Thấy học sinh cứ gãi ngứa xoành xoạch, cô giáo chạy lại kiểm tra thì sững sờ rơi nước mắt: Chỉ muốn nghỉ việc cho đỡ tủi thân
Câu chuyện khiến nhiều bậc phụ huynh phải suy ngẫm.
Cô Lưu ( Trung Quốc) là một giáo viên mẫu giáo trẻ tuổi, hiện đang làm việc ở TP Bắc Kinh. Dù kinh nghiệm đứng lớp chưa dày dặn nhưng cô vẫn được các bậc phụ huynh yêu mến, tin tưởng vì sự nhiệt huyết, hết lòng với trẻ nhỏ. Với mọi đứa trẻ, cô đều yêu thương và quan tâm như nhau. Tuy nhiên cô giáo trẻ không ngờ rằng, có những phụ huynh bên ngoài vui cười nhưng thực chất lại luôn nghi kị, không mấy tin tưởng cô giáo và nhà trường.
Thời gian trước, một bé trai trong lớp của cô Lưu có những biểu hiện lạ. Khi ngồi chơi cùng các bạn, cậu nhóc thường xuyên đưa tay lên gãi vùng ngực. Nghĩ học sinh bị mẩn ngứa, cô Lưu đã chạy đến kiểm tra, nhưng không ngờ lại phát hiện ra chuyện rùng mình. Hóa ra, cậu nhóc bị ngứa là bởi trong áo của em được may một chiếc…. camera siêu nhỏ. Chiếc camera cọ vào người, khiến em bị cộm ngứa.
Ảnh minh họa.
Ngay lập tức, cô Lưu hiểu ra vấn đề và bật khóc vì biết phụ huynh không tin tưởng và luôn tìm cách giám sát, theo dõi mình từ xa. Bố mẹ cậu nhóc kia sau đó được mời lên trường làm việc. Trao đổi với Hiệu trưởng, người mẹ cho biết: Vì con mình nói vẫn chưa sõi, nếu chẳng may đi học có vấn đề gì thì cũng không thể báo với bố mẹ được. Vậy nên chị mới nghĩ ra cách may camera vào quần áo con.
Cuối cùng nhà trường quyết định không nhận bé trai theo học tiếp vì phụ huynh không có sự tin tưởng và thái độ tôn trọng với giáo viên. Phía phụ huynh cũng đồng ý luôn, tỏ rõ thái độ bất cần.
Video đang HOT
Dù vụ việc đã kết thúc nhưng cô Lưu vẫn cảm thấy tủi thân, không khỏi suy nghĩ nghề nghiệp của mình quá bạc bẽo. Sau khi câu chuyện được chia sẻ trên mạng, một giáo viên cho biết, phụ huynh của lớp mình cũng từng lắp camera vào cặp sách con để theo dõi cô giáo.
Chiếc camera trong cặp sách.
Thực tế có rất nhiều phụ huynh thường thích giám sát giáo viên mọi lúc mọi nơi. Không ít cha mẹ cho con đi học mẫu giáo, sau đó vì công việc nhàn rỗi, thừa thời gian nên luôn muốn biết tình hình của con ở lớp như nào.
Với những lớp học không có camera giám sát, họ liên tục nhắn tin và gọi điện để yêu cầu cô giáo gửi ảnh của con. Nếu lớp có camera, họ kiểm tra trực tiếp qua phần mềm trên điện thoại. Chỉ cần thấy cô giáo làm gì không vừa ý, những phụ huynh này lập tức gọi điện phàn nàn.
Mỗi cô giáo thường phải lo cho cả chục đứa trẻ. Việc thường xuyên bị phụ huynh làm phiền như vậy sẽ khiến họ ức chế, không thể tập trung làm việc. Sau cùng, người thiệt thòi nhất vẫn là những đứa trẻ mà thôi…
Trường chưa mở cửa, giáo viên mầm non phải vất vả mưu sinh
Giúp việc nhà, giữ trẻ theo giờ, làm vườn... việc gì các cô giáo, bảo mẫu ở trường mầm non đều có thể nhận làm miễn là có thu nhập để sống.
Đã nửa năm trôi qua, giáo viên, bảo mẫu mầm non ở hầu hết các trường, nhóm lớp ngoài công lập không có lấy một đồng lương. Nếu khó khăn còn kéo dài, e rằng ngày các trường mở cửa trở lại, các cô dù yêu trẻ đến mấy cũng chẳng đủ dũng khí quay lại trường, bởi ở nhà họ còn có những đứa con...
