Thấy mỗi ngày mẹ đẻ đút 10.000 vào thùng gạo, con gái òa lên khóc khi thấy bà nói một câu
Về thăm mẹ đẻ được 1 tuần, Thái hết sức ngạc nhiên vì thấy cứ mỗi buổi tối sau khi dọn dẹp xong, bà lại lặng lẽ cất 10.000 đồng vào thùng gạo.
Lấy chồng xa quê đã hơn 10 năm, lại sinh cùng lúc 3 đứa con nheo nhóc, thành ra Thái chẳng còn được mấy khi về thăm nhà đẻ. Nhà vốn neo người, bố mất sớm, anh trai Thái đã ra ở riêng từ lâu nên cũng ít khi về thăm mẹ. 10 năm lấy chồng thì may ra, Thái về quê được khoảng 3 – 4 lần, mà lần nào cũng vội vàng, ngồi chưa nóng chỗ đã vội đi ngay.
Bà Vang – mẹ Thái, là một phụ nữ kiểu truyền thống điển hình. Cả một đời chỉ biết chăm chăm làm lụng, lo cho chồng con. Đến khi dựng vợ, gả chồng xong xuôi cho hai đứa, bà vẫn giữ nguyên nếp sống tằn tiện như cũ. Nhiều người thủ thỉ với bà: “ Sao bà dại thế, sao có tiền mà không chịu đem ra tiêu hay mua đồ ăn ngon, quần áo đẹp cho sướng thân. Đằng này lại cứ ki ca ki cóp, ăn không dám ăn, mặc chẳng dám mặc, giờ bà có còn phải nuôi ai nữa đâu!”. Nhưng bà Vang chỉ đáp lại bằng nụ cười hiền từ: “Chưa được đâu, con cái tôi còn chưa sướng thì tôi sướng làm sao được”.
Lần về thăm quê này, Thái dắt theo cả 3 đứa con về chơi với bà ngoại hẳn một tuần. Thằng út lần đầu được gặp bà, cứ cuống quýt hết cả lên, chạy nhảy liên hồi khắp cái sân rộng. Nhà bác cả, biết Thái về nên cũng ghé sang nhà ăn cơm. Đã lâu lắm rồi, cả nhà mới có một ngày tụ tập đông đủ như thế này. Nhìn con cháu đề huề, bà Vang mừng đến ứa nước mắt.
Buổi tối hôm ấy, Thái còn nhìn thấy mẹ lại bàn thờ thắp hương cho bố, miệng lẩm nhẩm khấn: “Nay chúng nó về đầy đủ hết ông ạ, nhà cửa vui lắm. Thôi thế là mình cũng chuẩn bị làm tròn nghĩa vụ của mình đi thôi, để tôi còn thanh thản về gặp ông nữa”. Nghĩ là mẹ tuổi cao nên nghĩ lẩn thẩn, Thái cũng không để tâm lắm.
Ảnh minh họa
Đến bữa cơm tối hôm ấy, bà Vang đem ra một cục tiền lớn được gói giấy báo cẩn thận, bên trong lại chia thành 3 gói nhỏ nữa, mỗi gói cũng phải 500 triệu đồng. Trước sự ngạc nhiên của các con cháu, bà vuốt lại gói tiền cho phẳng rồi chậm rãi nói: “Đây là toàn bộ số tiền mẹ tích cóp được trong suốt mấy chục năm qua. Hôm nay thấy các con về đông đủ như thế này, mẹ mừng lắm. Mẹ cũng gần đất xa trời rồi, chẳng biết còn sống được bao niên nữa. Mẹ đã chia tiền tiết kiệm ra làm 3 phần, phần này cho thằng Thanh, phần này cho cái Thái, còn phần này bà cho thằng út nhà Thanh, vì nó bị bệnh hiểm nghèo nên phải cần nhiều tiền chạy chữa”.
“Mẹ, mẹ lấy đâu ra ngần ấy tiền?”, Thanh sửng sốt.
“Ừ, tiền mẹ chắt bóp được. Mẹ làm việc này là theo di nguyện của bố con. Trước khi đi, bố con dặn mẹ là sau này dù có phải bán nhà, bán đất, cũng không được để các con phải khổ. Mẹ sống đến từng này tuổi mà vẫn chưa giúp đỡ được con cháu thứ gì, mẹ thấy thật có lỗi…”, bà Vang nói, mắt đã rưng rưng.
