Thầy rắn gần 100 tuổi kể lần chạm mặt huyền thoại với hổ mang chúa
Nghe tiếng ào ào như những cơn cuồng phong phát ra trong lau sậy, ông Hai Tây bừng tỉnh giấc ngủ trưa khi cặp rắn hổ mây khổng lồ ngóc đầu qua khỏi ngọn tràm, mắt đỏ lừ nhìn xuống.
Đây là lời khẳng định chắc nịch của bậc cao niên duy nhất còn sống và cũng là người từng chạm mặt với loài rắn khổng lồ giữa đại ngàn U Minh Hạ tên là Hai Tây (Nguyễn Văn Đã, 93 tuổi) khi mở đầu câu chuyện với chúng tôi về loài rắn độc ở U Minh Hạ xưa và nay. Vì theo ông, nếu thầy rắn nào dám vi phạm một trong những điều cấm kỵ trên thì phải trả giá đắt.
Giữa đại ngàn U Minh Hạ nơi lưu truyền nhiều câu chuyện huyền thoại về loài rắn hổ mây khổng lồ.
Giữa đại ngàn U Minh Hạ mênh mông, với những cánh rừng tràm nguyên sinh còn lưu giữ nhiều câu chuyện mang màu sắc huyền bí đến khó tin về loài rắn hổ mây khổng lồ. Không biết “huyền thoại” về loài rắn độc và dữ tợn này có từ bao giờ? Nhưng nó vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Chạm mặt “huyền thoại”
Những câu chuyện thật hư về loài rắn hổ mây khổng lồ giữa đại ngàn U Minh Hạ, cứ như một sợi dây vô hình níu chân chúng tôi ở chốn “thâm sơn cùng cốc” này. Để giải mã những hoài nghi của mình, chúng tôi quyết lòng tìm cho bằng được vị thầy rắn cao niên cuối cùng của vùng đất phương Nam đang sống ẩn dật ở đây.
Sau nhiều ngày dò la về tung tích của thầy rắn Hai Tây, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được nhà của ông ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau). Tuy năm nay, Hai Tây đã bước sang cái tuổi 93, nhưng ông vẫn khỏe mạnh, minh mẫn hơn người.
Thầy rắn Hai Tây nói về phương thuốc “cải tử hoàn sinh”.
Trước khi gặp Hai Tây, chúng tôi đã nghe nói về nghệ danh của ông. Vốn có tên “cúng cơm” là Nguyễn Văn Đã, nhưng vì ông cao lớn như Tây và nổi tiếng đánh Tây nên người dân xứ U Minh gọi là Hai Tây riết rồi chết danh luôn cho đến nay. Hai Tây vẫn kể lại một cách hùng hồn khi được nói về một thời ngang dọc của mình ở rừng U Minh Hạ.
Hai Tây nói: “Nói hổng phải khoe, nhưng tôi là người sống ở miệt này gần trăm năm qua nên không có một góc rừng nào mà tôi chưa từng tới. Vì thế, tôi dám lấy danh dự cả đời mình ra mà khẳng định rằng, huyền thoại về loài rắn hổ mây to hơn vòng tay của một người, dài mấy trượng là chuyện hoàn toàn có thật. Mấy chục năm trước, tôi đã giáp mặt với chúng, thậm chí từng tìm ra hang ổ của chúng”.
Câu nói của Hai Tây càng khiến sự tò mò của chúng tôi được nhân lên gấp bội. Bằng giọng nói chậm rãi, Hai Tây hồi tưởng, số là người con của U Minh nên từ nhỏ ông đã được nhiều bậc thầy rắn có tiếng giỏi về võ nghệ và biệt tài trị rắn truyền thụ mọi ngón nghề. Trong số đó phải kể đến võ sư Trân Văn Anh (sư phụ của Hai Tây – PV).
“Tôi may mắn gặp được thầy Anh vào năm tôi 19 tuổi. Khi ấy thầy Anh ẩn tu sâu trong rừng U Minh, tôi gặp ông ấy trong một lần theo cha vào rừng kiếm sống. Dường như hai thầy trò có cơ duyên với nhau nên không lâu sau đó tôi đã được thầy Anh truyền cho võ nghệ và những bài thuốc trị rắn cắn”, ông kể.
