Thấy lá thư cùng 500k mẹ gửi lên, cô gái xé thư vứt vì sợ bị chê cười, ai ngờ trong thư có thứ này
Mai là đứa con duy nhất trong gia đình học giỏi và đỗ vào một trường đại học lớn ở thành phố. Khỏi phải nói, mẹ cô và anh chị cô vui mừng như thế nào khi biết tin. Nhưng nhà Mai nghèo lắm, mẹ cô chỉ có 3 sào ruộng, anh cô thì đi làm phụ hồ ở miền Nam, chị thì lấy chồng xa rồi cũng ở nhà làm thuê làm mướn. Bố Mai mất sớm nên mẹ con cô cứ phải rau cháo nuôi nhau qua ngày.
Mai đi học ở thành phố, nhà nghèo nên một tháng, mẹ cô chỉ gửi được cho cô 900 ngàn. Với số tiền đó, Mai phải giật gấu vá vai lắm mới tồn tại được. Cô ở ký túc xá, suốt ngày chỉ chăm chỉ học mà không dám đi đâu vì sợ tốn tiền. Nhưng số tiền mẹ gửi lên không phải tháng nào cũng cố định, có tháng mẹ Mai chỉ gửi được 500 ngàn, 600 ngàn. Thường những lúc đó Mai chỉ ăn mỳ tôm, có khi cả ngày chỉ ăn một gói chia hai bữa cho tiết kiệm tiền.
Được năm đầu ngoan ngoãn, đến năm thứ hai Mai bắt đầu mặc cảm với chúng bạn về hoàn cảnh nghèo khó của mình. Cô thấy tủi thân khi bố mẹ bạn bè ai cũng có điều kiện, một tháng ít nhất cũng gửi cho họ 1 triệu chứ chẳng ai như cô, cứ phải giật gấu vá vai từng đồng một. Hơn nữa, bạn bè trong phòng cô ai cũng có thẻ ATM rồi bố mẹ cứ chuyển tiền vào đó rất tiện nhưng mẹ cô thì chả biết cái ATM là cái gì, tháng nào bà cũng gửi tiền bằng bưu điện rồi gửi cho cô một lá thư nhỏ, dặn dò các kiểu. Mẹ Mai ít học, viết thư đôi khi còn sai lỗi chính tả nhưng khi nào bà cũng viết vài dòng cho Mai. Lúc mới lên thành phố, đó là niềm an ủi cho Mai để cô đỡ nhớ nhà, nhưng sau này, cứ mỗi lần nhìn thấy lá thư đó là Mai lại cảm thấy tức giận và xấu hổ. Cô thường giấu bạn bè mang về giường rồi bật đèn lên đọc, đọc xong cô cất vào cái rương của mình và thường thì không cho ai biết nội dung dù bạn bè cũng hay hỏi.
Ảnh minh họa
Đợt đó, Mai gọi điện về nhà hàng xóm rồi nhờ người gọi mẹ mình sang nghe. Thấy mẹ vừa bắt máy, Mai đã nói luôn:
- Mẹ, mẹ lên huyện làm cái thẻ ATM rồi gửi tiền vào cho con đi, tháng nào mẹ cũng gửi bằng bưu điện thế mệt lắm.
- ATM là cái gì hả con? Mẹ không biết cái đó. Mà huyện xa lắm con ạ, phải đạp xe 15km đó.
- Trời ơi, tháng đi có 1 lần thôi mà mẹ. Bạn con ai cũng rút tiền bằng cái thẻ đó oách thế, con thì cái gì cũng không có. Tiền thì được mấy trăm.
Mai thấy mẹ mình không nói gì nữa, cứ nghĩ bà đã đồng ý rồi. Thế mà tháng sau vẫn thấy mẹ gửi tiền bằng bưu điện rồi kèm theo lá thư. Mai điên lắm, cô thấy mình thật thiệt thòi so với chúng bạn. Rõ là cô học hành thuộc dạng tanh tưởi nhất lớp mà cái áo, cái quần không có mà mặc, cái gì cũng tụt hậu, đến cái thẻ ATM cũng không có, thật là không còn từ nào để diễn tả được nữa.
Tháng tiếp, mới được nửa tháng nhưng Mai đã hết sạch tiền. Cô gọi về cho mẹ bảo:
- Con cần tiền để làm tiểu luận, mẹ gửi lên cho con chút đi.
- Mới nửa tháng mà tiêu hết tiền rồi hả con?
