Thầy Sậu giúp dân Đoàn Khôn sống sạch
Chỉ cách đây vài năm, người Nùng An ở xã Đoài Khôn ( Quảng Uyên, Cao Bằng) chẳng bao giờ nghĩ mình cần phải có nhà vệ sinh. Mọi nhu cầu của “đầu ra” cứ tiện đâu là tương ra đó, khiến môi trường ô nhiễm, bệnh tật bủa vây…
Mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi họ được dự án Chilfuand – một tổ chức phi chính phủ của Úc hỗ trợ và đặc biệt là sự góp sức của bác sĩ Lương Văn Sậu – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đoài Khôn, người đã không quản ngại vất vả, đến từng nhà dân để vận động xây nhà vệ sinh.
Bác sĩ gây… sốc
Bác sĩ Sậu kiểm tra thiết bị chữa bệnh. Ảnh: K.G
Khi vừa mới gặp chúng tôi, anh Bành Đức Hà – Phó phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) phấn khởi khoe về cái “công trình đầu ra” của bà con tại địa phương. “Không giấu gì các anh chị, những năm gần đây nhờ nguồn hỗ trợ của dự án mà bộ mặt và môi trường của nhiều xã trong huyện đã thay đổi tích cực lắm rồi. Bà con đã tự nguyện xây nhà vệ sinh hiện đại để sinh hoạt”.
Cũng theo anh Hà, trong những thay đổi đó, có nhiều cá nhân vô cùng tích cực và điển hình là bác sĩ Lương Văn Sậu – Trưởng trạm Y tế xã Đoài Khôn. Anh được nhân dân trong xã yêu mến gọi tên là “Thầy thuốc hố xí”. Cách gọi đó, đối với đồng bào đây là để thể hiện sự biết ơn đối với những đóng góp của anh Sậu cho cộng đồng.
Nghe lời giới thiệu về danh hiệu “độc đáo” của bác sĩ Sậu từ anh Hà, chúng tôi đã tìm đường ngược núi về xã Đoài Khôn để tìm gặp nhân vật thú vị này.
Từ trung tâm huyện vào được đến xã chỉ 14 cây số nhưng có khoảng 4 cây số đường núi khó khăn và hiểm trở. Xe của chúng tôi luôn ở trạng thái phải cài cầu để “bò”. Phải đến sát giờ nghỉ trưa, chúng tôi mới tìm đến được trạm y tế có ông “thầy thuốc hố xí” Lương Văn Sậu.
Chia sẻ về mình, anh Sậu cho biết: Anh sinh năm 1965, trước kia đi bộ đội, rồi được học sơ cấp y, đáng lẽ phục vụ quân đội lâu dài, nhưng do ở nhà bố mẹ lấy vợ cho từ sớm rồi nên anh về quê hương vẫn theo ngành y rồi đi học dần chuyên tu lên đến bác sĩ đa khoa. Sau đó, anh làm trưởng trạm y tế từ năm 1993 tới nay.
Ở xã Đoài Khôn, 100% bà con là người Nùng An, có 13 thôn và hơn 2.000 nhân khẩu. Đây là xã vùng 3 thuộc loại khó khăn nhất của huyện Quảng Uyên, bà con chỉ có nghề làm ruộng và chăn nuôi, tự cấp tự túc, ít khi giao thương với bên ngoài, vì đường đi lại còn khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ.
Video đang HOT
Ông Nông Văn Thình (65 tuổi) đứng trước công trình vệ sinh của gia đình. Ảnh: K.G
“Bác sĩ Sậu được nhân dân trong xã yêu mến gọi tên là “Thầy thuốc hố xí”. Cách gọi đó, đối với đồng bào đây là để thể hiện sự biết ơn đối với những đóng góp của anh Sậu cho cộng đồng”.
