Thấy mẹ chồng liên tục “nhặt nhạnh” cho con gái dù là những thứ không phải của mình, con dâu bức xúc ngấm ngầm “tung chiêu” hiểm
Khỏi phải nói biểu cảm của mẹ chồng Thương lúc ấy thế nào. Cô phải cố nén cười vì sự sợ hãi của hai mẹ con nhà họ nhưng đó chỉ là một màn kịch mà Thương dựng lên thôi.
Kể từ ngày về làm dâu nhà Sơn, Thương không để xảy ra điều tiếng gì, cô luôn chu đáo, chăm chỉ và tỏ ra rất biết điều với tất cả mọi người trong gia đình chồng. Đặc biệt là hai nhân vật khó lường nhất: mẹ chồng và chị chồng.
Mẹ chồng Thương không phải người xấu, cũng không khó tính hay cay nghiệt. Cô thì không phải chịu những điều quá đáng ngoại trừ việc bà có một tật khó bỏ là cái tính hay nhặt nhạnh. Không phải nhặt lung tung ngoài đường về nhà mình mà nhặt của đứa này cho đứa kia. Lúc nào bà cũng hình thành một tư tưởng khiến Thương khó chịu, đó là: đã là chị em trong nhà phải giúp đỡ nhau, chia sẻ, đùm bọc nhau.
Khẩu hiệu mẹ chồng đưa ra Thương thấy hoàn toàn đúng. Nhưng cái cách mà bà áp dụng thì lại sai vô cùng. Đồng ý việc người thân ruột thịt phải nghĩ cho nhau, nhất là chị em trong nhà, nhưng cái kiểu tùy tiện lấy đồ của em lúc em vắng nhà để cho chị thì Thương không tài nào chấp nhận nổi.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Ngay từ hồi mới về làm dâu, Thương đã không hài lòng về việc mẹ chồng cô đánh chìa khóa riêng cho con gái. Dù chị ấy đi lấy chồng rồi nhưng vẫn có chìa khóa nhà đẻ và về ngoại liên tục. Nhiều khi hai vợ chồng Thương muốn đổi gió trong ngày nghỉ ở những không gian khác biệt phòng ngủ cũng bị chị chồng làm cho thất kinh. Việc thứ 2 là dù chị chồng Thương điều kiện không quá khó khăn nhưng luôn về nhà đẻ bòn mót từng mớ rau, miếng thịt. Mà có khi, chị ấy chưa đề cập đến mẹ chồng Thương đã nhanh nhảu đùm dúm cho con gái mang về.
Dạo gần đây, chị chồng Thương có bầu. Vì cũng khá khó khăn trong vấn đề mang thai nên sau khi cưới 4 năm chị ấy mới có tin vui. Thế nên, mẹ chồng cô mừng lắm, nâng như trứng mỏng. Thôi thì mẹ đẻ thương con gái, bồi dưỡng cho con gái là lẽ đương nhiên và Thương chẳng hơi đâu mà đi ghen tị làm gì. Nhưng khổ nỗi, cứ nhằm lúc cô đi làm, mẹ chồng lại lấy sữa, bánh, đồ ăn của cháu nội mang cho con gái. Mặc dù nó chẳng đáng là bao nhưng việc làm ấy vẫn khiến Thương bức xúc.
Có lần chính tai cô còn nghe rõ mẹ chồng nói với chị chồng rằng: “Con cứ cầm về mà ăn, toàn đồ xịn cả đấy. Mẹ thấy nó mua bao nhiêu, để tủ hỏng đi thì sao. Hết thì con Thương nó tự mua cái khác. Chịu khó mà ăn cho con nó khỏe”. Đấy, thử hỏi có ai là thoải mái cho được chứ. Mà rõ ràng, bình thường Thương sống có đến nỗi nào, bồi dưỡng, mua quà cáp cho chị chồng liên tục chứ có phải không đâu. Đỉnh điểm nhất là khi cô mang đồ ăn lên phòng cũng bị vơi đi đáng kể. Không mẹ chồng cô lấy thì còn ai vào đây.
Thương suy nghĩ rất nhiều, nếu không nói chuyện thẳng thắn với mẹ chồng thì tình hình này không biết bao giờ mới chấm dứt. Nhưng cô lại không biết đề cập thế nào cho khéo, không cô lại mang tiếng là có miếng ăn cũng nhỏ nhen. Thật là vấn đề nan giải!
“Mẹ ơi, túi bánh con để trên bàn học thằng Tít mẹ có lấy không?”, Thương hỏi mẹ chồng giọng hốt hoảng. Bà cau có: “Mẹ lấy làm gì? Mày hỏi buồn cười!”. Thương quay vào bếp lẩm bẩm: “Chết rồi, toàn bánh tẩm bả chuột, nhỡ ai không biết ăn phải thì chết”.
