Thấy thanh tra, “bác sĩ” TQ vội cởi áo, chốt cửa
Khi đoàn thanh tra vào, 5 “bác sĩ” người Trung Quốc đang tổ chức khám chữa bệnh đã nhanh chóng cởi bỏ áo blouse và bỏ chạy lên tầng 7 của tòa nhà rồi chốt chặt cửa.
Ngày 18/10, bất ngờ kiểm tra Phòng khám đa khoa Châu Á (số 646 – 648 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, TP HCM), Thanh tra Sở Y tế TP HCM phát hiện tại đây có sai phạm.
Khi đoàn thanh tra vào, 5 “bác sĩ” người Trung Quốc đang tổ chức khám chữa bệnh đã nhanh chóng cởi bỏ áo blouse và bỏ chạy lên tầng 7 của tòa nhà rồi chốt chặt cửa. Sau khi thuyết phục không được, thanh tra nhờ lực lượng công an Phòng quản lý xuất nhập cảnh (Công an TP HCM) can thiệp và phát hiện tại đây có 8 “bác sĩ” người Trung Quốc.
“Bác sĩ” Trung Quốc cởi áo blouse trốn cơ quan chức năng
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng thanh tra còn phát hiện nhiều loại thuốc Trung Quốc không có sổ ghi, các phiếu xét nghiệm bằng chữ Trung Quốc…
Bác sĩ Phạm Kim Bình, Phó Chánh Thanh tra TP HCM, cho biết phòng khám này được cấp phép hoạt động khoảng tháng 6/2013. Tuy nhiên, phòng khám không đăng ký có người nước ngoài hành nghề. Việc người nước ngoài khám, chữa bệnh tại đây là sai quy định.
Video đang HOT
Nhiều loại thuốc tiếng Trung Quốc được phát hiện tại phòng khám
Cơ quan chức năng kiểm tra hồ sơ “bác sĩ chui”
Ngoài niêm phong một số loại thuốc, dịch truyền, hồ sơ, thanh tra yêu cầu phòng khám tạm ngưng các hoạt động khám chữa bệnh của người nước ngoài khi chưa được phép, đồng thời đóng cửa phòng thuốc của phòng khám cho đến khi xuất trình được các giấy phép liên quan. Hiện Phòng Quản lý xuất nhập cảnh cũng đã lập biên bản đối với 8 người Trung Quốc nói trên.
Theo Ng.Thạnh
Một loạt sai phạm ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM
Chỉ định mổ dịch vụ những bệnh nhân cấp cứu, các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP HCM còn bị cho là đã "rút ruột" hàng chục nghìn tấm phim để hưởng lợi.
Lượng phim thừa đã bị hai cá nhân của khoa Chẩn đoán hình ảnh mang bán, chia nhau tiền.
Theo tường trình của trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và kỹ thuật viên trưởng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, từ tháng 10/2010, bệnh viện triển khai hoạt động MSCT (chụp CT) giao cho khoa này căn cứ vào số phim thực tế sử dụng để xây dựng định mức tiêu hao vật tư trình lãnh đạo duyệt. Ban đầu, lượng phim mà khoa Chẩn đoán hình ảnh được duyệt là vừa đủ sử dụng. Tuy nhiên, sau khi tay nghề vững hơn, số phim bị hỏng ít đi khiến lượng phim thừa ra khá nhiều nên hai người này đã mang bán, hưởng lợi.
Ngoài việc "ăn" 18.000 tấm phim, đến tháng 7/2012, khoa Chẩn đoán hình ảnh còn bị Ban giám đốc bệnh viện phát hiện đã "rút ruột" 135 lọ thuốc cản quang.
Bên cạnh sai phạm ở khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương còn phát hiện bác sĩ ở khoa Mắt đã biển thủ 60 gói chất nhầy (chất phụ trợ để bác sĩ thao tác dễ dàng trong việc mổ phaco), chiếm đoạt hàng chục triệu đồng.