- Mẹ khi nào cũng nói câu đó. Mẹ có biết con chỉ được cho số tiền bằng một nửa bạn con không? Con không biết đâu, mẹ gửi lên cho con hoặc là con nghỉ học về quê.
2 ngày sau, có thư thông báo Mai đến bưu điện nhận tiền. Lúc đó Mai đang đi với cô bạn cùng lớp, vì đi nhờ xe nên bạn của Mai chở cô đến bưu điện luôn. Mai thấy không thoải mái lắm vì cô bạn của cô đi cùng với cô vào trong bưu điện, bạn Mai nói rằng cô ấy thích xem thư mẹ Mai viết vì lâu rồi cô ấy chẳng nhận được thư của ai nhưng Mai gạt đi:
- Có gì đâu mà xem.
Mai vào nhận tiền xong, thấy lá thư sai chính tả chi chít, viết nguệch ngoạc của mẹ thì giấu nhẹm đi, cô lấy 500 ngàn đồng bỏ vào ví rồi xé vội lá thư, vứt nó vào thùng rác trước sự ngỡ ngàng của bạn.
Mai cầm 500 ngàn về tiêu, cô vẫn hậm hực lắm vì mẹ cô chỉ gửi cho cô chừng đó tiền. Nhưng cô không gọi về cho mẹ để phàn nàn vì ghét mẹ. Đến 15 ngày sau, Mai gọi điện về nhờ hàng xóm qua gọi mẹ thì nghe bác hàng xóm bảo:
- Mẹ cháu ốm nặng lắm, trước có gửi thư lên cho cháu mà chẳng thấy cháu về?
- Mẹ cháu ốm ấy ạ? Ốm như nào hả bác. Thế anh chị cháu có biết không?
- Bà ấy chỉ cho cháu biết vì cháu ở gần nhất, nhưng cháu không liên lạc lại nên cũng chịu. Chắc mẹ cháu chả còn mấy thời gian nữa đâu. Họ nói là ung thư gan.
Video đang HOT
Mai buông điện thoại xuống rồi ôm mặt khóc thổn thức. Cô nhớ lại bức thư đầy lỗi chính tả của mẹ có chữ “gan” mà hối hận tột cùng. Chỉ vì xấu hổ với bạn, không thèm đọc thư mẹ mà Mai đã không về thăm bà. Mai nghe điện thoại xong thì lao ra bến xe, dùng những đồng tiền cuối cùng để mua vé về với mẹ. Ngồi trên xe, cô chỉ cầu trời sao cho mình về kịp và vẫn còn cơ hội để chuộc lỗi với mẹ mà thôi.
Theo Iblog
Chị dâu
- "...là dâu cả trong nhà thiết nghĩ cô phải thay tôi chăm lo cho các em, giúp đỡ nhau lúc ốm đau hoạn nạn... đằng này chỉ vì tham mà cô đã làm tôi mất một đứa em rồi đấy cô thấy chưa?"
***
Ảnh minh họa
Trời nóng như đổ lửa, dựng vội chiếc xe máy vào góc sân dưới tán gốc mít, Lý Miêu lảo đảo bước vội vào nhà. Thấy bố về Diệu Hoa từ bếp chạy ra, nhìn vẻ mặt thất thần cùng dáng điệu mệt mỏi của bố, Diệu Hoa biết hẳn sức khỏe của mẹ có diễn biến xấu. Diệu Hoa chạy vội đến bên bàn rót cốc nước vối đưa cho bố. Vừa đỡ cốc nước con gái đưa Lý Miêu mệt mỏi buông phịch người xuống ghế. Diệu Hoa bật quạt cho bố, chiệc quạt cũ kỹ kêu cồng cộc nhưng ít nhiều nó cũng làm cho Lý Miêu cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút, Lý Miêu tu một hơi hết cốc nước, đặt cốc xuống bàn mà vẫn không nói điều gì. Không thể chờ lâu hơn Diêu Hoa khẽ khàng lên tiếng:
- Bố ơi! Bệnh tình mẹ con bây giờ thế nào rồi ạ? Mẹ có đỡ chút nào không bố?
Câu hỏi của con gái như làm Lý Miêu bừng tỉnh, anh quay nhìn con gái và giọng như lạc đi:
- Không có tiến triển gì con à! Mà mai là ngày phải nộp tiếp viện phí rồi, bác sỹ vừa nhắc bố. Thế ở nhà con đã cơm nước gì chưa? Thôi bố phải sang ngay nhà bác cả Lý Mao xem vay bác ít tiền để nộp cho mẹ con ạ! Bố đi đây.