Lúc bấy giờ, mẹ chồng Thương mới giật mình hỏi lại: “Cái gì? Sao lại có bả chuột, toàn bánh tên nước ngoài mà”. Cô thản nhiên đáp: “Vâng, nhưng mà hết hạn sử dụng rồi. Con tẩm thuốc diệt chuột vào định tối đặt bẫy quanh nhà. Mẹ không thấy con bóc dở ra rồi à?”.
Ảnh minh họa
Như một phản xạ rất đỗi tự nhiên, mẹ chồng Thương vồ vội lấy điện thoại gọi điện cho con gái. Đúng là những dự đoán của cô chẳng sai chút nào. Khi mẹ chồng Thương còn đang ú ớ thì cô lại đứng bên cạnh bồi thêm: “Còn mấy gói thức ăn cho chó nữa cơ. Chị bạn làm cùng con mới bán nên con mua ủng hộ”. Khỏi phải nói biểu cảm của mẹ chồng Thương lúc ấy thế nào. Cô phải cố nén cười vì sự sợ hãi của hai mẹ con nhà họ.
Đấy chỉ là màn kịch nhỏ Thương dựng lên thôi, chứ cũng chẳng có bánh tẩm thuốc chuột hay thức ăn chó nào. Nhưng cô vẫn phải làm căng lên để mẹ chồng bỏ cái tính xấu ấy. Nhân tiện Thương có cớ dặn dò mẹ chồng: “Đồ con mua, mẹ lấy làm gì thì mẹ cứ bảo con, chẳng may như hôm nay thì khổ. Lúc đấy mang tiếng đồ ăn con mua mà thành ra mẹ lại là người vô tình hại chị”.
Chẳng phải nói gì nhiều, từ sau hôm đấy mẹ chồng Thương không dám động đến những đồ mà cô mua về nữa. Nói gì thì nói, bà vẫn còn nhiều cái ngờ ngệch lắm, thành ra cũng dễ tin người nên chỉ một sự cố nhỏ thế thôi là đã sợ lắm rồi.
Theo Afamily
Mẹ chồng cay nghiệt khiến tôi chán nản
Cuộc sống của Loan chẳng khi nào được yên ổn, cô luôn bị mẹ chồng cay nghiệt, nói xấu với bất kỳ ai mà bà gặp.
Loan tâm sự buổi sáng đầu tiên sau đám cưới, vợ chồng cô không đi tuần trăng mật ở đâu, nên tự thưởng cho nhau được phép ngủ đến 8h mới dậy. Đúng 8h sáng cô đi từ tầng 2 xuống nhà, mẹ chồng cô đã nói ngay rằng: "Mặt trời lên đến đỉnh ngọn cây rồi, anh chị ngủ luôn giấc trưa cũng được". Câu nói ấy đã làm tắt phụt bao nhiêu cảm giác muốn "hòa đồng, coi nhà chồng như nhà mẹ ruột" của cô lúc ấy. Loan, lặng lẽ vào bếp, bắt đầu hành trình là một thành viên "hờ" của cả nhà chồng.
Hàng ngày cứ 5h sáng mẹ chồng cô đã dậy, chỉ có mỗi việc quét sân và đun ấm nước nhưng nếu Loan không dậy cùng bà là y như rằng bà hậm hực, bóng gió nói người ta làm đông làm tây được cả một núi việc mà giờ này vẫn nằm chương thây chương xác lên. Nghe vậy, Loan đành dậy sớm phụ việc với bà. Có nhiều hôm làm hết việc mà đài tiếng nói Việt Nam vẫn chưa đến giờ phát sóng, cô lại chui vào buồng ôm chồng ngủ tiếp.
Công việc giáo viên mầm non của Loan đi sớm về muộn nên cô cũng không có nhiều thời gian phụ giúp bố mẹ chồng trong việc làm thêm ở nhà (bố mẹ chồng có nghề phụ là cắt chỉ quần áo may công nghiệp). Hết giờ làm ở trường cô lại tất tưởi về nhà lo bữa cơm chiều, mọi người vẫn bảo cô chưa có con mà lúc nào cũng vội vàng như bận con mọn. Không ai biết Loan sợ mẹ chồng như sợ cọp, về trễ một vài phút cô phải báo cáo với bà rõ lý do. Bữa tối kết thúc cũng là lúc Loan mới được nghỉ ngơi cả về tinh thần lẫn thể xác, cô chẳng biết kiếm chuyện gì để có thể nói với mẹ chồng nên thường lên phòng ngủ thư giãn. Có lẽ đó cũng chính là lý do bà vin vào khi nói với hàng xóm rằng Loan khinh thường bà, "thích ở riêng để khỏi phải lo cho cái thân già này"...
Mẹ chồng Loan có hai cô con dâu có trình độ đại học, họ không ở cùng bà, thi thoảng một năm về thăm bà hai ba lần, nên bà rất yêu quý. Bà khen hai cô con dâu đầu ngoan nết lại giỏi giang, bà chê Loan làm cái nghề "rửa đít trẻ con", bà xét nét cô từ đi đứng ngủ nghỉ... Mọi chuyện không hài lòng về cô bà đi nói với hàng xóm, tính Loan thì không thích tám chuyện, thành ra mọi chê trách của bà về Loan chẳng mấy khi hàng xóm truyền được đến tai cô, thế là bà càng bực dọc Loan khi cô vẫn sống như những gì mình cảm nhận là đúng.
