Thầy phong thủy kiêm bói dạo kiếm bộn tiền mùa World Cup
Gã đàn ông nói giọng lơ lớ: “Cái nhà của chị không hợp với tuổi, nên chị có cá cược bóng đá cũng thua thôi, phải giải hạn. Phong thủy và tướng số không hợp thì làm ăn không được chứ đừng nói là chơi đỏ đen. Nếu chị muốn, ngày mai tôi đến nhà giải hạn cho”.
Người đàn bà có dáng vẻ sang trọng gật đầu tấm tắc nói: “Chắc vậy đó thầy. Sau mấy trận đầu tôi toàn thua không à. Xui quá! Vậy mai thầy đến cúng giải hạn nha”.
Quán cà phê trở thành “thánh địa làm ăn”
Đó là cuộc trao đổi giữa một người đàn ông và một người đàn bà, chúng tôi vô tình nghe được khi ngồi uống cà phê trên quán T.H (nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM). Tò mò, chúng tôi đi sang làm quen vì theo phán đoán của tôi, người đàn ông kia là thầy phong thủy kiêm thầy bói. Lúc đầu còn hơi ngần ngại, vì người đàn ông này không biết tôi là ai. Khi được nghe chúng tôi ngỏ ý muốn xem phong thủy nhà, ông này đã vui vẻ tiếp chuyện: “Thế thì cô tìm đúng người rồi. Cái gì tôi cũng coi được, coi cả hướng nhà, hướng xây mộ và coi cả vận mệnh con người”.
Ông tự giới thiệu tên Thòng Son Di, một người Việt gốc Hoa, nhà ở quận 5 (TP.HCM) nhưng thường hay lân la các quán cà phê ở quận 1 và quận 3 để xem cho khách hàng. Chị Nguyễn Thị Thủy (45 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) cho hay: “Em là khách hàng “ruột” của thầy Di. Thầy thường ngồi quán cà phê chứ không đưa khách về nhà. Trước đây, em đi đâu hay làm gì cũng hỏi thầy hết. Em làm ăn kinh doanh mà. Bây giờ thì em ra đây để hỏi chuyện tuổi mình hợp với đội bóng đá nào, hợp với màu áo nào…”.
Thầy Di đang xem cho khách hàng trong quán cà phê.
Video đang HOT
Kể đến đây, chị Thủy nhìn ngang nhìn dọc rồi ghé sát tai tôi nói nhỏ: “Em mê bóng đá lắm, mùa World Cup thì thích hơn, chơi “ké” tí cá độ với tụi bạn cho nó gay cấn khi xem. Nhưng mà yêu là một lẽ, mình “bắt” đội nào để mình “ăn” là lẽ khác. Chớ mình cứ lao đầu vào là chết. Ngày trước, em cứ “bắt” đội nào mà em thấy mạnh. Nhưng nếu đứng trước đội thấy rõ sẽ thắng, nhà cái cũng sẽ bắt theo kiểu tỉ số, nên em cứ phải đi coi tuổi mình có hợp với đội đó không, màu áo đội đó có hợp với hướng nhà mình không. Thầy Di coi cũng được lắm”.
Còn anh Trần Phong Hoàng (43 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM) không phải là “mối ruột” của thầy Di, nhưng qua bạn bè giới thiệu, anh Hoàng tìm đến quán cà phê để được gặp thầy. Trước giờ thi đấu giữa Tây Ban Nha và Hà Lan, anh nhờ thầy “phán” xem anh nên “bắt” đội nào. Anh Hoàng nói: “Tôi rất mê Hà Lan nhưng Tây Ban Nha là đội vô địch mùa trước nên tôi phân vân lắm, giờ chẳng biết nên chọn ai. Yêu mến là một vấn đề, còn đây là chuyện “làm ăn”. Đồng tiền mình bỏ ra đâu có mạo hiểm mù quáng được”. Không biết thầy Di “phán” cho những gì, chỉ thấy anh Hoàng vui vẻ “dúi” tiền vào túi thầy Di và ra về một cách mãn nguyện.