- Thế bố đã ăn gì chưa? Để con dọn cơm cho bố ăn đã đằng nào thì cũng muộn rồi bố.
- Chưa bố chưa ăn gì cả. Nhưng giờ còn bụng dạ nào mà ăn nữa, con chưa ăn thì ăn đi rồi trông nhà, bố sang bác vay, không được thì bố còn phải đi chỗ khác, chạy vài nơi chứ chưa biết thế nào cả.
Nói rồi Lý Miêu vơ vội chiếc mũ xe máy đội lên đầu, dắt xe, nổ máy lao đi trong cái nắng như thiêu giữa trưa hè tháng 6. Nhìn theo hút bóng bố, Diệu Hoa không cầm được nước mắt. Sáng 5 giờ bố nhịn đói xuống viện với mẹ. Trưa về vẫn nhịn đói lại đi vay tiền luôn. Đã 3 tháng trời nay hai bố con cô thay nhau trông coi mẹ. Diệu Hoa đang học lớp 11, những ngày cuối năm học bận rộn với bài vở, học hành Diệu Hoa không giúp bố được gì, đến khi nghỉ hè thì cô mới giúp bố coi mẹ được ít nhiều. Bố vốn đã gầy, sau mấy tháng trông mẹ ốm càng thêm tiều tụy. Cô thương bố mà chẳng biết làm gì. Cô chỉ biết khóc và thầm cầu trời phật giúp mẹ sớm qua khỏi cơn bạo bệnh để gia đình lại được bình yên.
Tại phòng khách nhà Lý Mao, hai vợ chồng đang ngồi bên bộ bàn ghế gù hương được chạm trổ tinh xảo, tiếng máy lạnh chạy êm ro, Tiểu Nga rót nước bê lại bên cho chồng rồi nói:
- Anh xem số tiền 600 triệu chú Lưu Hán đưa hồi sáng đó nên đầu tư vào cái gì được, nếu không mình cho vay lãi cũng được anh ạ, chứ để nhà cũng chả làm gì.
- Cái đó tùy em muốn làm thế nào cũng được. Nhưng anh mới nghe nói vợ chú Lý Miêu ốm nằm viện mấy tháng nay, anh bận chưa thăm được thím ấy, mẹ con em đã thăm thím ấy được lần nào chưa? Hoàn cảnh chú thím ấy khó khăn, hay em đưa cho chú ấy vay 50 triệu lo thuốc men cho thím ấy giúp anh.
- Ối! Anh nói thế nào vậy? Thím đó bệnh tật quanh năm biết bao giờ khỏi, em cũng đến thăm một lần rồi, quà cáp đủ cả, anh không phải lo. Còn cho vay thì thôi đi. Anh nhớ không, năm kia thím ấy vào viện, vay nhà mình 5 triệu hứa khi nào khỏi sẽ trả mà đến giờ đã trả được đâu. Em là em không cho vay viếc gì nữa!
- Em thật buồn cười, nhà có 4 anh chị em, anh là cả được bố mẹ ưu tiên cho ăn học đến nơi, đến chốn nhờ vậy giờ mới được như thế này. Cô Lý Mân và chú Lý Mâu cũng còn được học hết cấp 3, riêng Lý Miêu bé nhất nhà, lại hay ốm đau nên học hành không bằng ai, hết câp 2 nó đi bộ đội rồi phục viên về nhà, bố mẹ qua đời mà chú ấy vẫn chưa có vợ con mãi mới lấy vợ. Mang tiếng là anh cả, lấy vợ, lập nghiệp trước chú ấy hơn cả chục năm mà nào vợ chồng mình cũng có giúp chú thím ấy được cái gì đâu? Chú ấy thẳng tính cũng chẳng muốn phiền hà gì chúng mình, nhớ ngày chia đất đai, chú ấy bảo các anh chị có gia đình, đông người cần lấy nhiều, chứ em một mình lấy làm gì nhiều. Nhờ thế mà việc phân chia giữa 4 anh em mới dễ dàng thế. Giờ mình có bát ăn, bát để cũng là lúc mình phải vun vén giúp đỡ cho các em chứ!
