Thấy mẹ chồng cãi lộn ở chợ, tôi xấu hổ bỏ mặc bà nhưng nép trong góc kín nghe một câu nói mà rớt nước mắt
Thấy mẹ chồng quê mùa, lại lớn tiếng cãi lộn, tôi không dám ra mặt nhận là người thân của bà. Thế là tôi biết hết mọi chuyện, nhưng lại chọn cách trốn đi, bỏ mặc bà ở đó.
Định với tôi cùng quê, nhưng mức sống của 2 nhà lại chênh lệch rất lớn. Nhà tôi sát phố, bố mẹ khá biết cách hưởng thụ. Trong khi đó, mẹ Định – tức mẹ chồng tôi lại khá tằn tiện, tiết kiệm và chẳng bao giờ chịu đi ăn hàng.
Hồi đầu tôi thấy bà cũng đáng thương. Tính cách của bà như vậy âu cũng do từ xưa tới giờ luôn phải sống trong khó khăn, thiếu thốn. Thậm chí tới bây giờ Định đã có việc làm ổn định, lương cao, chúng tôi còn sắp mua nhà Hà Nội tới nơi thì mẹ chồng vẫn không khác chút nào. Có chăng là bà bỏ bớt đi 1 chút ruộng, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn vì tuổi đã cao.
Tuy nhiên, khi đã về làm dâu, tôi lại thấy bà rất phiền. Bà cứ lải nhải mãi bài ca “con làm vợ cần phải tiết kiệm”, “đừng chi tiêu hoang phí”, “chịu khó nấu nướng ở nhà, mang đồ từ quê ra cho tiết kiệm”… Tôi biết, điều bà nói không sai, nhưng 1-2 lần đủ rồi. Đằng này lần nào tôi về cũng căn dặn, gọi điện thoại lên 10 phút thì tới 3-4 phút dạy dỗ con dâu chi tiêu. Bà nghĩ tôi kém cỏi quá không biết cách quản tiền à, hay là tôi vẫn đang hoang phí tiền con trai bà?
Chính vì lẽ đó, nhiều lần tôi bực mình bảo Định nếu mẹ chồng gọi thì anh tự đi mà nghe, nói tôi bận. Chồng cũng buồn buồn, bảo tôi đừng khó với bà. Tại bà chân chất, không khéo nói chuyện nên hay nói mãi một chủ đề cho có chuyện để nói chứ không có ý trách móc, chê trách gì tôi…
Nhưng nói gì thì nói, tôi vẫn rất bực mình. Sự ác cảm của tôi với bà cứ lớn dần…
Đặc biệt, mỗi lần bà lên Hà Nội tôi cũng thấy rất phiền. Bà không chịu ra ngoài ăn vì tốn tiền, trong khi chúng tôi chỉ muốn bà được mở mang một chút. Rồi bà lại bảo tự nấu, thậm chí còn tự trổ tài.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Tôi không phủ nhận khả năng nấu nướng của mẹ chồng, nhưng bà bỏ quá nhiều muối. Tôi than thì bà lại bảo như thế ăn cho được nhiều bữa, ăn không hết đem cất cho bữa sau. Cái thói tiết kiệm thái quá của bà thật sự khiến tôi có phen muối mặt với bạn bè.
Như hôm gần đây, bà lên chơi. Trưa cả nhà ăn cá kho, canh ngao với đậu phụ chiên đều còn dư. Bà đem gói, bỏ tủ lạnh cả. Tối ấy, tôi nói nhà có khách, sẽ tự tay chuẩn bị cơm nước. Mọi thứ ổn cả, cho tới khi vào mâm, mẹ chồng tôi bỗng bê ra mấy cái món còn thừa kia rồi hồ hởi bảo: “Từ từ ăn con ơi, mẹ đang đun lại mấy món này. Ăn cho hết mấy món này đi, trưa ăn có tí, giờ dư nhiều quá!”.
Bạn tôi nhìn mấy món đó có vẻ hơi ái ngại. Và thế là trong bữa ăn nó vẫn phải cố gắp dù không hào hứng gì.
