Thay tên, tạo vỏ bọc mới để trốn truy nã 25 năm
Đêm đã khuya, khi mọi người trong xóm trọ đang ngon giấc sau một ngày lao động mệt mỏi thì bỗng giật mình tỉnh giấc vì tiếng ồn ào khi các chiến sĩ Cảnh sát mặc thường phục ập vào bắt giữ Hoàng Văn Lực – một người cũng đang ở trọ tại đây.p
Câu chuyện này khiến xóm trọ và ngay cả những người thân trong gia đình đối tượng này không khỏi bất ngờ, bàng hoàng, bởi trước giờ họ không hề biết ông Lực tên thật là Hoàng Văn Tiến – kẻ đang bị truy nã toàn quốc 26 năm nay…
“ Lâm tặc cộm cán” trong vỏ bọc một nông dân hiền lành
Hoàng Văn Lực là cái tên mà Hoàng Văn Tiến (57 tuổi, quê Thanh Hóa, ngụ xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) cố ý đổi lại để tạo vỏ bọc “ngụy trang” nhằm trốn tránh lực lượng chức năng truy nã mình 26 năm qua.
Điều Tiến không ngờ tới là qua từng ấy thời gian, Tiến cứ tưởng rằng mọi thứ sẽ rơi vào quên lãng, chẳng ai còn truy ra ông ta nữa, nhưng cuối cùng “lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”, Tiến vẫn bị các cán bộ Cảnh sát truy nã Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an tỉnh Đồng Nai lùng ra tung tích và bắt giữ. Sau đó cơ quan này đã bàn giao Tiến cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh để điều tra làm rõ về hành vi giết người.
Sự việc Tiến bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ để điều tra làm rõ về hành vi giết người sau 25 năm lẩn trốn khiến không những vợ con ông ta bàng hoàng, mà ngay cả những người dân sống cùng dãy trọ với vợ chồng ông cũng vô cùng ngạc nhiên, bởi lâu nay Tiến sống với vỏ bọc một người dân lao động hiền lành, chân chất.
Theo những người dân ở xóm trọ xã Đôn Thuận kể lại thì vào đêm khuya 15/8/2015, khi mọi người đang chìm vào giấc ngủ say sau một ngày lao động mệt mỏi, bỗng có tiếng động cơ xe máy ồn ào rồi tiếng bước chân vội vã đi vào khu trọ nghèo làm mọi người giật mình tỉnh giấc. Lúc này họ nghe tiếng nói chuyện rồi quát tháo và cả tiếng khóc phát ra từ phòng trọ số 1. Khi nhiều người dậy chạy ra xem thì không khỏi ngỡ ngàng khi biết Hoàng Văn Lực (tên giả của Hoàng Văn Tiến) bị các cán bộ Công an ập vào bắt giữ.
Chân dung kẻ trốn truy nã 25 năm qua.
Đúng ra, lúc đầu những người dân ở đây không hề biết ông Lực bị bắt vì tội gì bởi lâu nay Lực được đánh giá là người đàn ông hiền lành, chất phác, thương vợ thương con. Hằng ngày sống cạnh phòng trọ, họ thấy ông Lực tuy ít nói nhưng là người đàn ông tốt bụng và hay giúp đỡ người khác. Đặc biệt họ mến ông Lực ở đức tính chịu thương chịu khó. Vậy nhưng khi biết Lực bị bắt giữ vì tội danh giết người và đã bị truy nã toàn quốc 25 năm nay thì họ không còn tin vào tai mình nữa…
Dãy phòng trọ nơi gia đình bà Huệ thuê ở.
Video đang HOT
“Đêm đó khoảng 23h, tôi đang nằm trên giường chuẩn bị chìm vào giấc ngủ thì nghe tiếng ồn ào của xe máy đi vào dãy phòng trọ và tiếng người nói lớn tiếng. Lúc đó tôi cứ nghĩ họ là bạn bè hay người thân của ai đó tới chơi, đoán chừng tiếng ồn thì nhiều khả năng họ tìm vào phòng trọ của vợ chồng ông Lực. Nhưng lúc ấy, suy nghĩ lại thì tôi thấy hơi lạ vì trước giờ vợ chồng ông Lực chỉ chú tâm lo làm ăn, ít khi chơi bời nên hầu như không có ai đến chơi vào ban đêm cả. Thấy chuyện lạ nên tôi dậy xem có chuyện gì, vừa ra khỏi cửa thì tôi thấy mấy anh Công an viên của xã bên cạnh đi vào. Tôi nghĩ chắc có ai phạm tội gì thì Công an mới tới lúc đó. Dù vậy tôi chẳng bao giờ có thể ngờ được rằng ông Lực lại là một nghi phạm bị truy nã nhiều năm như vậy”, ông Lương Văn Luyến (56 tuổi), chủ dãy nhà trọ nơi gia đình ông Lực ở kể lại.