- Ôi giời! Anh cứ hoài cổ mãi. Xưa là thế, nay anh em "kiến giải nhất phận", thân ai người ấy lo, "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm". Mình chẳng cho nhưng mình cũng chẳng xin ai. Nên em rứt khoát không cho chú ấy vay viếc gì cả. Tiền kia em đã hẹn cho mụ Liễu đen đầu phố vay cả rồi. Lãi cao gấp 5 lần ngân hàng. Tội gì không tính?
- Thôi được em làm gì thì tùy, nhưng nhớ để lại 50 triệu để tôi giúp chú thím ấy.
Lý Mao nói vậy rồi anh uống nước và vào phòng nghỉ trưa. Chỉ còn Tiểu Nga ngồi một mình ngoài phòng khách. Chợt có tiếng xe máy dừng ngoài cửa, tiếng con zô sủa từng tiếng ông ổng, rồi tiếng chuông cổng reo vang. Tiểu Nga mở cửa. Vừa nhìn thấy Lý Miêu, thị đã khó chịu ra mặt. Tiểu Nga thầm nghĩ : "Sao mà thiêng thế, vừa nhắc đến là đã đến ngay"! Tiểu Nga miễn cưỡng mời Lý Miêu vào nhà, rồi lên tiếng hỏi:
- Sao đang trưa nắng nôi thế này chú đến nhà anh chị có việc gì vậy?
- Vâng em chào chị! Cũng vì quá cần kíp nên em mới phải tìm đến anh chị. Anh có nhà không chị?
- Có việc gì mà cần kíp vậy? Anh hôm nay dự hội nghị ở cơ quan trưa không về, có gì chú cứ nói thẳng với tôi.
- Vâng em xin được nói luôn, chả là nhà em bệnh nặng quá, nằm viện đã 3 tháng trời nay, tiền nong thuốc men lo cho nhà em giờ cũng đã cạn không biết làm sao, em đi làm cho công trình 6 tháng trời nhưng chủ đầu tư vẫn nợ lương chưa trả thành ra em bí quá. Mà mai lại phải nộp viện phí rồi, em phiền vợ chồng chị cho em vay 20 triệu lo viện phí cho nhà em.
- Chú uống nước đi đã. Thế này chú ạ, không phải anh chị hẹp hòi gì với chú mà anh chị cũng vừa lo mua thêm lô đất ở thị xã, tiền nong chị cũng vừa mới dồn đưa cho họ vừa hôm kia mất rồi. Giá chú cho chị biết từ mấy hôm trước thì 2 chứ 4 chục triệu cũng có nhưng giờ thì chị chịu. Chú thông cảm chạy hỏi bên cô Lý Mân và chú Lý Mâu nhà mình xem liệu có giúp được không nhé. Ấy vừa rồi chị lo tiền trả cho họ, mới nhớ ra chú vẫn còn nợ anh chị 5 triệu từ năm kia, anh bảo chị sang hỏi chú, nhưng chị biết thím đang ốm nằm viện làm gì có tiền mà hỏi nên cũng không hỏi đến nữa. Chú thông cảm cho chị!
- Chị ơi! Em rất cần tiền lúc này, chị xem có cách nào giúp em với ạ!
- Chú đâu phải nói nhiều như vậy, mình là chị em, người một nhà, không giúp được chú thím lúc khó khăn này anh chị cũng áy náy lắm chứ, nhưng cũng đành chịu, chú thật sự thông cảm cho chị. Đấy mua mảnh đất có hơn tỷ bạc mà anh chú cũng phải chạy méo mặt, phải nhờ cả mấy cậu bên ngân hàng vay giúp mới được đấy. Thôi chú uống nước rồi đi đâu vay xem nhé chị hết cách rồi!
Lý Miêu, đứng dậy buồn bã ra về. Dọc đường Lý Miêu cũng rẽ vào mấy người bạn hỏi vay mà cũng không được. Trở về nhà, anh nằm vật ra giường, anh lả đi vừa vì đói, vừa vì mệt và nhất là lo lắng. Buổi tối, húp vội bát cháo con gái nấu cho, Lý Miêu lại chạy đi vay tiền, nửa đêm về đến nhà thấy con gái vẫn chờ, anh buồn bã nói với con:
- Bố đã đi khắp những nơi có thể vay tiền nhưng không vay đủ số tiền cần, giờ mới vay được có 7 triệu. Cách còn lại duy nhất là mình phải đem thế chấp ngôi nhà này con ạ! Nhưng việc này cũng không thể làm nhanh được vì các thủ tục của ngân hàng rất lâu. Chỉ có cắm cho mụ Liễu đen là nhanh nhưng rất rẻ con ạ vì mụ này tính lãi rất cao. Rồi sau này chúng ta sẽ ở đâu? Thật sự bố nghĩ nát nước rồi!
