Thay pô độ cho xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Đẹp hơn, âm thanh giòn hơn, tốc độ tốt hơn nhưng việc thay pô cũng khiến chủ xe tốn khá nhiều tiền phạt.
Để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn âm thanh phát ra, pô zin trên xe máy thường dài và nặng nề khiến tăng trọng lượng của xe làm ảnh hưởng tới tốc độ. Đây chính là lý do mà nhiều dân chơi xe máy số như Honda Wave Alpha hoặc xe côn tay Yamaha Exciter và thậm chí là xe tay ga lựa chọn thay pô zin bằng một pô độ ấn tượng hơn.
Thiết kế “cool ngầu”, âm thanh mạnh mẽ và đặc biệt là khả năng giảm trọng lượng để tối ưu cho tốc độ của xe, tuy nhiên việc thay pô xe có bị phạt không?
Theo quy định tại Điều 30, khoản 5, mục c của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thì:
Video đang HOT
“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;”
Việc thay đổi pô xe thuộc vào lỗi thay đổi hình dáng kích thước xe, do đó, chủ xe máy có thể bị phạt tới 2 triệu đồng.
Không dừng lại ở đó, cũng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Điều 17 quy định:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;”
Phần lớn các loại pô độ trên thị trường kể cả từ các hãng độ nổi tiếng như Akrapovic, Leovine, MIVV…thường không hoặc không đủ bộ phận giảm thanh, khiến tiếng pô thường rất lớn không đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn. Không những thế, hầu hết các loại pô độ cũng không đáp ứng quy chuẩn về khí thải, nên bên cạnh lỗi thay đổi kết cấu xe thì người thay pô xe độ thường bị phạt thêm lỗi không đáp ứng chuẩn khí thải và tiếng ồn.
Do đó, khi xác định độ pô thì bạn sẽ chấp nhận bị xử phạt hoặc nếu độ pô và cất xe như một bộ sưu tầm không tham gia giao thông trên đường.
"Ông vua" xe máy tại Việt Nam giảm doanh số hơn 70% vì dịch Covid-19
Honda Việt Nam là hãng xe nắm giữ thị phần xe máy nhiều nhất, chứng kiến mức sụt giảm doanh số kỷ lục tháng 4/2020 vừa qua.
Doanh số ô tô, xe máy Honda Việt Nam sụt giảm mạnh tháng 4/2020
Theo Honda Việt Nam (HVN), tháng 4 vừa qua, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid - 19, HVN đã tạm dừng sản xuất kéo dài từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 22/4/2020. Chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên doanh số bán hàng của HVN trong tháng 4/2020 cũng sụt giảm mạnh.
Ở mảng kinh doanh xe máy, HVN chỉ bán ra 61.752 xe, giảm 61% so với tháng trước và giảm 72% so với cùng kỳ năm 2019. Dù chiếm 22% doanh số của HVN song Honda Vision chỉ bán ra 13.883 chiếc, giảm khoảng 55% so với tháng trước.
Tương tự, Honda Wave Alpha bán ra 11.504 xe, chiếm 19% doanh số tháng, giảm hơn 60% so với tháng 3/2020.
Ở mảng kinh doanh ô tô, cả tháng 4, HVN chỉ bán ra 843 xe, giảm 57% so với tháng trước và giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn ô tô Honda bán ra tháng 4/2020 là CR-V, đạt doanh số 411 chiếc, chiếm 49% tổng doanh số. Xếp sau là Honda City đạt doanh số 161 xe, chiếm 19% tổng doanh số tháng 4/2020.
Trước tình hình khó khăn, sụt giảm doanh số cả ô tô lẫn xe máy, trong văn bản vừa gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc "phối hợp nắm bắt khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19", Tổng giám đốc Honda Việt Nam (HVN), ông Keisuke Tsuruzono cho biết "có khả năng sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất sang nhập khẩu" đối với ô tô.
Bên cạnh đó, để kích cầu mua sắm, Honda Việt Nam kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ và giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho khách hàng khi mua ô tô, xe máy.
TOP xe máy cũ ngon - bền - rẻ được nhiều người ưa chuộng Đối với người mua xe cũ, yếu tố bền bỉ, tiết kiệm xăng và bề ngoài còn ổn là những tiêu chí hàng đầu. Hầu hết mọi người cho rằng việc mua xe máy cũ đơn thuần là vì không có điều kiện tài chính, tuy nhiên trên thực tế không hoàn toàn là thế. Nhiều người chọn mua xe máy cũ bởi...