Từ bán kẹo dạo thành “thầy” phong thủy
Chỉ một buổi ngồi ở quán cà phê, “thầy” Di đã kiếm được kha khá tiền. Theo ước tính của chúng tôi thì thầy được khoảng hai triệu. “Thầy” Di thường nói khi khách hàng hỏi tiền công: “Ngộ không đòi, cho bao nhiêu cứ cho à”.
Có lẽ, khi nghe “thầy” nói câu đó, những khách hàng cảm thấy tin tưởng và thoải mái hơn, nên ai nấy đều cười vui vẻ móc hầu bao đưa cho thầy. Theo lời anh Hoàng, mùa World Cup này có rất nhiều “thầy” phong thủy kiêm bói toán. Các “thầy” đều kiếm bộn tiền nhờ nắm bắt tâm lý những người có máu đỏ đen. Ngoài việc nghiên cứu sức mạnh, kỹ thuật của các cầu thủ bóng đá để tìm cho mình một kết quả hợp lý, họ còn tìm đến “thầy” bói để củng cố thêm niềm tin của mình vào việc cá cược.
Theo chân anh Hoàng, tôi đến một quán cà phê nằm trên địa bàn quận Tân Bình. Trong vai một dân cá độ mê tín tôi gặp “bà thầy” tên Nguyễn Thanh Mai. Mọi người xung quanh cho hay, gọi là “bà” nhưng thực chất Mai là “pê đê”. Mai có dáng người mỏng như lá lúa, môi đỏ chót và các ngón tay ngón chân cũng sơn cùng màu đỏ. Mai ngồi trong một góc khuất của quán cà phê máy lạnh, có vài người đang đến để được “thầy” Mai xem cho.
Khi đến lượt tôi, “thầy” Mai phán: “Con hợp với đội có màu áo truyền thống là màu đỏ. Mệnh con hợp với màu này. Con bắt là ăn ngay. Nhà con nằm hướng Tây nên đừng có dính dáng gì với màu cam đấy. Con mà dính vào nó là sẽ chết chắc luôn. Thầy mà nói thì có mà đúng trở lên”.
Sau khi được thầy “phán”, khách hàng cũng phải “cúng lộc” cho công của “thầy”. “Thầy” Mai vừa nhét tiền vào áo ngực vừa nói: “Thầy chỉ lấy vừa phải thôi, một lần ba trăm ngàn là ít đó. Nhiều ông bạn thầy làm nghề này hưởng lộc ghê lắm, đâu có lèm nhèm như thầy đâu. Thầy làm phước không à”. “Thầy” Mai quê ở Tiền Giang. Trước đây làm nghề đi hát bán kẹo kéo dạo. Mấy năm gần đây “thầy” Mai “nổi” như cồn nhờ nghề xem vận mệnh cho dân cá độ vào các mùa bóng. Không chỉ mùa bóng lớn như World Cup mà các trận ngoại hạng Anh “thầy” Mai cũng xem.
Sau trận Tây Ban Nha gặp Hà Lan, anh Hoàng gặp chúng tôi méo mặt than: “Chết em ơi! anh đã định “bắt” Hà Lan rồi, nhưng không hiểu sao lại đi nghe lời thầy bói, “bắt” Tây Ban Nha. Mà thua quá đậm, anh mất 50 “chai” vì cái vụ này. Cứ đinh ninh rằng Tây Ban Nha thắng. Nghe lời thầy bảo “con cứ tin trăm phần trăm đi”. Ai ngờ, ông thầy này cũng nói xàm. Chắc ổng tưởng mùa trước nó vô địch thì mùa này nó sẽ thắng ở trận đầu. ổng còn nói chắc như đinh đóng cột với anh mà Tây Ban Nha không thắng thì ra thầy hoàn vốn lại. Giờ anh ra chửi thì ông thầy biến đâu mất tiêu. Hóa ra có nhiều người cũng thua lớn như anh vì nghe lời ông ta”.