Tuy nhiên, chuyện mới xảy ra hôm qua khiến tôi thấy vô cùng xấu hổ. Hình như, tôi đã quá khắt khe với mẹ chồng…
Tôi xin nghỉ để đi khám thai, mẹ chồng đi cùng với tôi vì bà rất háo hức được thấy cháu sau gần 2 năm trời có con dâu. Sau khi xong xuôi, hai mẹ con tôi tạt vào một chợ đầu mối để mua thực phẩm cho rẻ.
Trong khi tôi đang mua ít cam ở hàng bên này thì mẹ chồng lại chạy sang sạp tôm, cua. Rồi chẳng hiểu đầu cua tai nheo thế nào, bà và người bán hàng cãi nhau ỏm tỏi.
Người kia thậm chí còn chỉ vào mặt mẹ chồng tôi mắng là đồ nhà quê, đồ tính toán, keo kiệt, chi li từng đồng. “Vài nghìn bạc nhà bà mà tưởng là to à, kì kèo thêm bớt, mệt! Về quê mà mặc cả nhớ! Đây không bán cho nữa!” – giọng người bán hàng oang oang lên.
Tôi đứng bên này, thấy mọi người xúm vào cũng tò mò. Tuy nhiên, tôi rất xấu hổ. Tôi sợ ra đó mọi người sẽ biết tôi có người mẹ chồng quê mùa, bảo thủ ấy… Nghĩ một hồi, tôi lùi lại, đứng nép vào một gian hàng khác coi như không hay biết gì.
Nhưng tiếng mẹ chồng tôi vang lên như rót vào tai: “Chị cân không đúng, tôi mới nói chứ. Đã thế lại tranh thủ lúc tôi không để ý nhặt toàn cua chết. Tôi tiếc tiền đấy, nhưng mua cho con dâu với cháu tôi thì tôi không tiếc đâu. Chị có bán tôi cũng không mua nữa đâu”.
Nghe câu nói ấy, tôi nghẹn lại. Rồi nước mắt cứ thế chảy ra. Chẳng hiểu sao tôi lại lẩn trốn chỉ vì sợ bị mất mặt, trong khi mẹ chồng tôi cãi vã với người ta cũng chỉ vì muốn mua món ngon, món bổ cho tôi…
Trả chồng, đòn cảnh tỉnh bất ngờ của con dâu khiến mẹ chồng ghê gớm cũng phải phục lăn
Chồng say nằm li bì trên giường, Hường gọi xe đến chở thẳng về nhà chồng kèm tin nhắn đanh thép: "Mẹ ra mà nhận con quý hóa nát rượu của mình đi ạ".
Ngày trước khi Hường là cô gái thành phố thanh lịch, học thức cao nhưng lại đem lòng yêu Thiện - chàng trai ngoại thành chân chất nhưng bù lại là to cao phong độ, ai cũng lấy làm mừng, đôi lứa khéo xứng đôi. Cuộc sống của hai vợ chồng ở nơi thành phố tưởng chừng như có tất cả, con cái nếp tẻ có đủ, đôi bên vun vén thêm vào để vợ chồng Hường xây được căn nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi... ai thấy cũng ngưỡng mộ.
Lúc đang yêu thì đắm đuối, mê mệt, nhưng khi là vợ chồng rồi thì Thiện có phần thỏa mãn sớm khi có được mọi thứ hơn bạn bè cùng chang lứa; đó là một gia đình khá giả, công việc có chỗ đứng trong một công ty lớn, lương cao, thưởng nhiều. Từ đó, Thiện thường quá đà lao vào các cuộc nhậu với bạn bè, đội nhậu, nhưng luôn trong cơn say vỗ ngực nói với vợ con rằng bố phải vất vả tiếp bao nhiêu đối tác "khủng". Ngày nào cũng nhậu tới tận khuya, lần nào về nhà cũng say khướt.
Hường giận lắm, khuyên bảo đủ đường, nhưng cách nào cũng không được. Thiện vẫn chứng nào tật ấy. Hết nước, Hường mới nhân dịp về nhà chồng ăn giỗ liền mạnh dạn nhờ bố mẹ chồng khuyên răn, nắn bảo chồng bớt rượu chè bê tha. Nào ngờ, phản ứng của bố mẹ chồng khiến Hường như chết lặng vì sốc.