Theo cơ quan điều tra cho biết, vào năm 1990, Hoàng Văn Tiến là một “lâm tặc cộm cán” ở vùng rừng núi Nam Cát Tiên (thuộc địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Trong quá trình vào rừng cưa trộm gỗ, Tiến đã bị lực lượng kiểm lâm phát hiện và ngăn chặn. Trước khi nhanh chân trốn chạy biệt tích, Tiến hung hăng chống trả quyết liệt, đỉnh điểm là Tiến đã cầm súng bắn trọng thương hai nhân viên kiểm lâm. Sau đó, tên “lâm tặc” này đã bị Công an tỉnh Đồng Nai ra lệnh truy nã vì trốn khỏi nơi cư trú.
Từ đó đến nay, cơ quan chức năng đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để truy tìm nhưng vẫn không lần ra tung tích của Tiến khiến cho vụ án bị rơi vào ngõ cụt vì không bắt giữ được nghi phạm. Dù vậy, các chiến sĩ Cảnh sát truy nã vẫn không nản lòng, bao năm qua họ vẫn không ngừng truy tìm để đưa Tiến ra xử lý trước pháp luật.
Và 25 năm qua, dù Tiến đã thay đổi rất nhiều về hình dáng bên ngoài so với thời điểm Tiến gây án, và cố ý đổi tên khác, nhưng với sự kiên trì và bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Công an cuối cùng đã bắt giữ được đúng đối tượng cần tìm.
Có lẽ người bất ngờ và bàng hoàng nhất là bà Trương Thị Huệ (58 tuổi) – vợ ông Lực. Chắc chắn bà không thể ngờ rằng bao năm qua người đầu ấp tay gối với mình lại là một tội phạm bị truy nã với tội danh giết người như vậy. Gần ba chục năm làm vợ tội phạm giết người mà không hề biết
Theo lời bà Huệ chia sẻ, vào khoảng giữa năm 1990, ông Lực xuất hiện và đến thuê đất ở ấp Lộc Trung, xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng để trồng cà. Khu đất ông Lực thuê rất gần nhà bà Huệ ở. Hàng ngày ngoài việc trồng cà, ông Lực còn đi làm thuê làm mướn. Ai gọi thuê việc gì là ông nhận làm ngay… Lúc đó, bà Huệ đang đơn thân lẻ bóng, cũng đi làm thuê làm mướn để kiếm sống qua ngày. Thấy ông Lực thui thủi một mình, lại cần cù chăm chỉ và nhiều lần đi làm chung nên bà Huệ đem lòng quý mến…
Bà Huệ không ngờ người chồng hết mực thương yêu vợ con lại là một tội phạm giết người.
“Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, cuối năm 1990, bà Huệ quyết định dọn về sống chung với ông Lực để cho có đôi có bạn, sớm hôm bầu bạn. Những ngày tháng ấy, người đàn bà từng lỡ một lần đò này ngỡ rằng mình đã tìm được một nửa như ý của đời mình. Dù cả hai đều nghèo khó, công việc cũng chỉ bữa nay đắp bữa mai nhưng cả hai thấy ngập tràn trong hạnh phúc đơn sơ. Sau 1 năm chung sống, bà Huệ mang thai và sinh được một con gái.
Cuộc sống vợ chồng bà Huệ dù không sung túc nhưng suốt 25 năm qua dù cả hai đều làm công việc tay chân là phụ hồ ở các công trình xây dựng để mưu sinh nhưng ông Lực luôn đồng cam cộng khổ, lo lắng cho bà. Cứ công trình xây dựng ở đâu thì chủ thầu kêu vợ chồng bà theo đó và họ cứ thế, cùng làm phụ hồ sống đùm bọc qua ngày.
Khi nào hết việc, cả hai lại lên rẫy mót bắp, mót khoai mang về bán cho thương lái lấy tiền, phụ thêm vào tiền chi tiêu hàng ngày. Ngoài ra, những ngày trái mùa, vợ chồng bà Huệ còn dắt nhau vào rừng đi hái mây đem về để ông Lực bện chổi, sau đó bà Huệ chở đi bán bằng xe đạp.
