Thấy nhân tình của chồng đang đau đẻ, vợ quê vừa bị đánh đuổi khỏi nhà đã có hành động sốc
Rồi mắt Đào tối sầm lại. Người bị nạn, đang đau đớn kia chính là Liễu, ả nhân tình của chồng Đào.
Nhưng Đào lao đến, đỡ lấy người Liễu, kêu Liễu đừng la nhiều mất sức. (Ảnh minh họa)
- Chị nhìn lại mụ đi. Bần hàn, nhem nhuốc, rách rưới, chị còn chẳng xứng làm người lau giầy cho anh Kiên chứ đừng nói gì đến làm vợ anh ấy. Chị biết điều thì nên rút lui đi. Chỉ có người con gái tài sắc vẹn toàn như tôi mới xứng đáng với anh ấy thôi.
Đấy, Liễu, nhân tình của Kiên đã chỉ tay vào mặt Đào mà nói như vậy. Đào không nói không rằng, chỉ cúi mặt xuống rồi đi vào bếp. Cảnh này, chẳng phải lần đầu tiên Đào gặp. Từ lúc Kiên, chồng Đào công khai chuyện ngoại tình với Liễu thì Liễu thường xuyên tới nhà chửi mắng Đào như thế này. Bởi Liễu, đang ỉ vào cái bụng bầu 5 tháng của mình.
Đào và Kiên thành vợ chồng khi trong tay cả hai chẳng có chút tài sản gì. Kiên tốt nghiệp đại học xong cũng chỉ xin được một công việc bình thường nên muốn đi học để nâng cao trình độ. Đào không đi học, chỉ ở nhà làm ruộng, chạy chợ, kiếm tiền để Kiên đi học, theo đuổi ước mơ của mình. Ai cũng nói, rồi sau này những vất vả của Đào sẽ được Kiên bù đắp xứng đáng. Chính bản thân Kiên cũng thề thốt như vậy. Còn Đào, Đào chỉ mong Kiên sẽ mãi chung thủy với Đào, yêu thương Đào dù cho khi nghèo hèn hay lúc giàu có. Nhưng đời có ai biết trước mà lường đâu.
Tình cảm Kiên dành cho Đào cũng nhạt nhẽo dần. Đào chủ động chuyện sinh con thì Kiên gạt phắt đi. (Ảnh minh họa)
Kiên thành công, xin được công việc tốt liền quyết định ở luôn trên thành phố. Sau một thời gian ổn định thì Kiên cũng đón Đào lên sống cùng. Nơi đô thị phồn hoa, xa lạ, thứ gì cũng bóng lộn khiến cho một người phụ nữ quê mùa như Đào thấy lạc lõng. Đào chỉ quanh quẩn ở nhà dọn dẹp nhà cửa, còn Kiên thì ra khỏi nhà từ sáng sớm, có hôm tới tận khuya mới về. Tình cảm Kiên dành cho Đào cũng nhạt nhẽo dần. Đào chủ động chuyện sinh con thì Kiên gạt phắt đi:
Video đang HOT
- Công việc, sự nghiệp của anh còn chưa ổn định. Con cái gì ở đây chứ. Em đợi thêm một thời gian nữa đi.
Đào bắt đầu cảm thấy bất an với cuộc hôn nhân của mình. Và cuối cùng thì điều mà Đào lo sợ cũng đến khi Liễu tìm tới tận nhà, đòi quyền lợi. Đào và Kiên cũng đã có cuộc nói chuyện rõ ràng. Kiên hình như không hề biết lỗi, mà ngược lại, còn mắng Đào:
- Đàn ông tài giỏi như tôi, năm thê tứ thiếp là chuyện bình thường. Hơn nữa cô cũng nhìn lại mình đi, cô như thế này thì làm sao tôi dám đưa cô đi gặp bạn bè, đối tác được. Cô còn muốn được hưởng vinh hoa phú quý thì nên học cách chấp nhận, sống biết điều đi.
