Thấy tấm thiệp mời trên bàn, tôi liếc qua thì sốc vì tên vợ cũ chình ình ở phần nhà gái, lời giải thích của cô ấy càng khiến tôi xấu hổ
Tối ấy, tôi trở về nhà thì không thấy vợ cũ chuẩn bị cơm canh gì. Thay vì thế, tôi lại thấy tấm thiệp mời ở trên bàn, và cô ấy chính là cô dâu!
Tôi và Thanh đã ly hôn được 2 năm, nhưng vẫn sống chung một nhà. Chuyện này ai nghe xong thì cũng sửng sốt, nhưng thật tình tôi thấy khá tốt. Chúng tôi ai nấy có cuộc sống riêng, chỉ ở chung để chăm cho 2 đứa nhỏ, và để các con không bị thiếu thốn tình cảm. Tôi và Thanh đều có thể thoải mái đi với bạn bè, qua lại, tìm hiểu đối tượng mới… mà chẳng ai quản, chẳng bị ai đánh giá. Nếu buồn hay cô đơn quá, thi thoảng vợ chồng tôi cũng vẫn “vui vẻ” với nhau.
Lý do khiến chúng tôi bắt đầu cuộc sống như thế này là do Thanh. Hồi ấy, khi phát hiện tôi ngoại tình, cô ấy điên cuồng đòi ly hôn. Tôi cũng xin lỗi, xuống nước nhiều mà Thanh chỉ khóc bảo không chịu được cảnh bị phản bội. Mỗi lần nhắm mắt là cô ấy tưởng tượng ra hình ảnh ấy, lại buồn.
“Em có thể tha thứ, nhưng lại không thể quên. Em sợ rồi chung sống nhưng lâu lâu đem ra dằn vặt anh, càng khổ cho cả hai” - Tôi nhớ Thanh đã nói như thế.
Rồi tôi cũng không níu kéo nữa, ký vào đơn và ra tòa. Nhưng sau một khoảng thời gian ra tòa lần 1, lần 2… và được hòa giải, tôi với Thanh lại thấy thoải mái với nhau hơn. Đặc biệt, em không gay gắt như hồi đầu nữa, cũng mở lòng, muốn cho cả hai một cơ hội. Cũng có thể vì thời gian đó tôi chịu khó chăm sóc con, đỡ đần việc nhà và nịnh vợ hơn nên Thanh cảm động?
Tuy nhiên, điều khiến em quyết định vẫn chung sống dù thủ tục ly hôn đã xong xuôi chính là bởi 2 đứa con. Hồi đó, con gái lớn mới 5 tuổi và đứa út 2 tuổi. Thanh nói chúng quá bé để chịu cảnh chia ly, mỗi đứa mỗi nhà, cả tuần gặp bố/mẹ có ngày cuối tuần.
Một lần con gái bị ngã trầy xát chân tay và phải vào viện, vợ chồng tôi hộc tốc chạy vào, con bé đã cầm tay cả hai và khóc: “Bố mẹ đừng sống riêng được không? Bạn Bông bạn ấy bảo cả tuần mới được gặp bố, mà gặp bố lại không có mẹ đi cùng. Bạn ấy bảo con phải ngăn bố mẹ…”
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Thế rồi chúng tôi sống cùng một nhà. Tuy nhiên, mỗi vợ chồng một phòng. Về việc này, Thanh bảo: “Dù sao trên giấy tờ vợ chồng mình cũng ly hôn rồi, em muốn mình tách bạch rõ ràng, phân chia việc nhà, tiền sinh hoạt sòng phẳng, chỉ sống chung vì con thôi… Mình thử sống như thế này một thời gian xem, nếu còn yêu thì mình cho nhau thêm cơ hội, khi đó cũng chưa muộn.”
Tôi đồng ý. Và chúng tôi dù cùng nhà, nhưng tiền ăn hôm nào chia hôm đấy, mỗi vợ chồng sẽ chịu trách nhiệm đưa – đón một đứa nhóc. Khi nào có việc bận, có thể nhờ người kia hỗ trợ, nếu người kia bận không giúp được thì cũng không được trách mà phải tự tìm cách.
Hồi đầu chúng tôi khá vui vẻ và cảm giác không khác gì khi xưa lắm, chỉ có điều tôi không bị vợ quản tiền nhưng làm việc nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian tôi có quen người mới. Và khi đó, tôi lại bắt đầu yêu đương…
Thanh có biết, em có vẻ giận, suốt 2-3 tuần sau đó em không nhận lời đưa đón con gái giúp tôi 1 lần nào. Nhưng lúc đó tôi đang mải miết yêu đương thì làm gì quan tâm tới cảm xúc của vợ hờ nữa. Và tôi chẳng buồn quan tâm tới Thanh nữa. Thậm chí con gái tôi cũng có phần hờ hững.