Có được những bài võ bí truyền, Hai Tây cũng như hàng vạn thanh niên ở vùng đất phương Nam này lên đường chống giặc theo tiếng gọi của tổ quốc vào năm 1945. Là người từng đặt chân lên khắp hang cùng ngõ hẻm giữa rừng tràm U Minh Hạ, nhưng phải mất gần 20 năm lội rừng, ông mới gặp được được “huyền thoại” là cặp rắn hổ mây khổng lồ mà trước đó ông chỉ biết đến qua lời kể của sư phụ mình.
“Dù đã mấy chục năm, nhưng tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày may mắn thoát chết hôm đó. Trong lúc hành quân, tôi mắc võng dưới rừng tràm ngủ trưa. Đang thiu thỉu ngủ thì nghe bên tai tiếng thú rừng, chim muông kêu vang trời. Sau đó là tiếng ào ào như những cơn cuồng phong phát ra trong lau sậy. Tôi kịp bừng tỉnh khi cặp rắn hổ mây khổng lồ ngóc đầu qua khỏi ngọn tràm, mắt đỏ lừ nhìn xuống tôi”.
Là người có kinh nghiệm trong việc đi rừng, Hai Tây tự nói với lòng không thể chạy, mà có chạy cũng không thoát khỏi lũ ác ôn này vốn nhanh nhẹn, đi mây về gió này. Nên cách duy nhất ông chọn để sống còn là chiến đấu với chúng.
“Thú thật dù là người không sợ trời, không sợ đất, nhưng khi đối diện với cặp rắn tôi chỉ kịp thoáng nghĩ chuyến này mình chết là cái chắc. Nhưng thà kháng cự còn hơn là xuôi tay chịu chết. Súng trong tay lên nòng, dao phát lăm lăm, tôi sẵn sàng quyết chiến với quái thú. Tuy nhiên, cặp rắn này chỉ nhìn tôi một lát, rồi bỏ đi”.
Video đang HOT
Hớp vội tách trà, Hai Tây thú nhận mình cũng không hiểu sao lúc đó cặp quái thú kia không nuốt chửng ông. Và cũng không biết lúc đó mình ăn phải gan hùm hay sao mà khi cặp rắn bỏ đi ông không chạy thục mạng về đơn vị mà lặng lẽ đi theo tìm đến hang ổ của chúng.
“Theo cặp rắn hơn giờ đồng hồ, tôi thấy một ụ đất cao, với chằng chịt các loại dây leo giăng kín. Ụ đất ấy hõm xuống như một cái ổ khổng lồ. Con rắn cái nằm khoanh tròn trong ổ, còn con đực nằm vắt vẻo trên cành cây” – Hai Tây kể.
Theo lời Hai Tây, khi biết ông theo đến “đại bản doanh” của mình, cặp rắn đã bò đi. Sau đó Hai Tây bấm gan men lại gần quan sát, ông thấy cái ổ rắn ấy có đường kính lên đến 4m, nhẵn bóng. Khoảng một tháng sau, Hai Tây có tìm đến ổ rắn này khi hành quân ngang qua nhưng chúng đã bỏ ổ, cỏ cây đã mọc kín.
Nói về cặp rắn “huyền thoại” này, nhiều tay cao thủ là thợ săn có tiếng của địa phương cũng lấy danh dự ra mà thề rằng họ đã từng chạm mặt với chúng. Ngay cả một số cựu kiểm lâm ở U Minh Hạ cũng bảo đảm đã vài lần tận mắt chứng kiến cặp rắn hổ mây khổng lồ xuất hiện nơi sâu thẳm của rừng U Minh Hạ.
Một minh chứng khác mà nhiều người dân xứ rừng này kể rằng, vào đợt rừng U Minh Hạ cháy dữ dội năm 1983, hàng trăm người đi phát quang chữa cháy phải vứt dao chạy thục mạng vì gặp cặp rắn hổ mây khổng lồ trườn qua khoảng đất trống phát quang trốn vào đám rừng chưa cháy.