Lời Kiên nói như dao cứa, như muối xát vào tim Đào. Bao nhiêu năm Đào vất vả lăn lộn cuối cùng chỉ đổi lại những lời cay đắng này sao. Đào dù cho có thế nào, cũng không thể cam chịu sống kiếp chung chồng được. Hạnh phúc không thể chia sẻ với kẻ thứ 3. Đào còn chưa kịp đề nghị ly hôn thì Liễu đã đến tận nhà, xúi Kiên đuổi Đào đi:
- Anh mà không đuổi chị ta đi, em và con sẽ chết cho anh xem. – Liễu khóc lóc
- Được rồi, anh đuổi, anh đuổi. Không cần em phải nói, cô ta làm anh phát ớn lên rồi. – Kiên dỗ dành Liễu
Và Đào chính thức bị đá ra đường với vài đồng lẻ mà Đào mang được từ quê lên cùng vài bộ quần áo xũ rách. Người ở quê nghĩ Đào lên thành phố hưởng phúc chứ có ai biết được đâu Đào lại đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất, bị phản bội, bị phụ bạc thế này. Nhưng ông trời vẫn còn có mắt lắm. Nhân quả báo ứng mà…
Đào bị đuổi ra khỏi nhà một tuần nhưng vẫn chưa về quê. Đào thấy xấu hổ, thấy tủi nhục lắm. Đào quyết định ở lại. Nhanh nhẹn, hiền lành, thật thà nên Đào được nhận vào làm công trong một cửa hàng tạp hóa, mọi người rất quý mến Đào. Ngày hôm đó, trên đường đi làm về, Đào gặp một đám đông nhốn nháo trước mặt. Hình như là vụ tai nạn. Thấy đông người, Đào cũng không muốn chen chân vào nên định quay bước đi thì nghe có tiếng người kêu cứu:
- Cứu cô ấy đi, cô ấy sắp trở dạ rồi.
Ở quê, Đào cũng từng chứng kiến rất nhiều trường hợp phụ nữ sinh con và cũng từng được học cách đỡ đẻ của mẹ mình. Nhanh chóng, Đào lao vào đám tai nạn vì biết đâu sẽ giúp được người phụ nữ kia. Rồi mắt Đào tối sầm lại. Người bị nạn, đang đau đớn kia chính là Liễu, ả nhân tình của chồng Đào. Nỗi uất hận lại dâng lên nghẹn cổ, những việc Liễu làm với Đào, oán thán kể chẳng hết được. Thấy Đào, Liễu kêu lên yếu ớt:
- Em biết em sai rồi khi cướp chồng chị. Em xin chị hãy cứu con em, nó không có tội chị ơi.
Mọi người ngỡ ngàng vì câu nói của Liễu. Nhiều bà còn mắng Liễu đang nhận báo ứng và còn nghĩ Đào chẳng cứu Liễu đâu. Nhưng Đào lao đến, đỡ lấy người Liễu, kêu Liễu đừng la nhiều mất sức. Liễu vỡ ối, Đào nhanh chóng kêu mọi người mang cáng khiêng Liễu vào nhà dân gần đó, còn nhờ người mang nước nóng tới. Đào run run đỡ đẻ cho chính nhân tình của chồng mình. Đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời thì xe cứu thương mới kịp đến. Tất thảy ở đó ai cũng cúi đầu nể phục Đào. Nhiều người còn nói, nếu là họ chưa chắc họ đã làm được điều kì diệu như Đào. Sự vị tha, bao dung, độ lượng của Đào đã cứu sống mẹ con Liễu.
Đào rời đi ngay sau đó. Đào thấy nhẹ nhõm lắm, không còn nặng gánh nữa. Đào sẽ ly hôn, về quê sống. Đào và Kiên đã hết duyên vợ chồng thì níu kéo cũng vô ích. Chi bằng buông tay cho lòng thanh thản.
Theo blogtamsu
Khoảng trống "bạo lực hẹn hò": Bị đánh vẫn không bỏ được
Thường xuyên bị đánh đập về thể xác, hành hạ về tinh thần, tình dục, kiểm soát về thời gian, tiền bạc... trong thời gian yêu đương, sống thử, nhưng các bạn trẻ không tìm được nơi bấu víu, hỗ trợ và giải thoát cho mình.
Nhiều bạn gái bị bạn trai cũ đeo bám, quấy rối. Ảnh minh họa: internet
Yêu không nổi, bỏ không xong
Yêu nhau được 6 tháng, Trần Thị H - sinh viên ĐH Công đoàn (Hà Nội) dọn về "góp gạo thổi cơm chung" với người yêu hơn 2 tuổi là cựu sinh viên ĐH Xây dựng (Hà Nội). H không ngờ, quyết định này đã chính thức đẩy cuộc sống sinh viên tươi đẹp của cô vào một bi kịch. Về sống cùng nhau H mới thấy người yên bộc lộ nhiều tính xấu. Không chỉ cục cằn, thô lỗ, gia trưởng, người yêu cô còn nghiện rượu và rất thích tụ tập bạn bè. Mỗi lần "chồng hờ" gặp áp lực công việc hay say xỉn, H lại bị lôi ra chửi bới, đánh đập và bạo hành tình dục.