Thái ôm lấy vai mẹ. Bà Vang tiếp lời: “Mảnh vườn trước mặt, mẹ đã bán đi để tiền cho các con. Còn căn nhà này, mẹ giữ lại, sau này cho con cháu còn lấy chỗ thờ cúng tổ tiên. Các con yên tâm, mẹ đã tính toán đâu vào đấy, không phải lo cho mẹ đâu”.
Mãi sau này, khi hỏi hàng xóm, Thái mới biết hàng ngày bà Vang cứ đi khắp xóm nhận làm rau cỏ cho nhà người ta, chưa kể, bà cặm cụi tự trồng cây ăn quả, chăn gà, nuôi lợn đem bán đi để có tiền. Bữa cơm bình thường, bà ăn qua quýt, có khi nhịn, thức ăn cũng toàn bắt tạm ít cá nhỏ, mớ rau héo cho qua ngày.
Cầm tiền của mẹ, Thái và anh trai chỉ biết ngậm ngùi ngước mắt hết nhìn nhau rồi lại nhìn mẹ, cảm giác khó tả. Thấy bà Vang đã cương quyết, hai anh em cũng nghe lời, không quên cảm ơn bà. Trong lòng Thái thì thấy hối hận lắm, thế mà đã có những lúc, cô trách mẹ vì bà đã không lên nhà giúp đỡ cô lúc sinh đẻ, cũng vì mải mê kiếm tiền cho con theo lời chồng dặn dò. Cô định bụng, lát nữa sẽ ngồi tâm sự thêm với bà ít lâu, vì mai mấy mẹ con cô đã đi về nội rồi.
Video đang HOT
Lúc hai mẹ con dọn dẹp trong bếp, Thái vô tình thấy bà Vang mở nắp thùng gạo, đặt vào trong đó một tờ tiền 10.000 đồng. Sực nhớ ra, mấy hôm nay, cũng giờ này là bà lại làm như thế. Ngó vào thùng, cô thấy bên trong có khoảng hơn 10 tờ tiền, xếp gọn gàng trong một chiếc túi nilon đã thắt nút. Bà Vang còn cẩn thận phủ một lớp gạo mỏng lên rồi mới đóng nắp thùng lại.
Thấy con gái nhìn sang, bà Vang đoán cô đang thắc mắc nên phân bua ngay: “Tiền đi trại dưỡng lão của mẹ đấy. Mẹ tính sau này già yếu, lẩm cẩm rồi, ở với con cháu thì khổ chúng mày ra nên đã dành dụm để sau này vào trại dưỡng lão. Mẹ ở thế cũng được, có khi còn vui hơn ở nhà”.
Nghe mẹ nói, Thái sững sờ. Cô không ngờ rằng vì quá lo cho con nên ngay cả việc chăm sóc bản thân mình, bà cũng không muốn cậy nhờ đến con trai và con gái nữa.
Không để mẹ nói dứt lời, Thái lao vào ôm chầm lấy mẹ, khóc nức nở. Cô hối hận lắm, phận làm con mà không quan tâm được đến mẹ, chỉ biết nhận mà không quan tâm gì đến cảm xúc của bà. Ngày mai thôi, cô định sẽ ngồi bàn bạc với anh Thanh việc để bà Vang lên ở hẳn với nhà mình.
Theo tintuconline.com.vn
Mẹ đẻ vừa rời đi mẹ chồng đã nấu bữa cơm cữ nuốt không trôi, nàng dâu nói 1 câu khiến bà khiếp vía
Khi mẹ đẻ Ly vừa rời khỏi, mẹ chồng lập tức thay đổi thực đơn, nấu những món rẻ tiền, ít dinh dưỡng khiến cô nuốt không trôi. Ly nhẹ nhàng nhờ bà đổi món thì bà mắng cô đòi hỏi, cuối cùng, cô đã nói một câu khiến bà lập tức thay đổi.
Nhà Ly tuy ở quê nhưng không phải dạng nghèo, thậm chí rất có điều kiện. Còn Tuấn lại ngược lại, mặc dù có mảnh đất ở Hà Nội, ai cũng nghĩ nhà anh giàu có nhưng thực chất lai ôm một khoản nợ khổng lồ mà có bán nhà cũng chẳng trả đủ. Đương nhiên, ngày Ly mới về làm dâu, cô không biết điều này.