Nhiều lần tôi trở về lúc nửa đêm, Thanh đã chặn cửa và trách tôi vô trách nhiệm với con, nếu không có cô ấy thì con bé sẽ thế nào. Nhưng tôi cũng cãi cùn, rằng cô ấy cứ tự ôm việc vào người rồi lại mắng tôi. “Con đã lớn rồi, em để nó tự lập chút đi. Trường cách nhà bao xa? Không để nó tự đi bộ được à? Ngày xưa 3-4 tuổi anh cũng tự đi học đâu cần ai đón đưa?
Mà em thôi ngay kiểu tự chiều con rồi lại đi trách anh vô trách nhiệm đi. Mình ly hôn rồi, việc của anh anh tự lo, kể cả chăm con lớn, dạy dỗ nó thế nào anh tự biết” - Tôi cũng không vừa, đáp trả Thanh.
Những ngày sau đó, mối quan hệ của chúng tôi khá tồi tệ. Thanh chẳng thèm nói chuyện với tôi. Tuy nhiên, chuyện cơm ăn áo mặc của con gái lớn thì em vẫn không đừng được. Lúc nào em cũng lo cho nó tươm tất, tôi thì vẫn tiếp tục yêu đương mà quên luôn cả việc nhà, cả chăm con…
Thi thoảng vui vẻ, em cũng nấu một bữa thịnh soạn và cho tôi ăn ké. Ngẫm đi ngẫm lại, tôi thấy cuộc sống như thế này rất vui vẻ. Có người chăm con, cơm bưng nước rót mà tôi không bị quản thúc hay chịu trách nhiệm gì. Bản thân thì vẫn được vui vẻ, thoải mái yêu đương bên ngoài…
Tuy nhiên, hôm gần đây, tôi trở về nhà thì chẳng thấy ai. Thanh cũng không chuẩn bị cơm nước, hai đứa nhóc có lẽ cũng theo mẹ đi đâu đó. Tôi tiến tới bàn ăn thì chỉ thấy 1 tấm thiệp mời. Tiện tay, tôi cầm lên xem của ai thì sửng sốt khi nhận ra tên vợ mình chình ình ở phần tên cô dâu.
Việc vợ tôi trùng cả họ và tên cô dâu xác suất đã khá hiếm: Phạm Hà Lâm Thanh, chưa kể tên bố – mẹ cô dâu cũng y hệt. Sao có thể? Không lẽ vợ cũ của tôi tái hôn???
Tôi vội vàng gọi điện cho Thanh, nhưng mãi em mới nghe. Ở đầu dây bên kia, bọn trẻ con tíu tít khen mẹ mặc váy này đẹp, váy kia xinh… Tôi sửng sốt lắm, vẫn cố giữ bình tĩnh để hỏi về tấm thiệp cưới, cô ấy bình thản đáp: “À, đó là thiệp mẫu em chuẩn bị đem đi in. Em sắp lấy chồng rồi, nhưng em sẽ chăm cả 2 đứa nhỏ. Em thấy anh không có khả năng lo tốt cho các con đâu!”.
“Tại sao em không nói với anh 1 câu? Em làm gì phải thông báo…” - tôi tức giận nói, nhưng chợt nhận ra bị “hớ” nên dừng lại.
“Mình ly hôn rồi mà anh. Anh quen ai, yêu ai em đâu có quản? Vậy nên chuyện này em cũng không có nghĩa vụ phải thông báo. Anh yên tâm, em là mẹ, em vẫn coi con là số 1. Dù lấy chồng mới, em cũng không bỏ bê con đứng chờ cổng trường 1 mình hay để nó đói, nó khát đâu” - Thanh đáp.
Câu nói của em khiến tôi sượng sùng không nói nên lời. Vì tôi đúng là người cha như thế. Tôi giờ mới cảm thấy vô cùng hối hận, cứ nghĩ khi vợ đồng ý ly hôn mà vẫn ở chung là cô ấy sẽ không thể bỏ tôi. Hoặc chẳng 1 gã đàn ông nào dám yêu người phụ nữ như cô ấy, nhưng tôi nhầm rồi…
Nơi trút giận
Chiều muộn, Liên nấu cơm đã xong, bày biện tươm tất mà chồng cô mãi không về. Gọi điện thoại, anh không nghe máy. Liên đành cho các con ăn cơm trước để còn học bài. Còn cô lặng lẽ dọn nhà, làm vài việc vặt và ngóng ra cổng chờ chồng về.