Ngày Loan mang thai đứa con đầu lòng, cô ốm nghén không làm được việc nhà, bà bóng gió xa gần rằng: "Con dâu thời nay sướng, con Lan nhà bà Bảy có bầu là nằm ăn vạ, ngày xưa tôi chửa ba đứa con bụng vượt mặt vẫn phải đi rừng kiếm củi, nuông quá hóa hỏng". Nằm trong nhà mà nước mắt Loan trào ra trong sự đay nghiến của mẹ chồng. Không biết có phải do suy nghĩ nhiều hay không mà cái thai được hơn ba tháng thì chẳng giữ được. Loan phải ra viện làm thủ tục giải quyết thai lưu. Ngay sau đó, chồng cô phải đi công tác gấp. Loan xin nghỉ làm một tuần sau khi sẩy thai, nằm ở nhà mà mẹ chồng cô mặt nặng mày nhẹ, những bữa cơm chan đầy nước mắt. Một buổi sáng sau ba ngày Loan nghỉ an dưỡng ở nhà, do mệt quá cô đã ngủ quên mà không kịp dậy sớm, bà đã không lên tầng gọi Loan như mọi lần mà ra ngoài đường lớn, gọi to với lên cửa sổ phòng cô: "Loan ơi dậy ăn sáng thôi, 7h hơn rồi". Cô giật mình tỉnh dậy trong sự xấu hổ với hàng xóm.
Một hôm, người hàng xóm rỉ tai cô rằng: "Mẹ chồng cháu bảo nếu sau 5 năm cháu mà không đẻ được thì tự xách va ly về nhà, đừng để bà ấy phải đuổi". Cô kể lại với chồng thì anh gạt phăng đi và bảo cô: "Em nghe hàng xóm nói bậy rồi về làm gia đình lục đục, mẹ anh không đời nào làm chuyện thất đức ấy". Loan cũng chẳng biết nói thế nào với anh nữa vì đó là mẹ anh và vì anh chưa bao giờ được chứng kiến cảnh mẹ anh đối xử với cô như thế nào.
Ngậm bồ hòn làm ngọt, Loan tiếp tục sống cuộc sống bị ghẻ lạnh ở nhà chồng. Nhưng có lẽ sức của cô đã kiệt sức trước mọi xét nét của bà, nên lần mang thai thứ hai này, để an toàn cho đứa con trong bụng, Loan xin bà cho cô về nhà mẹ đẻ nghỉ ngơi một thời gian.
Nhưng cuộc đời thật bất công với Loan, ba tháng cô về mẹ an dưỡng thì chồng cô bắt đầu đổ đốn. Anh phải lòng cô gái làm cùng công ty, không còn thiết tha gì với cô, khi phát hiện ra sự việc cô đã nói thẳng với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi của Loan, mẹ chồng đã la toáng lên rằng cô bịa đặt nghi ngờ lung tung cho con trai bà, nếu vì không phải cô đang mang giọt máu gia đình bà thì bà đã đuổi cô ra khỏi nhà.
9 tháng mang thai đứa con trong bụng là 9 tháng Loan phải vượt qua nỗi đau chồng ngoại tình và sự lạnh nhạt của gia đình nhà chồng. Gần ngày cô sinh con thì chồng cô thông báo là anh muốn ly hôn cô. Nghe tin con trai muốn bỏ vợ, mẹ chồng được nước ủng hộ nhiệt tình, bà nói cô bụng mang dạ chửa không nên leo cầu thang mà dọn cho cô một cái phòng dưới tầng và bảo cô ngủ đó còn chồng cô ngủ trên gác hai. Anh đi làm về muộn, bà giành nấu nướng, giặt giũ hết. Cả ngày chẳng ai hỏi han Loan 1 câu. Loan thấy mình như người thừa thãi trong nhà, nếu cố gắng để con sinh ra có bố thì cô sẽ phải chôn vùi cuộc đời mình trong căn nhà này. Chỉ nghĩ đến đó thôi, cô đã rùng mình sợ hãi. Nghĩ rồi, cô lững thững đứng dậy thu dọn vài bộ quần áo và quyết định sẽ về nhà mẹ đẻ...
Theo Phunuvagiadinh.vn
Tôi không ngờ con dâu lại lên mạng thêu dệt về mẹ chồng như thế này, đã thế tôi cho đi thẳng Người biết thì không sao, người không biết sẽ nghĩ nhà tôi nạt nộ con dâu. Ngẫm mà thấy ức. Ảnh minh họa Chào các chị. Năm nay tôi đã gần 60. Ở cái tuổi này nhưng vẫn phải đi đính chính vì bị con dâu nói xấu, tôi cảm thấy xấu hổ lắm. Nhưng nếu tôi không nói thì các chị lại...