Tuy công việc vất vả, nhưng đôi vợ chồng này vẫn luôn thương yêu, gắn bó bên nhau. Điều đáng nói là suốt thời gian chung sống với nhau, bà Huệ chưa hề thấy ông Lực lớn tiếng hay làm mất lòng ai cả. Hàng ngày, đi làm về là quây quần bên vợ con chứ gần như ông Lực rất ít ra khỏi nhà.
Cũng theo bà Huệ thì trong quá trình sống chung, ông Lực có kể cho bà nghe nhiều chuyện, rằng ông cũng từng có gia đình nhưng người vợ mang bệnh nan y nên đã qua đời sớm nên ông bỏ xứ vào vùng đất mới để quên đi nỗi buồn riêng… Ông nói với bà rất nhiều về quá khứ, về các mối tình ông đã trải qua, nhưng chưa bao giờ hé môi với bà một câu về tội lỗi do mình gây ra và đang phải trốn truy nã.
“Nếu biết ông ấy đang trốn truy nã thì tôi đã khuyên ông ấy ra đầu thú để nhận được sự khoan hồng của pháp luật từ lâu rồi. Gia đình tôi cả hai bên nội, ngoại đều làm cách mạng, nên chí ít tôi hiểu được luật pháp sẽ nhẹ tội cho người biết quay đầu”, bà Huệ nghẹn ngào chia sẻ.
Cuộc sống đang yên ấm, tự dưng ông Lực bị bắt khiến cho bà Huệ mất hẳn chỗ dựa tinh thần. Mọi công việc bà đều bỏ ngang vì bà bảo rằng cứ ra công trình là thấy hình bóng ông nên gần như không thể làm được việc gì. Vì thế, bà đã dọn về ở nhà mẹ đẻ cho nguôi ngoai…
“Dù ông ấy có ra sao thì hơn 20 năm nay ông ấy cũng là chồng của tôi và nhất là ông ấy lại đối xử rất tốt với mẹ con tôi. Vì thế, lúc này tôi chỉ cầu mong cho ông ấy cải tạo thật tốt và sớm được trở về đoàn tụ với gia đình. Tôi nghĩ rằng những năm tháng qua ông ấy cũng đã chiêm nghiệm và hối hận rất nhiều vì tội lỗi mà mình gây ra”, bà Huệ mong mỏi.
Theo Canh sat Toan câu
Xe 'đặc chủng' của dân phá rừng
Dọc QL25 từ xã Suối Bạc đến xã Ea Chà Rang, H.Sơn Hòa (Phú Yên) có hơn chục tiệm sửa xe máy. Những tiệm chuyên độ "xe đặc chủng" cho dân phá rừng này đều không có giấy phép cải tạo xe máy.
Xe "đặc chủng" chở gỗ lậu trên QL25 - Ảnh: Đức Huy
Qua quan sát tại một tiệm chuyên độ xe "đặc chủng", PV thấy nhiều xe máy có đến 8 nhún sau và 4 nhún trước. Khung sườn xe hàn chi chít những thanh sắt quấn quanh. Riêng tại tiệm này có gần 10 chiếc đang chuẩn bị xuất "xưởng".
Theo tiết lộ của chủ tiệm, dân phá rừng đã đưa những xe quá đát, trôi nổi không biển số vào đây để "cải tạo". Máy đã được xoáy nòng, đôn dên để xe thật mạnh, chạy ở địa hình dốc cao mà xe máy bình thường không thể đi được. "Để xe chở được nhiều, họ yêu cầu chúng tôi độ chế từ 10 - 12 nhún. Xe máy bình thường chỉ thiết kế 4 nhún nên bỏ hết chỉ giữ lại sườn xe, rồi phải hàn, gò lại để làm sao đảm bảo như ý tưởng của họ đưa ra", chủ tiệm này cho biết.
Nhờ cải tạo thành "đặc chủng" nên loại xe này chạy bất kể địa hình từ lội suối, vượt lầy đến trèo đèo dốc, có thể chở 2 - 3 súc gỗ hộp nặng từ 3 - 5 tạ. Một người dân ở xã Ea Chà Rang nói: "Loại xe máy này mạnh khiếp lắm, chỉ có lâm tặc dùng thôi".
Như chốn không người
Đi từ xã Suối Bạc đến xã Ea Chà Rang, rất dễ bắt gặp loại xe "đặc chủng" của dân phá rừng không biển số tung hoành trên tuyến đường này. Họ đi thành từng đôi hoặc nhóm. Khoảng 8 giờ sáng, họ tụ tập ở các quán cà phê, sau đó từng tốp từ 7 - 10 xe tỏa ra khắp các đường mòn đi vào rừng, chở theo can xăng, cưa máy. Tiếng xe máy nổ vang cả núi rừng.