Có ánh đèn xe ô tô, chồng cô về kia rồi. Liên mau mắn chạy ra mở cổng cho chồng. Tiến sưng sỉa đi vào nhà, không thèm đáp lại lời chào của vợ. Anh ta quăng cái cặp làm việc lên bàn, ngồi phịch xuống ghế rồi bắt đầu càu nhàu: "Lần sau em đừng có ra mở cổng cho anh buổi sáng nhé. Đen thế không biết. Hôm nay đi làm về đã muộn lại còn hỏng xe. Bực hết cả mình". Liên định nói: "Ôi, ngày nào em chả mở cửa cho anh. Xe đến lúc nó hỏng lại đổ tại em". Nhưng thôi, đã biết tính chồng, Liên nhẹ nhàng: "Anh đi tắm rồi ăn cơm. Để em hâm lại thức ăn, em vẫn đợi anh về cùng ăn đấy". Tiến uể oải đứng lên đi tắm.
Đây không phải lần đầu tiên Liên bị trút giận kiểu này. Lần nào cũng vậy, hễ gặp việc gì không như ý, bao giờ Tiến cũng tìm lý do để đổ tại khách quan và về nhà trút giận sang vợ. Liên thường "nhịn" chồng những khi anh ta đang nóng và cũng không lấy làm bận tâm như những ngày đầu tiên. Cô nhớ mãi cái lần anh đèo hai mẹ con lên bà ngoại chơi, đang đi thì cái xe chết máy.
Anh dắt vào lề đường cho thợ sửa xe, trước mặt người lạ, anh sỉa sói: "Đi với mẹ con cô đen thật đấy. Cái xe đi mãi không sao, đúng hôm nay thì lăn ra". Bác thợ sửa xe không chịu được liền ngẩng lên bảo: "Chú đi xe không bảo dưỡng thay dầu, xe tay côn để thế này chết máy là phải. Mình đi xe không để ý chăm sóc, sao lại đổ tại cho vợ thế?". Tiến sượng sùng im bặt. Từ đó, Liên rất ít khi đi xe cùng chồng. Được cái, ngoài tật xấu hay trút giận sang vợ thì Tiến cũng là người tốt, chăm chút gia đình.
Ảnh minh họa
Một ngày, Tiến góp vốn làm ăn với bạn. Công việc bị đổ bể, trong phần vốn có cả tiền tiết kiệm của Liên. Vậy mà, Tiến đi uống rượu say về còn lè nhè: "Tôi đi "xem" rồi, số cô "hãm" lắm. Lấy cô thì chỉ có nghèo cả đời, nhà không có mà ở, xe không có mà đi. Vợ người ta thì giỏi giang, tháo vát, kiếm ra tiền, lại biết quản lý tài chính chứ không phải cái loại hoang phí, vô dụng như cô". Liên điềm tĩnh nói với chồng: "Tôi không phải cái sọt rác để anh trút giận. Sự nhẫn nhịn nào cũng có giới hạn. Nếu anh cảm thấy vì lấy tôi mà bị "hãm" như thế, chia tay là giải pháp tốt nhất cho hai chúng ta. Tôi tạm thời dọn ra ngoài ở một thời gian cùng các con". Tiến sững sờ trước thái độ của vợ.
Chiều hôm sau, Tiến trở về và thấy vợ con đã dọn đi. Anh ngồi trong căn nhà vắng lặng, suy nghĩ về mọi việc. Ngay từ nhỏ anh đã không được dạy phải chịu trách nhiệm trước mọi việc làm của mình. Bất cứ điều gì không như ý cũng là do khách quan, bạn bè... Tất cả những việc sai lầm của anh đều được bố mẹ "giải quyết hậu quả". Vậy nên, anh nhiễm thói "đổ tại". Chưa bao giờ anh biết nhận lỗi về mình.
Liên và các con đi rồi, từ bây giờ, không biết anh sẽ trút giận vào đâu...
Lấy được chồng hoàn hảo, vợ vẫn quyết ly dị vì 'tình yêu của anh ấy khiến tôi ngạt thở' Một người vợ đã ra tòa, quyết đòi ly dị bằng được, với lý do là: 'Chồng tôi không bao giờ cãi nhau với tôi, tôi rất chán rồi'. Liệu lý do này có được Tòa án chấp nhận để cho ly dị không? Một người vợ đang cố gắng ly dị chồng mình, mà lý do dường như là cuộc sống của...