Bố chồng Hường không những khuyên con, còn tỏ ra giận giữ nói: " Trai vô tửu như kỳ vô phong... Nó là đàn ông, phải biết uống rượu, để đi giao lưu, tiếp khách". Kèm với đó, khi thấy con trai mang rượu đi chúc tụng từng người, bố chồng lấy làm hãnh diện lắm vì có con trai vừa giỏi việc công ty, lại ngoại giao khéo, uống rượu tài. Mẹ chồng Hường thì bĩu môi: " Không rượu chè, ngoại giao tốt có mà mãi chết dí là thằng nhân viên quèn, đâu được như bây giờ". Hường giận tím mặt, nhưng không dám cự cãi lời của bố mẹ chồng.
Giữ gìn hạnh phúc cần sự chung tay của hai vợ chồng. Ảnh minh họa
Về nhà, Hường cố cắn răng chịu đựng. Con gái lớn mỗi khi thấy bố về nhà say rượu cũng đều quan tâm, lo lắng nụng nịu bố đừng uống nữa, về nhà sớm với con. Mới đầu Thiện còn "hứa xuông" với con, nhưng về sau lại tỏ ra khó chịu, quát tháo vợ con. Có lần về nhà khuya, gọi mãi không thấy vợ con ai mang nước ra để uống, Thiện xua tay vỡ tan bộ ấm chén trên bàn uống nước, tiện tay vớ lấy điều khiển quạt ném vỡ ti vi...
Hường lo sợ ma men sẽ giết dần giết mòn cơ thể của Thiện, biến người chồng ít nói, chân chất thủa nào thành gã nát rượu, thân tàn ma dại... lúc đó, chắc hết chịu nổi.
Chuyện gì đến cũng phải đến, tức nước thì phải vỡ bờ. Vào một đêm khuya, bạn nhậu đưa Thiện về trong tình trạng say mềm nhũn, không thể đi nổi mà phải cõng vào tận giường. Thấy chồng trong bộ dạng thảm hại, Hường tức tốc gọi xe taxi thanh toán cước phí chọn chuyến và cho địa chỉ để đưa Thiện đến, đó chính là nhà bố mẹ đẻ của Thiện cách 30km.
Taxi chở Thiện về đến cửa và báo cho Hường biết, cô lập tức gọi điện thoại cho mẹ chồng kèm theo lời nhắn đanh thép rồi tắt máy: " Mẹ mở cửa ra mà nhận con quý hóa nát rượu của mình đi ạ". Bố mẹ chồng cô hốt hoảng mở cửa và đón Thiện vào nhà trong tình trạng ngủ li bì, nồng nặc mùi rượu. Vất vả lắm mới đưa Thiện vào giường và cả đêm đó chăm sóc, dọn bãi nôn của Thiện.
Câu chuyện bị trả về nhà bố mẹ đẻ của Thiện nhanh chóng là đề tài đàm tiếu của nhiều người, nhưng cũng từ đó là dịp để cả Thiện, bố mẹ đẻ của Thiện cùng nhìn nhận lại câu chuyện thực tế bê tha rượu chè của Thiện. Ban đầu, bố mẹ chồng và bản thân Thiện cũng giận Hường, nhưng sau đó lại nghĩ khác và vun vén, chỉnh đốn Thiện không được bê tha rượu chè.
Bây giờ thì Thiện đã không còn như trước, số bữa nhậu say, nhậu khuya cứ ít dần. Lo sợ bệnh tật và cũng không muốn cảnh bị trả về nhà bố mẹ đẻ một lần nữa khiến Thiện biết kìm chế trong các cuộc nhậu. Thiện đã dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc gia đình.
Em trai chồng có tính soi mói, hay nói cạnh khóe nên tôi chẳng thích Em trai chồng có tính soi mói, hay nói cạnh khóe nên tôi chẳng thích. Giờ tôi nói thẳng luôn khiến cậu ấy im miệng xấu hổ. Vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng và vợ chồng em trai chồng. Nói chung, trong căn nhà 3 lầu mà có tới 3 hộ gia đình chung sống, không đụng chạm mới là chuyện...