Thầy Miura nhiều lần nổi nóng, trò bở hơi tai
Các cầu thủ Olympic Việt Nam phải nỗ lực để nuốt trọn giáo án của ông thầy người Nhật sau kỳ nghỉ Tết dài.
Các cầu thủ Olympic Việt Nam tập luyện với cường độ cao dưới trời nắng đầu hè ở Hà Nội. Thầy trò HLV Miura lập tức vào guồng quay sau kỳ nghỉ Tết.
Ông Miura tỏ rõ sự nghiêm túc, theo sát từng bài tập của học trò.
Sáng nay, Olympic Việt Nam đầy đủ quân số sau khi Võ Huy Toàn hội quân cùng các đồng đội. Danh sách30 sẽ gút lại thành 23 trước khi đội bước vào tranh tài ở vòng loại U23 châu Á tháng tới. Do vậy, toàn đội đều quyết tâm thể hiện mình để không bị loại.
Êkíp làm việc với HLV Miura ‘hoàn toàn mới’ so với những cộng sự của AFF Cup 2014. Vì vậy, ông thầy người Nhật thường xuyên có trao đổi với các trợ lý để công việc được trôi chảy.
Video đang HOT
Trong buổi tập, HLV Miura nhiều lần lớn tiếng để các cộng sự và học trò hiểu đúng ý của mình. Việc nhỏ như những cọc tiêu đặt sai vị trí cũng khiến ông thầy người Nhật không hài lòng.
Đa số cầu thủ bỡ ngỡ bởi lần đầu tập trung đội tuyển. Ông Miura thường xuyên thị phạm giúp các học trò nắm bắt các bài tập của mình.
Ngoài việc bao quát công việc trên cả sân, ông Miura cũng thường xuyên tham gia tập cùng cả đội.
Công Phượng nỗ lực để chứng tỏ mình. Anh cho biết sẽ cố gắng hết sức để được giữ lại Olypmic Việt Nam.
Sự nghiêm túc và hòa đồng của ông Miura khiến buổi tập diễn ra với tốc độ chóng mặt. Gần như không có phút thư giãn cho các cầu thủ trừ những lần uống nước giải khát. Họ buộc vận động liên tục với các bài tập đan xen của thuyền trưởng Nhật Bản.
Với các bài tập, ông Miura đang muốn kết nối nhóm 9 cầu thủ HAGL, vốn chơi bóng với nhau từ lâu, với lực lượng còn lại của đội.
Pha dứt điểm của tiền đạo Văn Toàn.
Những tình huống bóng tranh chấp quyết liệt.
Duy Mạnh và Xuân Trường tiếp tục ngồi ngoài vì chấn thương. Hôm nay, tiền đạo Phúc Tịnh cũng bị đau ở ống đồng sau tình huống va chạm trên sân.
Theo VNE
ừng bắt ông Miura đội khăn đống, mặc áo dài
Sau khi nghe ông Miura nói về văn hóa ở Việt Nam, bóng đá Việt Nam cùng con người Việt Nam trên truyền hình Nhật, không ít chuyên gia ví von rằng đến khi nào ông thầy người Nhật này đội khăn đống, mặc áo dài thì mới làm việc được.
ảnh minh họa
Lần đầu bóng đá Việt Nam có thầy ngoại là năm 1995 và HLV đầu tiên khi ấy là Tavares (Brazil). Ông này sang Việt Nam tròm trèm một tháng là xin về nước vì "chịu không nổi" với cách làm bóng đá theo kiểu "muốn được việc phải từ từ".
Sang đến thời ông Weigang, vị HLV người Đức này quan niệm "Muốn được việc phải quái".
Bằng chưng là hồi đó để được việc có lúc ông này phải "lừa" cả ông tổng thư ký để có cái khách sạn năm sao cho cầu thủ ở để thấy mình được trân trọng hay có cái xe to như cái nhà đưa đến sân bóng...
Sang đời ông Riedl, vị HLV người Áo có thành tích chiếc giày đồng châu Âu lúc còn là cầu thủ lại thay đổi nhịp bóng chuyên nghiệp của mình bằng cách "Vận dụng tính nghiệp dư theo suy nghĩ chuyên nghiệp".
Rõ nhất là ông nói bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc và cuối cùng thì ông cũng bám cái nóc đấy để làm HLV trưởng suốt từ 1998 đến 2003 với hai lần gián đoạn.
Với thực tế trên, không ít người băn khoăn là ông Miura sẽ trụ được bao lâu sau những phát ngôn khá mạnh trên đài truyền hình Nhật.
Nhưng có ai nghĩ rằng bây giờ thì bóng đá Việt Nam phải "chiều" ông Miura chứ không phải ông này sẽ đội khăn đống, mặc áo dài để làm bóng đá Việt Nam.
"Chiều" vì đằng sau ông Miura là cả LĐBĐ Nhật, là cả những tập đoàn lớn của Nhật và cả miếng bánh mà nếu thiếu nó thì bóng đá Việt Nam sẽ "gãy gánh giữa đường".
Nói bóng đá Việt Nam học bóng đá Nhật cũng đúng, mà nói người Nhật thông qua bóng đá để phủ sóng nhiều mặt hàng khác cũng như phát triển thương mại ở Việt Nam cũng không sai.
Theo Soha
Chờ HLV Miura phát hiện ngọc thô Một trong những ưu điểm nổi bật của HLV Miura là phát hiện tiềm năng của cầu thủ trẻ và biến họ trở thành tài năng thực thụ. Huy Hùng đá ở hạng nhất nhưng được HLV Miura tin dùng ở đội hình chính tuyển Việt Nam. Ảnh:TTVH. Eiji Kawashima, thủ môn số một của tuyển Nhật Bản đang chơi bóng tại Bỉ,...