“Thây ma” cũng làm đám cưới
Ngày 20/6 vừa qua tại Sao Paulo, tiểu bang Minnesota (Mỹ) đã diễn ra một đám cưới hết sức đặc biệt. Cô dâu chú rể không xuất hiện trong bộ vest hay váy cưới lộng lẫy mà lại lựa chọn trang phục xộc xệch. Họ thậm chí còn tô vẽ và hóa trang cho mình trở thành… thây ma với những vệt máu khô trên mặt, trên người.
Theo giới thiệu, đây là đám cưới lần hai của cặp vợ chồng Misty và Mike Leonida. Để gây chú ý với khách mời và để lại ấn tượng sâu sắc suốt đời, họ đã lựa chọn cách làm giống hệt phim kinh dị Hollywood này.
Ngoài ra, trong tiệc cưới, họ còn cho bật ca khúc Ghost của Michael Jackson để mời mọi người cùng nhảy múa. Đây quả là một ý tưởng táo bạo và hấp dẫn của những công dân cá tính.
Một số hình ảnh trong đám cưới thây ma đặc biệt này:
Cô dâu tự làm xấu mình khi hóa trang thành thây ma
Video đang HOT
Chú rể không mặc vest mà lại “đóng bỉm”. Chiếc váy của cô dâu cũng được xé toạc, bôi “vết máu” hình bàn tay
Đôi vợ chồng cá tính làm đám cưới lần 2 theo phong cách mình yêu thích
Các khách mời cũng tỏ ra rất hào hứng với tiệc cưới hóa trang độc đáo này
Theo VNN
Chuyện thây ma di động ở Indonesia
Nếu các ấy cho rằng thây ma di động chỉ có trong tưởng tượng thì hãy chuẩn bị suy nghĩ lại đi nhé.
Theo nghi lễ của người dân làng Toraja, thuộc Indonesia, mỗi người khi chết đi đều biến thành một thây ma di động. Dường như, người làng Toraja có khả năng giúp xác chết vẫn có thể đi lại được như bình thường. Đây hoàn toàn là thực tế, chứ không phải là câu nói nghĩa bóng, ẩn ý.
Tìm hiểu về các nghi lễ ma chay của người làng Toraja, chúng mình nhận thấy tồn tại hai cách giải thích khác nhau về việc việc làm thế nào để xác chết vẫn có thể đi lại. Đầu tiên, theo câu chuyện từ thời xa xưa, người ta tin rằng người chết phải được chôn cất ở chính nơi sinh ra, chứ không phải nơi mà người đó từ giã cõi trần. Kể từ đó, ngôi làng gần như tách biệt hoàn toàn, gia đình người chết phải rất khó khăn mới có thể mang thi thể từ xa về.
Đây là bức ảnh duy nhất chụp lai nghi thức xác chết di động ở Indonesia. Ảnh: OD.
Nhờ sự giúp đỡ của gia đình, thi thể người đã khuất quay trở lại ngôi làng, nơi mà người đó sinh ra. Hình thức này giống như một dịch vụ di chuyển người chết trong xã hội hiện đại. Do đó, ở thời kỳ này, chuyện những xác chết đứng dậy và đi lại dưới sự nâng đỡ của người thân đã trở nên quen thuộc trong mỗi đám tang. Tất nhiên, thi thể đã ngừng thở thì không biểu lộ bất kỳ cảm xúc gì, ngoại trừ khuôn mặt nhợt nhạt.
Người ta cũng truyền tai nhau rằng, nếu một ai đó chỉ trực tiếp vào xác chết thì xác chết sẽ sụp xuống và không thể tiếp tục hành trình trở về làng. Có nên tin điều này không nhỉ?
Lý giải thứ hai về xác chết di động Taroja còn rùng rợn hơn rất nhiều. Theo đó, dân làng tin rằng mỗi con người chết đi là cả một quá trình dài và mất nhiều năm để đến với thế giới bên kia cho dù họ không còn thở, tim đã ngừng đập.
Vậy nên, nghi thức tang lễ hoành tráng và đắt đỏ cần thiết phải tổ chức để người chết có thể ra đi một cách nhẹ nhàng. Trong trường hợp gia đình không đủ tiền làm "tiệc chiêu đãi" lớn, họ có thể dùng một quan tài đặt thi hài trong nhà, cho tới khi đủ tiền để làm đại tang.
Khi quan tài chính thức được chuẩn bị xong, nghĩa là tiệc chiêu đãi đã diễn ra, thây ma sẽ đứng bật dậy từ quan tài tạm để bước vào quan tài chính thức. Quả thật là câu chuyện khó tin.
Theo VNE
Rùng rợn lễ diễu hành của những thây ma Gần 10.000 người cải trang thành thây ma cùng ùa ra đường phố thủ đô Mexico. Ngày 26/11 tại Mexico đã diễn ra một buổi diễn hành vô cùng đặc biệt. Có tới 9.860 người dân đủ mọi độ tuổi, giai cấp hóa trang thành thây ma "gớm ghiếc". Họ cùng xuất hiện trên quảng trường trung tâm thành phố với mục đích...