Chợt chuông điện thoại reo, Diệu Hoa cầm chiếc điện thoại lên xem và nói:
- Bố ơi! Điện thoại của bác Lý Mâu, bố có nghe không?
- Thôi tắt đi con, bác ấy cũng chả giúp gì cho bố con mình được đâu.
Diệu Hoa tắt máy, nhưng lát sau chuông lại reo. Mãi đến lần thứ ba, Lý Miêu mới chịu nghe máy:
- Alô! Em nghe đây! Dạ nhà em yếu lắm, tiên lượng không tốt anh ạ! Vâng! Em đã chạy khắp nơi từ trưa đến giờ em vừa về đến nhà đây mà không vay đâu được. Sao anh nói sao ạ? Ôi vậy ạ! Vâng anh đến đi em đang ở nhà đây!
Lý Miêu ngồi phắt dậy và nói với con:
- May rồi, bác Lý Mâu vay tiền giúp bố con mình rồi, bác đang mang đến!
Lát sau Lý Mâu bước vào. Nhìn dáng vẻ tiều tụy của em, anh không kìm được lòng, anh ngồi xuống bên hai bố con Lý Miêu giọng nghẹn ngào:
- Anh vừa đi làm ngoài Quảng Ninh mới về nhà hôm qua, nghe chị nói thím ốm nặng, anh cũng rất buồn vì không giúp được gì cho em. Ạnh làm thuê ngoài đó lương ba cọc, ba đồng chả đáng là bao, chị với các cháu bên đó cũng vậy, ruộng vườn cũng chỉ đủ ăn... Nghe chú nói cần tiền hôm qua chị đã bán lợn được 5 triệu, anh mang về được 5 triệu cộng lại được 10 triệu, anh đến vay mụ Liễu đen 15 triệu nữa tổng công 25 triệu anh đưa cả cho chú lo thuốc thang cho thím, được chút nào hay chút đó, rồi anh em mình tính tiếp.
Cầm bọc tiền anh đưa Lý Miêu bật khóc ôm choàng lấy anh miệng lắp bắp:
- Em cảm ơn anh, không có anh em không biết xoay sở ra sao nữa?
Lý Mâu buông em ra và hỏi:
- Em khó khăn như vậy sao không hỏi vợ chồng anh cả?
- Trưa nay em đã đến nhà anh chị ấy đầu tiên, anh không có nhà, chị dâu bảo không còn tiền vì đã mua đất rồi!
- Không phải thế. Chị ấy là người như thế nào ai chả biết? Chị ấy có tiền nhưng không muốn cho chú vay nên nói thế đấy. Khi tôi đến vay mụ Liễu đen còn bảo tổi là giả vờ hỏi đểu mụ, vị bà chị giàu thế làm sao phải để mấy thằng em đi vay lãi có hơn chục triệu bạc. Rồi mụ kể tiền mụ vừa vay chỗ chị dâu 600 triệu lúc 2 giờ chiều nay. Khi biết tôi vay thật mụ làm giấy vay tiền rồi lấy bọc tiền đưa ra bảo đây là tiền chị chú vừa đưa đấy. Thế anh mới biết.
Cả đêm ấy Lý Miêu không ngủ được, sáng sớm anh dậy, đèo con xuống viện trông mẹ. Sau khi đóng viện phí cho vợ anh để Diệu Hoa lại coi mẹ, anh phóng xe về nhà Lý Mao, đúng bữa trưa, nhà đang có khách, mấy vị chánh, phó văn phòng đến ăn cơm tại nhà. Thấy Lý Miêu áo quần xộc xệch phóng chiếc xe cà tàng vào sân. Mọi người rất ngạc nhiên. Lý Mao nhìn thấy em vội ra đón vừa dẫn em vào mâm vừa nói với mọi người:
- Giới thiệu với các anh em đây là Lý Miêu chú út nhà tôi. Còn đây là các anh làm trên huyện với anh, thôi nhân thể chú ngồi xuống đây ăn uống luôn cùng bọn anh, có chuyện gì để sau anh em mình sẽ nói riêng với nhau.
