Thấy lợi lớn, nhà nhà đua nhau xây lò đốt rác
Từ khi người dân xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) sử dụng lò đốt rác cải tiến hộ gia đình để xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày, môi trường nơi đây đã trở nên trong lành, sạch sẽ hơn. Loại lò này chi phí không lớn (khoảng 200.000 đồng/lò) nên bất cứ hộ dân nào cũng có thể xây được.
Sạch đẹp từng ngày
Ông Nguyễn Văn Đê – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Lương Phong cho biết: Trước năm 2013, khi chưa có lò đốt rác cải tiến hộ gia đình (1 hộ), người dân tiện đâu vứt rác đấy, đường làng, kênh mương, ngay cả trước cổng nhà dân, trong vườn… không chỗ nào là không có rác. Rác thải xả bừa bãi gây mất mỹ quan thôn xóm và ô nhiễm môi trường.
Để khắc phục tình trạng này, UBND xã Lương Phong đã giao cho Hội ND xã xây dựng mô hình lò đốt rác cải tiến hộ gia đình. “Hội đã đi tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải ở nhiều nơi. Tới đâu, chúng tôi cũng tìm hiểu kỹ ưu, nhược điểm của từng mô hình. Trên cơ sở đó bàn bạc, nghiên cứu cải tiến phù hợp với điều kiện thực tế địa phương”- ông Đê nói.
Mô hình lò đốt rác cải tiến gia đình của ông Nguyễn Văn Sen. Ảnh:Thu Hà
Trước đó vào năm 2011, UBND xã Lương Phong đã tiến hành xây dựng mô hình lò đốt rác nhóm hộ gia đình (khoảng 8 – 10 hộ/lò) đặt ở các ngã ba, ngã tư mỗi thôn, nhưng “cha chung không ai khóc”, bà con không có ý thức giữ gìn vệ sinh, rác thải vẫn vứt ngập ngụa khắp nơi. So sánh với mô hình lò đốt rác nhóm hộ thì lò đốt rác cải tiến hộ gia đình chi phí chỉ khoảng 200.000 đồng nhưng dễ xây dựng, ưu thế và công dụng hơn hẳn. Lò đốt rác cải tiến này gồm: Bộ phận hong rác, khoang đốt chứa rác, cửa hút gió, ống khói. Với thiết kế như trên, rác được đốt triệt để mà không cần dùng xăng dầu.
“Đến nay, toàn xã Lương Phong có hơn 700 hộ dân sử dụng lò đốt rác cải tiến hộ gia đình. Đường làng, ngõ xóm nơi đây đang sạch đẹp lên từng ngày”. Ông Nguyễn Văn Đê
Video đang HOT
Để vận động bà con tham gia, cán bộ Hội ND xã, các chi hội trưởng đã đến từng nhà tuyên truyền về lợi ích của việc thu gom rác thải. “Mưa dầm thấm lâu”, những lời tuyên truyền đúng đắn dần dần được người dân hiểu và thực hiện.
“Bây giờ thì đã thành nền nếp và thói quen rồi. Đến nay, toàn xã Lương Phong có hơn 700 hộ dân sử dụng lò đốt rác cải tiến hộ gia đình. Đường làng, ngõ xóm đang sạch đẹp lên từng ngày” – ông Đê phấn khởi nói.
Sạch từ nhà ra đồng
Về thôn Chùa vào những ngày này, đường làng ngõ xóm đều phong quang, sạch sẽ. Ngoài đồng, các vỏ bao bì thuốc trừ sâu được thu gom vào hố rác. Kênh mương thông thoáng, đầy ắp nước tưới cho lúa xuân. Ông Nguyễn Văn Sen – Chi hội trưởng ND thôn Chùa phấn khởi nói “Từ khi các hộ gia đình có lò đốt rác, ở thôn Chùa cơ bản không còn cảnh túi nylon, bao bì vương vãi ngoài đường hay bị vứt xuống ao hồ, kênh mương, ruộng đồng. Hàng tuần, chi hội ND chúng tôi đều huy động hội viên thu gom rác đổ vào lò, khi nào đầy thì đốt”.