Tường trình với bệnh viện, bác sĩ trưởng khoa này cho biết, năm 2009, bệnh viện chưa có kỹ thuật mổ phaco nên phối hợp với nhà sản xuất để đặt máy. Trong phẫu thuật có sử dụng loại chất nhầy mà nhà sản xuất đóng gói đủ để dùng cho một bệnh nhân. Bệnh viện cũng đưa định mức sử dụng cho mỗi bệnh nhân theo lượng tương tự. Tuy nhiên, bác sĩ này thừa nhận, khi tay nghề đã thành thạo, những ngày mổ cho 9-10 bệnh nhân thì thừa một gói nhưng không báo cáo với khoa.
Liên quan đến những sai phạm ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thanh tra TP HCM còn phát hiện bệnh viện này có tình trạng "nhập nhằng" giữa điều trị dịch vụ và điều trị công.
Theo kết luận thanh tra, năm 2011 và 2012, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương triển khai 21 hoạt động dịch vụ, giá cả và phân chi thu nhập được giám đốc bệnh viện phê duyệt và quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ. Hoạt động này được cho là đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và tăng thu nhập cho bệnh viện, góp phần cải thiện đời sống công nhân viên.
Tuy nhiên, thanh tra thành phố cho rằng, bệnh viện này đã thực hiện hoạt động dịch vụ "cả trong và ngoài giờ hành chính", bác sĩ vừa hưởng lương nhà nước vừa hưởng tiền công từ điều trị dịch vụ. Trong đó, tỷ lệ điều trị dịch vụ năm 2011 chiếm hơn 53%, năm 2012 khoảng 47 % tổng số ca phẫu thuật thủ thuật toàn bệnh viện (cả trong và ngoài giờ hành chính).
Kết luận thanh tra chỉ ra rằng, một số bệnh thuộc diện cấp cứu cũng đã được Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đưa vào dịch vụ như viêm ruột thừa, viêm ruột thừa cấp, viêm ruột thừa mỡ, u nang buồng trứng vỡ... Tỷ lệ chia tiền công phẫu thuật giữa kíp mổ và bệnh viện còn chưa phù hợp, trong khi đó ca mổ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất của bệnh viện.
Trao đổi với VnExpress, Tiến sĩ Nguyễn Thi Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, ngay sau khi phát hiện các cán bộ sai phạm, hội đồng kỷ luật của bệnh viện đã cách chức, buộc họ bồi thường toàn bộ số tiền được cho là hưởng lợi bất chính. Thiệt hại không ảnh hưởng đến chất lượng điều trị bệnh nhân nhưng gây tổn thất cho bệnh viện.
Về việc được cho là "nhập nhằng" giữa điều trị công và dịch vụ, người đứng đầu bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho hay, trong 5 năm qua, bệnh viện đã phát triển rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các kỹ thuật chữa trị parkinson, phẫu thuật nội soi và những hoạt động chữa trị giảm miễn cho người nghèo.
"Chúng tôi luôn quan tâm đến người bệnh cũng như đời sống của anh em công nhân viên nhưng trong quá trình phát triển cũng có những mặt hạn chế. Một số em nôn nóng đi trước các thông tư khiến số ca điều trị dịch vụ còn cao. Điều này đã được bệnh viện chấn chỉnh ngay khi thanh tra đến làm việc. Hiện chúng tôi không còn mổ dịch vụ cho các ca cấp cứu nữa", ông Hùng nói.
Trước đó, ngày 7/10, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố kết luận thanh tra tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM và Bệnh viện Bình Dân vì đã thu tiền bệnh nhân loại phim cỡ lớn nhưng lại chụp phim cỡ nhỏ, liên kết với phòng khám tư hưởng "hoa hồng"... Các sai phạm tại hai bệnh viện này được cho là đã "ăn chặn nhiều tỷ đồng" của bệnh nhân.
Thiên Chương
Theo VNE
Hai bệnh viện lớn ở TP HCM 'ăn chặn nhiều tỷ đồng' Thu tiền bệnh nhân loại phim cỡ lớn nhưng lại chụp phim cỡ nhỏ, liên kết với phòng khám tư hưởng "hoa hồng"... Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM và Bình Dân bị cho là đã "ăn chặn" nhiều tỷ đồng của người bệnh. Ngày 7/10, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố kết luận thanh tra về...