Chỉ trong vòng 2 giờ tại một ngã ba vào rừng đặc dụng Krông Trai đã có gần 100 xe "đặc chủng" vào rừng. Họ đi thành từng đoàn 5 - 7 xe, tiếng xe gầm rú đinh tai. Đoàn này vào thì có đoàn khác từ trong rừng trở ra trên xe chở gỗ. "Lâm tặc đi công khai, ngang nhiên như chỗ không người. Việc họ vào rừng chặt gỗ, chở ra là bình thường, diễn ra hằng ngày. Tui chẳng thấy cơ quan nào ngăn chặn cả. Nhìn thấy rừng ngày càng teo tóp mà tui thấy đau lòng", một người dân ở xã Ea Chà Rang ngao ngán.
Theo quan sát của PV, những tốp "đặc chủng" có cách chở gỗ khác nhau. Tốp thì chở gỗ bằng cách một đầu buộc vào xe, một đầu thả xuống đất, có tốp thì 2 xe thành một đôi giống như khung gỗ di động trên xe máy.
"Chúng tôi biết rồi"
Theo kinh nghiệm của một người dân sống ven đường và qua quan sát của PV, một tốp đi phá rừng thường có 7 xe. Xe đầu tiên là xe tiền trạm. Xe này chạy đến gần Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai, đứng trước cổng để cảnh giới. Sau khi quan sát thấy ổn thì gọi điện cho "đồng nghiệp" xuôi xuống. Xe đi đầu không chở gỗ, sau đó là 4 xe chở gỗ, mỗi xe chở 2 - 3 súc gỗ, còn xe "đoạn hậu" chở theo dầu nhớt, cưa máy với mục đích là cản đường nếu có lực lượng chức năng truy đuổi.
Ông Phan Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Phú Yên, gọi những chiếc xe máy mà dân phá rừng dùng để chở gỗ là xe "chuyên dùng". Ông Công nói: "Chúng tôi biết rồi, bọn này lì lợm lắm, ngoan cố lắm. Chúng tôi sẽ chỉ đạo làm ngay".
Cận cảnh một xe "đặc chủng"
Đại tá Nguyễn Phi Lương, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Phú Yên, cũng thừa nhận là có tình trạng lâm tặc cải tạo xe máy không biển số để chở gỗ lậu trên QL25. Đại tá Lương nói: "Bọn lâm tặc rất manh động. Khi chúng phát hiện lực lượng CSGT tuần tra thì lập tức cắt dây buộc, thả gỗ xuống đường ngăn chặn lực lượng truy đuổi. Rượt đuổi như thế này thì rất nguy hiểm cho lực lượng làm nhiệm vụ và cho cả người dân. Nếu mô tô mà truy đuổi tốc độ cao dính cái đó (gỗ - PV) thì chết ngay".
"Bây giờ, nó (lâm tặc - PV) có cả đội chuyên đi do thám, khi nhìn thấy bóng công an thì nó điện ngay cho đồng bọn. Lúc đó, bọn chúng chui vào nhà dân trốn. Chúng tôi bắt rất nhiều xe chở gỗ lậu, nhưng nguy hiểm lắm. Lâm tặc sử dụng cả ô tô hết đời, cho người ngồi ở sau, khi thấy lực lượng chức năng truy đuổi thì bọn chúng đổ nhớt xuống đường, hất gỗ xuống đường để ngăn cản, tẩu thoát", đại tá Lương nói.
Ông Lương cũng khẳng định nếu phát hiện những tiệm xe độ chế xe máy để dùng vận chuyển gỗ lậu sẽ phối hợp cơ quan chức năng xử lý nghiêm; đồng thời lực lượng CSGT sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng bàn phương án xử lý tình trạng sử dụng xe máy độ chế chở gỗ lậu trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi.
Đức Huy
Theo Thanhnien
Hạ bậc lương, cảnh cáo cán bộ kiểm lâm để rừng bị phá Hat kiêm lâm huyên Con Cuông đa tô chưc kiêm điêm, xet ky luât đôi vơi cac can bô liên quan trong viêc đê rưng bi pha trai phep. Hat kiêm lâm huyên Con Cuông đa ky luât băng hinh thưc ha bâc lương môt can bô, con hai can bô khac bi canh cao, khiên trach. Vụ lâm tặc triệt hạ 3...