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Hà Thị Suốt, khi bà đang tiến hành đốt rác thải tại nhà. Lò đốt rác của gia đình bà đặt ở góc vườn. Rác thải là lá cây, hộp, túi nylon, giày dép cũ… được bà chất đầy lò. Bà Suốt lấy nắm rơm làm mồi đốt. Vài phút sau, lửa cháy bùng lên, rác thải được đốt cháy triệt để. Bà Suốt cho biết: “Nhà tôi đông người, lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày khá nhiều. Thú thật là trước đây tôi cũng hay vứt rác bừa bãi. Từ ngày xây lò đốt này, tôi không phải mang rác bỏ đi nơi khác, vườn tược cũng sạch sẽ hơn”.
Theo Chủ tịch Hội ND Nguyễn Văn Đê, vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện trong xây dựng nông thôn mới ở các xã, vì cần nguồn lực lớn và mặt bằng để xây bãi rác tập trung, trong khi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới đang gặp khó khăn. “Bước đầu lò đốt rác cải tiến hộ gia đình đã xử lý được một phần tình trạng rác thải bừa bãi ở xã và hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho người dân” – ông Đê khẳng định.
Theo Danviet
Nhức nhối "làng" tái chế rác thải
Người dân thôn Xà Cầu (Ứng Hòa - Hà Nội) đang từng ngày sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ những núi phế liệu, rác thải khổng lồ.
Được và mất ở "làng rác"
Nghề thu mua phế liệu ở thôn Xà Cầu đã có từ lâu đời. Trước đây chỉ có vài hộ làm nhỏ lẻ, nhưng 5 năm trở lại đây số hộ dân làm nghề này đã tăng lên nhanh chóng, chiếm 70% số dân ở trong thôn. Khiến nơi đây được nhiều người gắn với cái tên "làng rác". Nhờ có nghề này, cuộc sống của người dân đã có nhiều thay đổi và tạo việc làm cho nhiều người.
Rác có ở khắp mọi nơi trong làng
Phế liệu cũng như rác có mặt ở khắp mọi nơi, khiến đường đi trong làng đâu đâu cũng chỉ thấy rác, làm ô nhiễm bầu không khí một cách nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, mà sức khỏe người dân nơi đây bị đe dọa nghiêm trọng.
"Chúng tôi ở đây hàng ngày phải ăn chung, uống chung với nguồn nước ô nhiễm, hôi thối. Người già, trẻ nhỏ ở đây thì bị bệnh về đường hô hấp và rất nhiều người từ 40 tuổi đã bị bệnh ung thư" - bà Lê Thị Tâm (thôn Xà Cầu) chia sẻ.
Ô nhiễm từ nghề tái chế phế liệu, đã làm cho những cánh đồng của người ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước đây năng suất thu hoạch từ lúa rất cao nhưng hiện nay nhiều ruộng đã phải bỏ hoang do hóa chất tẩy nhựa, dung dịch thừa trong các chai nhựa, được xả thẳng ra con kênh Bắc Quảng Hoa, nguồn nước phục vụ hoa màu trên địa bàn.
Cần những biện pháp xử lý
Trước tình hình trên, chính quyền xã Quảng Phú Cầu đã đưa kiến nghị lên huyện Ứng Hòa. "Đề nghị cấp trên mở một khu tái chế rác riêng, cách xa khu dân cư. Và có những biện pháp để xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí để cuộc sống người dân ở đây không phải chịu cảnh hàng ngày phải sống chung với rác. Đây cũng là những nguyện vọng của người dân thôn Xà Cầu nói chung, thế nhưng cho đến nay những phương án này vẫn chưa được giải quyết" - ông Nguyễn Bá Huê (trưởng thôn Xà Cầu) cho hay.
Ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng ở Xà Cầu
Việc thu mua, tái chế rác thành nguyên liệu sản xuất là sinh kế của cả một vùng quê nên rất khó để họ từ bỏ. Để khắc phục tình trạng trên cần sự chung tay của chính quyền các cấp, cũng như sự quan tâm của nhà nước. Và quan trọng hơn hết cũng là ý thức của chính người dân.
Theo_An ninh thủ đô
Đổ trộm rác thải dự án Formosa ra môi trường Sau nhiều ngày theo dõi, chúng tôi ghi nhận việc đổ trộm rác thải từ dự án Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ra môi trường đang diễn ra đáng báo động. Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt quả tang xe tải BS: 98C-020.20 đổ trộm rác thải từ Khu công nghiệp Formosa ra môi trường - Ảnh: Nguyên...