Yêu Tuấn gần 1 năm thì có bầu trước, cô đành âm thầm nhận lời cầu hôn của anh dù trong lòng còn nhiều tiếc nuối cho thanh xuân chưa chơi đã. Mẹ cô thì cũng trách, chưa kịp tìm hiểu kỹ lưỡng gia đình anh mà đã lấy. Thế nhưng, khi lên thăm nhà thì mẹ cô cũng ưng cái bụng. rồi bà nghĩ: thôi thì, nó cũng lấy chồng thủ đô, ít nữa con cái ở ngoài này học nó cũng tốt hơn ở đất biển nhà mình.
Thế nhưng, sống ở đây Ly mới biết, gia đình chồng tằn tiện hơn nhà cô gấp nhiều lần. mỗi bữa cơm chỉ có 3 món: canh - rau - món mặn. Mà món mặn thì khi thịt, khi cá nhưng cũng chẳng đủ cho 4 người. Nhiều lúc Ly chẳng ăn nổi, buông đũa sớm thì lại bị mẹ chồng mắng là ăn ít, giữ dáng, con không mập được.
Nhiều lần Ly không nuốt nổi bữa cơm đạm bạc của nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Cô thở ngắn than dài với chồng khiến anh cũng xót, từ hôm sau anh mua đầy đồ để tủ lạnh mẹ chồng mới chịu làm thêm 1 món nữa. Ly và Tuấn dù có đưa tiền thế nào, bà cũng chẳng tăng cường bữa ăn được là bao, có chăng thì nhiều hơn về số lượng một chút.
Cực chẳng đã, Ly lại tiếp tục nhờ mẹ để gửi hải sản từ quê lên hàng tuần. Dù cô đòi trả tiền nhưng mẹ cô khăng khăng không chịu lấy, đã thế, còn rất hay gửi quà bánh, hoa quả từ quê nhà lên cho con gái.
Không dưng được ăn ngon, mẹ chồng đương nhiên rất vui. Bà gọi điện thoại nói chuyện với thông gia ngọt xớt:
- Ôi giời bà gửi lên nhiều thế làm gì. Trên này tôi có để con bé thiếu cái gì đâu.
- Của nhà có thì gửi lên cho yên tâm bà ạ. Hải sản này sạch đấy, tôi toàn ra tận bãi, đặt mua lúc họ vừa kéo lưới về nên yên tâm lắm. Thôi thì con gái lấy chồng xa, cháu lại đang bụng mang dạ chửa, bà giúp tôi chăm sóc cho con bé. Nó còn dại dột, có gì bà chỉ bảo nó thêm nhé.
- Ôi, bà cứ khách sáo. Về đây nó bầu tôi cho nó chơi thoải mái, chẳng phải động tay việc gì. Sáng ngủ tới giờ ăn thì thôi, cơm nước tôi lo hết, đồ ăn ngập mặt ra ấy chứ. Nhưng đúng là đồ của quê thì đảm bảo lắm, tôi cảm ơn bà nhé.
Ly nghe mà thấy chối tai lắm, không lẽ cô lại đi kể hết với mẹ mình về những bữa ăn đạm bạc kia? Nhưng cô chỉ nghĩ vậy, còn sống ở đây lâu dài, cô đâu dại gì mà đem phiền phức vào thân. Nghĩ vậy, nên Ly nhẫn nhịn và chịu đựng.
Mọi chuyện sau đó cũng dễ thở, cô sống yên ổn vì mẹ đẻ thường xuyên gửi đồ quê ra cho. Thậm chí, tới cả trứng ngỗng, cá chép mẹ cũng đóng thùng cho cô bồi bổ. Suốt thời gian mang thai, Ly vẫn tăng cân đều đều, con phát triển cũng bình thường, ơn giời nhờ cả vào đồ ăn của bà ngoại.
(Ảnh minh họa)
Cuộc sống chỉ bị xáo trộn vào cái ngày Ly sinh con. Cô mới thấy chịu không nổi khi những bữa ăn đạm bạc lại quay trở về. Khi cô vừa sinh, mẹ cô có ra và mang một chút đồ bổ như rau ngót, rượu nghệ hạ thổ cho con gái... Bà ở lại với cô 2 đêm, đích thân xuống bếp nấu nướng cho con gái thì cô được ăn ngon, đủ món. Nhưng vì nhà chồng Ly cũng chật, ở lại không tiện nên bà về. Mẹ chồng hứa hẹn đầy tháng sẽ cho cháu về bên ngoại.