Cũng theo những người có thâm niên coi thầy phong thủy và thầy bói dạo tại các quán cà phê, thì những người này thường “nổ” với người xung quanh rằng đã coi cho nhiều người, trận nào cũng đúng, và coi thường xuyên ở một nơi. Nhưng thực chất các ông thầy này chuyên đi dạo các quán cà phê sang, lân la làm quen hay giả vờ coi cho một khách. Thực chất người này do “thầy” gài vào, để tạo niềm tin cho các dân cá độ mê tín. Nếu qua đêm thầy đoán đúng thì sẽ quay lại quán cà phê đó ngồi để “nổ” tiếp, và lấy tiền thưởng hậu hĩnh của dân cá độ. Nếu đoán sai “thầy” sẽ “lặn không sủi tăm”.
Có thể bị phạt tù tới 10 năm LS. Nguyễn Văn Hậu Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xóc thẻ, … và các hình thức tương tự khác để trục lợi. Trường hợp bói toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi mê tín, dị đoan hoặc đã bị kết án về tội hành nghề mê tín, dị đoan, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan. Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trường hợp phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.
Theo Kiến thức
Không thể có chuyện đó!
Về thông tin TQ sắp đủ 50 năm để chiếm hữu các đảo chiếm đóng bất hợp pháp, LS Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM đã giải thích các vấn đề liên quan pháp lý quốc tế.
Xung quanh vấn đề Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo của Việt Nam, những ngày qua trên mạng Internet có ý kiến cho rằng: "Theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có một khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm 40 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ kháng nghị, đơn kiện nào lên tòa án công lý quốc tế hoặc tòa án quốc tế về luật biển. Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo luật biển quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc...".
Tôi khẳng định những nhận định trên là không đúng với các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) và nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ ngày 24/10/1970. Cụ thể, nghị quyết 2625 quy định rõ: "Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu từ một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp". Bên cạnh đó, tại khoản 4 điều 2 Hiến chương LHQ cũng quy định: "Các nước thành viên LHQ trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của LHQ".
Bài báo trên tờ Wall Street Journal của Mỹ từng đặt câu hỏi "Vì sao Trung Quốc cố tình khiêu khích Mỹ và các nước châu Á láng giềng" với hình ảnh là tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm - Ảnh chụp lại từ màn hình.
Do đó, việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo của Việt Nam vào năm 1974 và sau này là hành động chiếm đóng bất hợp pháp, đi ngược với Hiến chương LHQ và nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ. Chính vì việc chiếm đóng này là bất hợp pháp nên dù Trung Quốc có chiếm đóng tới 100 năm nữa thì việc chiếm đóng đó sẽ không được xem là căn cứ để Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với các đảo đó.
Trong khi đó, với những bằng chứng lịch sử và pháp lý mà Việt Nam đang có hiện nay, chúng ta hoàn toàn có quyền khẳng định Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa một cách hòa bình, liên tục từ thế kỷ 17, phù hợp với nguyên tắc phát hiện và chiếm hữu thực chất - nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xác định chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được luật pháp quốc tế công nhận.
Điển hình là việc chúa Nguyễn lập "đội Hoàng Sa", "đội Bắc Hải" để khai thác tài nguyên và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa đã được ghi nhận trong các tài liệu lịch sử như Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Công Đạo (1686), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776)... Đồng thời, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Paracel - Hoàng Sa cũng được thừa nhận trong nhiều tài liệu của nước ngoài như Hải ngoại ký sự (1696) của Thích Đại Sán, Nhật ký Batavia (1631-1636) của Công ty Ấn Độ - Hà Lan, An Nam đại quốc họa đồ (1838) của Taberd. Đặc biệt là Bộ Atlas của nhà địa lý học Philippe Vandermaelen (1795-1869) xuất bản năm 1827 tại Bruxelles đã ghi nhận Paracel - Hoàng Sa thuộc chủ quyền của đế chế An Nam (Empire d'An-nam)...
Và khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam thì phía Việt Nam đã có sự chống trả quyết liệt và đã phát hành các công hàm ngoại giao phản đối hành vi chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc. Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình đối với các đảo do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.
Theo Tuổi trẻ
Hòn đá "có chân" 300 năm "trấn phong thủy" ngã ba đường Nằm ngay giữa ngã ba đường chính của làng An Thành (thuộc xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là hòn đá hàng trăm năm tuổi. Từng được thế hệ lập làng dựng lên với mục đích trấn nước không cho vào làng, sau bao biến đổi, hòn đá như "có chân" luôn quay lại nơi ban đầu "trơ...