Vừa nói Lý Mao vừa ra hiệu cho vợ lấy bát đũa cho em. Thấy mọi người đông đủ, dù rất hận vợ chồng anh trai nhưng theo phép lịch sự, Lý Miêu đành nghe theo anh ngồi xuống mâm, ăn uống cùng mọi người. Sau bữa ăn, mọi người lấy cớ bận việc phải về cơ quan ngay để cho anh em Lý Mao tự nhiên nói chuyện. Lúc này Lý Mao mới nhìn em và hỏi:
- Thế chú vừa ở nhà đến à? Chú đến có việc gì không? Nghe nói thím bị ốm giờ bệnh tình thế nào rồi?
Nghe anh hỏi vậy, cơn giận lại sôi lên trong người Lý Miêu, câu nói của Lý Mâu hôm qua lại vang lên trong đầu anh: "Chị dâu chiều qua vừa cho mụ Liễu đen vay 600 triệu, mụ vừa lấy tiền đó cho anh vay đây." Lý Miêu cười khẩy rồi từ từ rút trong túi ra xấp tiền, anh nhìn thẳng vào mặt Tiểu Nga giọng dằn từng tiếng:
- Em đến ... để trả tiền cho anh... chị đây! Từ này anh chị coi như không có thằng em này nữa!
Nhìn ánh mắt sắc lạnh của Lý Miêu, Tiểu Nga co rúm người tựa như bị điện giật, miệng ú ớ nói không ra lời.
Ngay lúc đó Lý Miêu đứng vụt dậy đi như chạy ra khỏi phòng, Lý Mao chưa kịp hiểu ra điều gì thì đã thấy tiếng xe máy lao vút đi. Anh quay lại quát vợ:
- Sao lại có chuyện này? Có phải em đòi tiền chú ấy không? Em nói anh nghe?
- Thì ... cũng tại chú ấy...chú ấy cứ đòi vay nên em mới nhắc ...là chú ấy vẫn còn nợ... ai ngờ hôm nay chú ấy giận chú ấy mới làm thế!
Chả cần nghe vợ nói hết, trong đầu ông phó chủ tịch huyện cũng hiểu ngay điều gì đã xảy ra với hai chị em họ. Lý Mao đứng phắt dậy:
- Tôi hiểu hết rồi! Vậy ra hôm qua chú ấy đã qua tìm tôi mà cô giấu không cho tôi biết. Chú ấy sang vay tiền! Ấy vậy chẳng những cô không cho vay mà lại còn gợi chuyện để đòi lại tiền... Tôi hỏi số tiền 5 triệu ấy đáng là bao so với việc ăn tiêu của 3 mẹ con cô hàng tháng? Riêng tiền phấn son, áo váy cũng hàng chục triệu đồng... mình đất đai nhà cửa đủ cả, nay mai hai đứa con gái đi lấy chồng còn hai thân già tham lam gì lắm nữa mà đến nỗi bỏ hết cả nghĩa tình anh em... là dâu cả trong nhà thiết nghĩ cô phải thay tôi chăm lo cho các em, giúp đỡ nhau lúc ốm đau hoạn nạn... đằng này chỉ vì tham mà cô đã làm tôi mất một đứa em rồi đấy cô thấy chưa?
Vừa nói, Lý Mao vừa vớ nắm tiền trên bàn ném thẳng vào mặt vợ, anh dằn giọng quát:
- Đây tiền của cô đây! Cô cầm lấy mà tiêu sài cho thỏa đi! Cô chỉ thích tiền chứ đâu còn chút tình người?!
Lý Mao ra ô tô nổ máy lao đi!
Ngoài trời nắng tháng 6 oi nồng, tiếng ve réo rắt, nỉ non tựa như tiếng ai đó đang than khóc cho một kiếp người! Ầm ì tiếng sấm phía cuối trời nổi lên cùng những đám mấy trắng hình nấm cứ lớn dần báo hiệu một cơn giông lớn có thể sắp ập đến!
Theo Iblog
Cho anh tâm thần ngủ nhờ, ai ngờ nửa đêm tỉnh giấc cô gái chỉ kịp ú ớ khi thấy anh làm điều này Mai sinh ra trong một gia đình nhà quê nghèo khó, từ nhỏ cô đã phải vất vả làm lụng để có tiền trang trải cho cuộc sống.Năm 20 tuổi, cô một mình rời quê lên thành phố kiếm sống. Nhưng vừa không cótiền lại không được học hành tử tế nên cô rất vất vả kiếm được một cái nghề nơi đất...