Nhưng mẹ cô về được 2 ngày, đồ ăn thì hết, mẹ chồng bắt đầu cho cô ăn những thứ đạm bạc như thuở xưa. Hải sản mẹ cô vẫn gửi nhưng vì ở cữ, cô cần kiêng đồ tanh nên mỗi bữa, mẹ chồng để dăm ba miếng thịt nấu nghệ và bát canh rau. Có khi, bà còn tiết kiệm tới mức cho ăn đậu rán và lạc rang, khô không nuốt nổi. Ly có nói với Tuấn thì anh cũng đưa thêm tiền cho mẹ, nhưng cũng chẳng khá hơn. Bởi anh là người hiểu hơn ai hết, có bao nhiêu tiền thì tính tiết kiệm của mẹ vẫn vậy mà thôi.
Thế rồi, anh dấm dúi mua đồ ăn ngoài cho vợ, Ly ăn vặt thì nhiều chứ dựa vào cơm mẹ chồng nấu, cô chỉ có chết đói. Với người khác thì sao Ly không rõ, nhưng với một người chuyện ăn uống được đủ đầy tấm bé thì cô không tài nào nuốt nổi. Đến ngày thứ 5 bữa cơm vẫn vậy, Ly hết chịu nổi mà nói mẹ chồng:
- Mai mẹ đổi món cho con chút được không? Con ăn được chân giò, mẹ cho con ăn canh chân giò cũng được. Thịt thì mẹ nấu kho, rau luộc cũng được mẹ ơi. Con sợ mấy món này quá rồi, ăn không nổi. Mà ăn thế này lại không có sữa cho cháu.
- Con đừng có được voi đòi tiên, người ta ăn cơm rau với muối kia kìa.
- Nhà mình có thiếu thốn gì đâu mà phải thế hả mẹ?
- Thiếu, thiếu lắm chứ. Con cũng biết rồi đấy, tiền mẹ còn phải trả nợ không dư mua đồ cho con đâu.
- Thế mẹ ăn hải sản mà không mất tiền hả mẹ? Số tiền đó mẹ không bỏ ra một chút mua cho con ăn tử tế được sao? Chưa kể, mỗi tháng vợ chồng con đều đưa bố mẹ 6 triệu mà.
- Con ăn không được bố mẹ ăn giúp thôi. Còn 7 triệu con thử sống ở ngoài xem có đủ tiền phòng, điện nước, thức ăn không? Đừng có được voi đòi tiên.
- Mẹ nói thế thì đợi con hết cữ, vợ chồng con xin phép ra ngoài sống với số tiền 7 triệu mẹ ạ. Còn hải sản con không ăn, mẹ con có ý tốt gửi lên cho mọi người mà mẹ nói thế, con sẽ gọi cho mẹ con tức thì. Con nói mẹ từ giờ không gửi thứ gì lên đây nữa.
Những lời Ly nói khiến mẹ chồng cứng họng. (Ảnh minh họa)
- Này này, con định nói gì với mẹ con?
- Thì con nói đúng những gì mẹ vừa nói thôi ạ...
- Dâu với con ăn nói trả treo thế đấy, mẹ nói một câu là cãi lại một câu. Thôi thôi, nói thế rồi mang tiếng với thông gia, khác gì bố mẹ chê đồ quê nhà con. Không cần phải nói, bố mẹ ăn.
- Dạ không mẹ ơi, nếu không thích thì không cần miễn cưỡng. Hơn nữa, mẹ con mua hải sản cũng chẳng rẻ gì. Thôi, mẹ cứ để con bảo mẹ con đừng gửi nữa.
- Thôi đừng có nói gì hết, mai muốn ăn gì mẹ mua.
Sau lời đe dọa của Ly, mẹ chồng cũng chịu xuống nước. Ly hiểu hơn ai hết, nhà chồng chỉ được cái mẽ ngoài còn thực chất túng thiếu hơn cả nhà quê của cô nhiều. Lần này, cô phải kiên quyết hơn, nếu mẹ chồng không chịu, nhất định cô sẽ về ở cữ bên ngoại và sau hết cữ, cô sẽ dọn ra ngoài sống. Cô đâu phải là người túng thiếu tới mức không có tiền ăn, lo sữa cho con.
Theo Afamily
Những ngày mẹ mong con, những ngày con ngóng mẹ Sáng bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại. Nhìn tên mẹ hiện trên màn hình, lòng bỗng có chút lo âu, bởi không hiểu có chuyện gì mà mẹ gọi sớm. Bấm điện thoại, giọng mẹ nhẹ nhàng: "Chuẩn bị nghỉ lễ rồi, con sắp về rồi con nhỉ". Đưa tay dụi mắt mấy lần, chẳng rõ vì còn ngái ngủ hay...