Ông Bành Đức Hà
Nói về “cuộc cách mạng nhà vệ sinh” của xã anh Sậu tủm tỉm: “Trước kia, từ thời các cụ nhà mình không bao giờ có nhà vệ sinh đâu, cứ tiện đâu thì phóng uế ra đó, nên đến tất cả các gia đình, từ nghèo hay giàu trong xã lúc nào cũng có mùi thum thủm quanh nhà, trẻ con người lớn mắc bệnh giun sán, ngoài da, đau mắt nhiều lắm. Nhưng mình nói thì bà con chưa nghe họ đều cười và rất coi thường khi đề cập đến nhà vệ sinh của mỗi gia đình. Khi có dự án Chilfund vào, chúng mình phải dùng phương pháp truyền thông đối mặt để gây sốc.
Cách truyền thông “gây sốc” mà anh Sậu kể là: Tập hợp bà con lại, lấy phân tươi dùng sợi tóc chấm vào rồi cho vào cốc nước, đưa cho bà con, không ai dám uống, nhiều người nhìn thấy nôn mửa tại chỗ. Lúc đó, bác sĩ mới chốt hạ, ví dụ như con ruồi, nó đậu vào phân, rồi nó đậu xuống nước, cái chân nó bẩn mà bà con không nhìn thấy thì vẫn ăn uống bình thường, chính vì vậy mà bà con phải có nhà vệ sinh để quản lý nguồn phân phòng trừ dịch bệnh.
Nói là làm, anh Sậu về mua vật liệu thi công luôn khu vệ sinh của gia đình mình và dùng uy tín của mình vận động những người thân trong cùng họ cùng xây dựng. Từ những gia đình có nhà vệ sinh đầu tiên, bà con trong xã tự thấy hiệu quả và học tập nhau, sau 3 đợt vận động bà con đã xây gần như đầy đủ. Hiện cả xã chỉ còn 2 gia đình hộ nghèo chưa xây được, anh Sậu cùng cán bộ dự án sẽ quyên góp và cố gắng trong thời gian tới sẽ xây được nhà vệ sinh cho họ.
Ngoài tích cực vận động bà con xây nhà vệ sinh, hàng ngày anh Sậu cũng là người chăm lo sức khỏe cho người dân của xã vùng cao này. Trạm y tế xã có 5 người, chỉ một mình anh là bác sĩ nên mọi người phải cắt nhau trực 24/24 giờ mỗi ngày.
Anh Sậu cho biết, làm y tế ở thôn bản phải biết từ răng hàm mặt, mắt, đến tai mũi họng, đặc biệt là chuyên ngành sản nhi, mỗi năm từ trạm y tế của mình anh Sậu đã đỡ cho cả chục ca sinh đẻ của bà con trong xã, có những trường hợp anh còn phải tới nhà để giúp nhiều lần anh đã cứu sống sản phụ và em bé được bà con vô cùng tin tưởng vào chuyên môn của vị bác sĩ này.
Nhà thơm, bản sạch
Hiệu quả từ khi có nhà vệ sinh tiêu chuẩn thì tỉ lệ người dân mắc các bệnh: Ngoài da, mắt và tiêu hoá được giảm khá nhiều, từ hiệu quả đó thì dự án Chilfund đã quyết định tài trợ cho xã Đoài Khôn một trạm y tế mới chị giá 3,2 tỷ đồng tiền xây dựng.
Để được thực mục sở thị những nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, chúng tôi đã tìm đến nhà ông Nông Văn Thình (65 tuổi, xóm Bản Chay). Gia đình ông mới đầu tư 1 loạt công trình phụ, nhà vệ sinh nhà tắm, và đưa hệ thống chuồng nuôi nhốt trâu, bò, lợn ra khỏi gầm nhà sàn, với số tiền bỏ ra 70 triệu đồng.
“Trước kia cứ vào buổi sáng nhà tôi có 6 người cứ chạy lung tung, tiện đâu phóng uế ra đó, mọi người gặp nhau rất ngượng, nhưng bây giờ có chỗ đi rồi rất tiện và sạch, không sợ mưa gió nữa. Tôi 65 tuổi rồi nhưng giờ mới được dùng nhà vệ sinh hiện đại phải nói là rất thích, nhà cửa xung quanh sạch sẽ, bây giờ trẻ con trong bản cũng không đi vệ sinh bừa bãi nữa. Có thể nói người dân chúng tôi chưa bao giờ có nhà sạch và bản sạch như bây giờ”.
