huawei hiện bị hạn chế sử dụng Dự án mã nguồn mở Android (AOSP). Điện thoại Huawei vốn dĩ chỉ có thể sử dụng bản cập nhật bảo mật cho Android nếu được tiếp cận AOSP.
(Nguồn: Rappler)
Từ lâu thì các ứng dụng như Google, Youtube bị chính phủ Trung Quốc chặn đứng và thay thế bằng 1 loạt ứng dụng khác. Chính vì vậy Google ngưng cấp phép Android cho Huawei không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm người dân nước này. Thế nhưng, với tham vọng tăng doanh số trên toàn cầu thì chắc chắn Huawei sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về danh tiếng cũng như chất lượng sản phẩm.
Reuters khẳng định điện thoại Huawei bên ngoài Trung Quốc sẽ lập tức mất quyền tiếp cận các bản cập nhật trong hệ thống hoạt động của Android. Các phiên bản Huawei trong tương lai chạy trên nền Android cũng sẽ không được truy cập vào những dịch vụ phổ biến như cửa hàng ứng dụng Google Play Store, thư điện tử Gmail hay ứng dụng video YouTube. Động thái của Google được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Huawei bị đưa vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, trong đó hạn chế các công ty Mỹ bán sản phẩm cho Huawei.
Không thể nâng cấp lên hệ điều hành mới nhất của Android
Điều đầu tiên mà mọi người dùng các thiết bị của Huawei cần phải biết là mặc dù Google ngưng cấp phép Android cho Huawei. Thế nhưng các sản phẩm smartphone của Huawei vẫn tiếp tục được sử dụng Google Play và Google Play Protect. Điều đó đồng nghĩa điện thoại Huawei hiện tại vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
(Nguồn: GSMArena.com)
Thế nhưng điểm mấu chốt nằm ở chỗ, cho dù hoạt động bình thường nhưng chiếc điện thoại đó chắc chắn không thể nâng cấp, cập nhật lên phiên bản Android Q mới nhất. Như vậy, nếu đang có trong tay P30 Pro, Mate 20 hay smartphone khác của Huawei, người dùng vẫn sử dụng nó bình thường, nhưng không thể nâng cấp nếu có bản Android mới hơn trong tương lai, hoặc có thể tải phiên bản mã nguồn mở AOSP (Android Open Source Project) nhưng tính bảo mật không cao và thiếu rất nhiều tính năng.
Tịnh trạng này sẽ không ảnh hưởng tại Trung Quốc, nhưng ở thị trường quốc tế sẽ chịu tổn thất nặng
Sự việc này được xem là nổ ra vào ngày 15/5 khi mà tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia, trong đó có Huawei. Với hạnh động rất cứng rắn của Google dành cho Huawei, đây thực sự là một "cú tát" khá mạnh ảnh hưởng đến mọi mặt của hãng điện thoại số 1 Trung Quốc này.
(Nguồn:The Verge)
Một sự trái ngược khá rõ rệt rằng, nếu như Google ngưng cấp phép Android cho Huawei, thì người dùng tại Trung Quốc hầu như sẽ không bị ảnh hưởng bất kỳ điều gì, bởi từ lâu các thiết bị Smartphone nói chung tại Trung Quốc đều sử dụng các ứng dụng tự phát triển. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho công ty này kinh doanh ở thị trường khác như Mỹ, châu Âu, châu Á... Việc cấm vận càng lâu, Huawei sẽ càng thiệt hại nặng nề.
Microsoft có thể ngừng hợp tác, các công ty Smartphone tại Trung Quốc dễ bị liên lụy
Một trong những điều mà người dùng đều biết là Smartphone Huawei chạy hệ điều hành Android, còn máy tính chạy Windows của Microsoft. Mà Microsoft là của Mỹ, vì vậy rất có thể là hãng công nghệ đến từ xứ sở Silicon này sẽ theo bước Google ngưng tất cả các hoạt động, dịch vụ trên các thiết bị chạy nền tảng Windows của hãng.
Rất có thể chúng ta không còn nhìn thấy hình ảnh này trong tương lai
Việc Google ngưng cấp phép Android cho Huawei đã gây ra rất nhiều hoang mang cho dư luận trong và ngoài nước khi mà động thái của Google nhắm trực tiếp vào Huawei. Tuy nhiên, xét về mặt lý thuyết thì tất cả các thương hiệu còn lại của Trung Quốc điển hình như Xiaomi hay Oppo đều sẽ bị liên lụy nếu lọt vào danh sách đen của Bộ Công Thương Mỹ do ảnh hưởng bởi "chiến tranh thương mại Mỹ - Trung".
Việc triển khai 5G cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều
Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới, đang nhận thầu xây dựng hệ thống mạng 5G cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, không ít máy móc và linh kiện trong đó công ty không sản xuất được, phải nhập khẩu từ bên ngoài, bao gồm các đối tác Mỹ.
(Nguồn: Pandaily)
Theo Bloomberg, Huawei đã dự trữ đủ chip và thành phần linh kiện quan trọng khác để duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong ít nhất ba tháng. Tuy vậy, nếu không tìm ra giải pháp thay thế trong thời gian này, tiến độ xây dựng mạng 5G có thể bị chậm đi đáng kể.
Theo VnExpress
Hệ điều hành riêng của Huawei sẽ có tên là "Ark OS", không phải "HongMeng" "Ark OS" có thể là tên gọi chính thức của hệ điều hành mà Huawei phát triển để thay thế cho Android. Đầu tuần trước, có báo cáo cho rằng Huawei đang phát triển hệ điều hành của riêng mình với tên gọi là "HongMeng OS" nhằm thay thế Android, sau khi bị Google "nghỉ chơi" do ảnh hưởng từ lệnh cấm của...