Không những thế, H phải "bao" người yêu về kinh tế. Để có tiền duy trì sinh hoạt cho hai người, H phải đi làm thêm tại quán cà phê và nhiều lần gọi điện nói dối để xin thêm tiền bố mẹ đi... học tiếng Anh, nộp học phí. Bạn bè thấy H ngày càng tiều tụy, sức học đi xuống thì khuyên H bỏ người yêu nhưng cô không thể mặc dù đã... bớt yêu. Biện hộ cho lý do của mình, H chia sẻ cô không dám chia tay vì mình đã sống thử, sau này khó tìm được tình yêu mới. H còn biện hộ cho người yêu: "Sau những lần đánh mình, anh ấy đều rất hối hận, xin lỗi và nói rằng do bị áp lực công việc quá. Sau này công việc ổn định hơn chắc anh ấy sẽ thay đổi".
Khác với H, Nguyễn Thị Thanh P - sinh viên năm 3 ĐH Công nghiệp Hà Nội đã dũng cảm đưa ra quyết định chia tay sau gần 1 năm sống thử với người yêu. Lý do: Suốt thời gian yêu nhau P ngột ngạt vì bị người yêu kiểm soát, ghen tuông vô lối. Tuy vậy, sau khi chia tay, cô lại rơi vào bi kịch bị người yêu liên tục tìm đến ký túc xá, nhắn tin chửi bới, đe dọa. Đến khi người yêu cô dọa tung ảnh "nóng" và clip của hai người lên mạng xã hội, cô đã dũng cảm quyết định gặp mặt người yêu cũ, tìm đến gia đình anh ta để nhờ can thiệp.
Không có nơi để bấu víu
Nói về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho biết, đối tượng chịu bạo lực hẹn hò là nhóm vô cùng yếu thế, "trắng tay" và không tìm thấy nơi nào để can thiệp, bấu víu.
Bà Lê Thị Lan Phương - cán bộ chương trình quốc gia về chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái của UN Wonmen phân tích, bạo lực hẹn hò có tác động rất tiêu cực đến các nạn nhân, không kể là nam hay nữ. "Có nhiều hình thức bạo lực tác động, ngoài bạo lực về thể chất, tâm lý, tình dục, còn một loại bạo lực nữa mà các bạn trẻ dễ mắc phải đó là... bạo lực đeo bám. Sau khi chia tay, nhiều người không thoát khỏi "nanh vuốt" của người cũ. Họ thường xuyên bị kiểm soát về thời gian, đe dọa tung ảnh, clip lên mạng để bôi nhọ, làm nhục hòng níu kéo hoặc trả thù người cũ. Nhiều người, vì không chịu được điều này đã phải tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân" - bà Phương nói.
Cũng theo bà Phương, không như bạo lực gia đình, bạo lực học đường, hiện bạo lực trong thời gian hẹn hò, yêu đương đang bị nằm ngoài sự kiểm soát, hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể và không có một sự can thiệp về luật pháp nào hỗ trợ các nạn nhân, đặc biệt trong trường hợp người trẻ chọn sống thử. "Việc làm này không được sự đồng tình của gia đình, không được sự cổ vũ của người thân và thường là lén lút. Chính vì vậy, khi bị bạo lực, nạn nhân thường không dám chia sẻ với ai mà phải tự tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và cuộc sống tinh thần, khiến họ rơi vào trạng thái trầm cảm, bi kịch" - bà Phương nói.
Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn (Hà Nội) thì cho rằng: Một nguyên nhân khác dẫn đến bi kịch của bạo lực hẹn hò là thói quen đổ lỗi cho nạn nhân. Nếu một ai đó bị bạo lực về thể xác hay bạo lực tình dục, thông thường, câu hỏi đầu tiên đối với nạn nhân thường là: "Thế mày làm gì mà để bị đánh, chửi?", "Mày đã ăn mặc như thế nào, cư xử ra sao mà để bị xâm hại?"...
"Đáng lo ngại nhất là nhiều người trẻ không nhận thức được rằng mình bị bạo lực. Trong bạo lực hẹn hò, các bạn thường viện cớ là vì yêu: vì yêu nên mới làm thế. Quan niệm này rất nguy hiểm. Chính vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức cho người trẻ để họ hiểu rằng, yêu không có nghĩa là kiểm soát nhau, yêu tức là phải đối xử tôn trọng và bình đẳng" - ông Chất nói.
Theo Dân Trí
Nhân tình của chồng ăn mặc bốc lửa đến thách thức cô vợ quê mùa nhường chồng và cái kết Nước cá bắn lên người, Nga la hét toán loạn, định giờ tay lên cho cái bạt tai. Nhưng Mây đã nhanh hơn, tặng cho kẻ đến phá hàng cá của mình, hạ nhục danh dự của mình nguyên một xô nước cá bẩn. Nước cá bắn lên người, Nga la hét toán loạn, định giờ tay lên cho cái bạt tai. (Ảnh...