Là người đồng hành cùng chương trình xây nhà vệ sinh của dự án Chilfund, anh Báu – Phó Chủ tịch xã Đoài Khôn chia sẻ: “Tuy chúng tôi là một xã vùng cao, nhưng phải nói là rất tự hào, vì đã vận động được bà con xây nhà vệ sinh. Từ đó, đã thay đổi nhận thức và thói quen của bà con, làm cho công tác xây dựng nông thôn mới ở địa phương cũng được bà con tiếp thu và đồng thuận rất cao, những chính sách của Đảng và nhà nước đến với bà con cũng nâng cao được giá trị hơn”.
Theo Danviet
Những người không nên ăn dưa và cà muối
Bà bầu, người bị bệnh tim, gan, thận, tăng huyết áp, tiêu hóa kém không nên ăn dưa muối.
Bác sĩ Hoàng Thị Linh Lan cho biết giá trị dinh dưỡng trong cà và dưa muối không nhiều, chỉ chứa một ít vitamin, đạm và đường bột.
Nhiều người nghĩ dưa, cà muối có nhiều men vi sinh tốt cho sức khỏe. Thực tế những loại rau củ quả để muối thường nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic gây bệnh và ký sinh trùng. Kể cả khi món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn cũng không nên ăn quá nhiều và liên tục.
Dưa và cà muối quen thuộc trong bữa cơm người Việt nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn. Ảnh: Cẩm Anh
Người không nên ăn dưa và cà muối:
Bị bệnh về tiêu hóa
Những người có đường tiêu hóa kém ăn các món muối chua dễ mắc bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn. Người bị đau dạ dày cũng nên hạn chế ăn khi cảm thấy có kích thích tại vùng thượng vị. Lý do là nồng độ axit cao trong món ăn làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây bệnh viêm mạn tính hoặc loét dạ dày.
Cao huyết áp
Muối làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ cao xuất hiện nhiều biến chứng cho người bệnh.
Suy thận
Khi bị suy thận, các chức năng đào thải độc tố của thận giảm. Người bệnh ăn mặn sẽ bị tăng huyết áp, giữ nước gây phù, tăng cân ảo, ảnh hưởng tới các thuốc điều trị. Do đó, người bệnh thận nên ăn hạn chế muối và các loại dưa, cà muối.
Phụ nữ mang thai
Dưa, cà muối có nitrit kết hợp với các gốc amin trong thịt, cá... tạo thành nitrosamin - một trong những chất gây ung thư. Phụ nữ mang thai ăn nhiều sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, không tốt cho thai nhi. Chị em không cần kiêng hoàn toàn song cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là với loại muối xổi, dưa và cà vẫn còn xanh.
Để ăn dưa, cà muối an toàn với sức khỏe, bác sĩ Lan khuyên:
- Không nên ăn quá nhiều, đặc biệt không ăn khi đói. Mỗi người trong một tuần chỉ nên ăn khoảng 50 g.
- Không ăn dưa muối khi còn hăng, cay, có vị ngai ngái hoặc đã quá chín, quá chua, đổi màu, lên nhớt, cà đã nổi váng vàng hoặc nấm đen...
- Trước khi ăn nên rửa sạch dưa nhiều lần để giảm độ mặn và độ chua.
- Khi muối dưa, cà, phải rửa nguyên liệu và các dụng cụ thật kỹ. Không muối vào thùng sơn, thùng nhựa tái chế vì có thể bị thôi hóa chất độc hại dính ở thùng. Nên muối vào bình thủy tinh, bình sứ tráng men.
Cẩm Anh
Theo VNE
Việt Nam có công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Cao Bằng Chiều nay (6/11) tại Hà Nội, UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng; Lễ công bố di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng biên giới năm 1950 (huyện Thạch An) là di tích Quốc gia đặc biệt. Với hơn 3275km trải...