“Mình sống và làm việc vì nghĩa, vì mọi người đó là cái tâm của người thầy rắn. Nên khi cứu người tôi không lấy một đồng xu, không nhận bất cứ ân huệ nào của bệnh nhân. Đó là cái đức không chỉ riêng tôi, mà bất cứ thầy trị rắn nào cũng không được làm trái” – Ông Hai Tây
Cái tâm của người thầy rắn
Là một tay chữa rắn cắn nức tiếng ở xứ U Minh Hạ, mấy chục năm qua Hai Tây đã ra tay cứu chữa cho trên dưới 500 người bị rắn độc cắn, nhưng chưa một lần thất bại. Trong cuộc đời hành đạo cứu người của mình, Hai Tây nhớ nhất lần ông ra tay “cải tử hoàn sinh” cho một nạn nhân bị rắn cắn mà bác sĩ ở bệnh viện tỉnh đã “chê”.
“Có lần tôi trị bệnh ở bệnh viện Cà Mau. Lần đó có một thanh niên ở phường 6 (TP.Cà Mau), bị rắn cắn nhưng không biết, nửa đêm người nhà phát hiện anh ta đã ngưng thở nên tức tốc đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ lắc đầu bảo gia đình về lo hậu sự vì nạn nhân đã chết. Thấy vậy, tôi đề nghị người nhà cho xem thử, sau đó tôi đã cứu sống người thanh niên này” -Hai Tây nói bằng giọng cà rỡn.
Bằng kinh nghiệm của mình, sau khi xem qua Hai Tây khẳng định người này bị rắn cắn chưa quá 12 giờ đồng hồ, chỉ mới chết lâm sàng. Để tránh sự chú ý của bệnh viện, Hai Tây kêu người nhà lại, rồi đưa một viên thuốc mà ông đặt tên là “cải tử hoàn sinh” do chính tay ông bào chế, bảo nhét vào miệng nạn nhân rồi chở về nhà.
Kỳ tích đã xảy ra, vì sau đó người thanh niên này đã dần tỉnh lại, sức khỏe hồi phục. Sau đó người nhà bệnh nhân có tìm đến ông đền đáp, nhưng Hai Tây không nhận. Ông bảo, “tôi sống và cứu người bằng cái tâm của người thầy rắn”.
Theo Hoành Hạnh (Dòng Đời)
Chảy nước miếng khi đến làng chuối khô 100 năm làm hàng bán Tết
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2019, đây cũng là thời điểm làng nghề ép chuối khô ở xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) tất bật chuẩn bị hàng để phục vụ cho thị trường Tết. Theo người dân, vụ chuối khô Tết năm nay sản lượng tăng từ 30-50% so với ngày thường.
Đi dọc các tuyến đường của xã Trần Hợi, nơi tập trung nhiều hộ làm nghề ép chuối khô, chúng tôi mới cảm nhận hết không khí tất bật của vụ chuối khô Tết.
Anh Phạm Văn Quỳnh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Trần Hợi, cho biết: "Khu vực ép chuối khô tập trung nhiều nhất là ở các ấp 10A, 10B, 10C với khoảng 50 hộ hành nghề. Đây là nghề truyền thống lâu đời của địa phương và giải quyết được lượng lớn lao động. Mỗi nhân công làm cho các cơ sở ép chuối khô có thu nhập từ 4-6 triệu/người/tháng".
Làng chuối khô Trần Hợi nổi tiếng khắp nơi bởi chất lượng vượt trội. Ảnh: Chúc Ly.
Theo người dân địa phương, mùa vụ chính của nghề ép chuối khô bắt đầu từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau. Tuy nhiên, hiện xã có 2 cơ sở sản xuất chuối khô đầu tư lò sấy, nên có thể hoạt động quanh năm.
Nguồn nguyên liệu chính để làm chuối khô phải là chuối xiêm già. Chuối xiêm già sau khi được thu mua thì đem đi ủ chín trong khoảng 2 ngày. Tiếp theo, chuối được lột vỏ, mang vào lò sấy khoảng 6 tiếng cho khô lại, hoặc đem phơi một ngày. Sau đó, đem chuối trái đã khô cho vào khuôn ép mỏng. Cuối cùng, chuối lại được đưa vào lò sấy khoảng 12-15 giờ, hoặc đem phơi năng 2 ngày nữa mới ra thành phẩm.
Hiện xã Trần Hợi có khoảng 50 hộ dân theo nghề ép chuối khô. Ảnh: Chúc Ly.
Với gần 30 năm gắn bó với nghề ép chuối khô, cơ sở của gia đình anh Trần Duy Thanh (ngụ ấp 10B) được xem là nơi có mặt hàng chuối khô chất lượng. Anh Thanh cho biết: "Đây là nghề đã được gia đình truyền qua 3 thế hệ. Thời gian trước, nghề ép chuối khô được làm hoàn toàn thủ công, phải phụ thuộc vào thời tiết nên mất nhiều công, chất lượng chuối cũng không đồng đều. Từ khi sử dụng lò sấy, chuối khô đều hơn, đẹp hơn. Nhờ đó sản phẩm làm ra có giá cao hơn".
Theo anh Thanh, khi sử dụng lò sấy, người làm chỉ mất khoảng 24 tiếng là xong một mẻ chuối với sản lượng khoảng 400-450kg, rút ngắn hơn nửa thời gian so với phơi nắng. Trung bình mỗi tháng gia đình anh xuất ra thị trường khoảng 7-10 tấn chuối khô; thời điểm gần Tết sản lượng có thể tăng thêm từ 30-50%. Bình quân gia đình anh thu từ 80-100 triệu đồng/tháng, sau khi trừ chi phí lãi từ 15-20 triệu đồng/tháng.
Hiện chuối khô được cở sở bàn với giá từ 15.000-20.000 đồng/kg, nếu đóng gói thì từ 28.000-35.000 đồng/kg. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở một số tỉnh của ĐBSCL và TP.HCM.
Dân Việt xin được giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh tại làng chuối khô Trần Hơi:
Làng chuối khô tại xã Trần Hợi hình thành và phát triển khoảng 100 năm nay. Ảnh: Chúc Ly.
Chuối nguyên liệu được ủ chín, sau đó lột vỏ và đem phơi một ngày hoặc sấy trong 6 giờ. Ảnh: Chúc Ly.
Sau đó, được đem đi ép trong khuôn định hình, mỗi khuôn chuối từ 3-5 trái chuối. Ảnh: Chúc Ly.
Tiếp đó, chuối lại được đưa vào lò sấy khoảng 12-15 giờ, hoặc đem phơi nắng 2 ngày nữa mới ra thành phẩm. Ảnh: Chúc Ly.
Mỗi vỉ chuối có kích thước 0,8m x 1,8m chứa khoảng 36 khuôn chuối. Ảnh: Chúc Ly.
Chuối khô thành phẩm. Ảnh: Chúc Ly.
Chuối khô đạt yêu cầu phải ngã sang màu vàng sậm nhưng không đen, tươm mật. Ảnh: Chúc Ly.
Mỗi nhân công làm việc tại các cơ sở có thu nhập từ 4-6 triệu đồng/tháng.
Hiện chuối khô có giá thu mua tại chỗ từ 15.000-20.000 đồng/kg, nếu đóng gói thì từ 28.000-35.000 đồng/kg, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường các tỉnh ĐBSCL và TP.HCM. Ảnh: Chúc Ly.
Cơ sở chuối khô của gia đình bà Hồ Kim Hạnh (ấp 10C, xã Trần Hợi) đã hoạt động hơn 30 năm. Ảnh: Chúc Ly.
Để phục vụ nhu cầu của thị trường, cơ sở của bà Hạnh đã có nhiều sản phẩm mới, như chuối mít, chuối hồng, chuối sấy trái, chuối ép tròn. Trong ảnh: Sản phẩm chuối khô được phủ một lớp hỗn hợp mít và gừng. Ảnh: Chúc Ly.
Theo Danviet
Làm chuối khô, nhà nông xứ này thu tiền "tươi" Mới đây, Hội Nông dân (ND) huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) kết hợp Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở KHCN tỉnh Cà Mau) công bố nhãn hiệu tập thể "Chuối khô Trần Hợi". Đây là tín hiệu đáng mừng cho làng nghề truyền thống có hàng chục năm tuổi này ở xứ Đất Mũi. Làng nghề...