Cô giáo đi... giúp việc nhà
Cô Lan, khi chưa có dịch làm giáo viên tại Trường mầm non tư thục B.C (phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức, TPHCM). Với thu nhập khoảng 7 triệu đồng mỗi tháng, chỉ cần cắc củm tiền nhà trọ, tiền ăn thiệt tốt cũng dư được vài triệu đồng gửi về cho cha mẹ ở tỉnh Cà Mau để nuôi con. Với đồng lương ít ỏi của mình, cô không thể giữ đứa con nhỏ bên cạnh, mà đành phải gửi về quê cho ông bà ngoại chăm sóc. Khi dịch xảy ra, trường học đóng cửa, cô đi làm gia sư ở nhà học sinh.
"Khi không còn tiền nữa, dù có chút đắn đo nhưng tôi phải đăng ký với trung tâm giới thiệu giúp việc nhà để kiếm tiền sinh sống và nuôi con. Mãi đến đầu tháng 10, tôi được giới thiệu đến làm giúp việc, phụ trông con cho một gia đình ở huyện Bình Chánh. May mắn, chị chủ tốt bụng nên cho ở và bao luôn cơm nước với mức lương 7 triệu đồng. Vậy là tôi có tiền để nuôi con, chứ không thể chờ nổi đến ngày trường mở cửa", cô Lan bộc bạch.
Cô Nguyễn Thị Bắc đang làm thuê ở một vườn rau ở huyện Bình Chánh để có thu nhập
Hiện nay, tại các trung tâm giới thiệu việc làm, giới thiệu người giúp việc nhà, diễn đàn chung cư... có rất nhiều giáo viên mầm non rao tìm việc, từ giữ trẻ đến giúp việc nhà. Trên diễn đàn của chung cư Tara Residence (quận 8, TPHCM) xuất hiện một lời rao, đọc xong thấy xót xa: "Trước dịch làm cô giáo mầm non, bảo mẫu. Hiện tại, trường vẫn chưa mở cửa lại nên nhận trông trẻ hoặc giúp việc nhà theo giờ. Hai cô đã chích hai mũi vắc xin, kỹ tính, thân thiện, yêu trẻ... Anh chị đi làm cần kiếm cô trông trẻ có thể liên lạc". Nhiều người thương cảm cho biết sẽ tìm chỗ tốt để giới thiệu hai cô...
Liên lạc với một trong hai cô thì được biết bình thường, cô làm bảo mẫu cho một trường tại quận 8. Khi được hỏi chi phí thế nào, cô thành thật: "Mình cũng không biết giá thị trường thế nào nhưng đứa em làm giáo viên mầm non ở quận 10 đang giữ con tại nhà cho người ta 300.000 đồng/ngày, làm từ 7g30 sáng đến 17g, ăn cơm trưa ở nhà của bé luôn. Mình chắc cũng sẽ như vậy. Mình ở nhà trọ nhỏ xíu, không thể nhận giữ bé ở nhà, chỉ đến nhà các anh chị có nhu cầu để giữ. Mong là sớm tìm được chỗ. Ngày nào trường học chưa mở cửa là còn khó...".
Làm đủ việc để kiếm sống, nuôi con
Có nhiều giáo viên mầm non cố gắng làm đủ thứ việc để cầm cự qua mùa dịch. Nhưng cũng có người dù rất yêu nghề cũng đành tìm kiếm công việc khác để nuôi gia đình.
Cô Ngọc Mai, làm giáo viên mẫu giáo tại quận Phú Nhuận, TPHCM, suốt mấy tháng dịch đã chuyển sang bán thức ăn online. Ai đặt gì, cô làm đó, từ bánh ngọt đến nấu sinh nhật nhỏ nhỏ... "Mình có hai con, không thu nhập nuôi con mới lo, chứ buôn bán đàng hoàng thì ngại gì. Tôi thấy nhiều cô thích ứng hay lắm, tận dụng tài lẻ của giáo viên mầm non linh hoạt chuyển đổi loại hình lao động để kiếm sống như bán thức ăn, giữ trẻ, bán hàng online, làm đồ handmade... Tại sao không?", cô Mai nói.
Sau nhiều tháng thất nghiệp, chủ trường cũng khó khăn nên không hỗ trợ lương hay đóng bảo hiểm, cô Nguyễn Thị Bắc, bảo mẫu tại một trường mầm non ở quận Tân Bình, TPHCM xin làm việc cho vườn trồng rau ở huyện Bình Chánh, thu nhập 200.000 đồng/ngày. Cô kể: "Nhà khó khăn nên ngay tháng nghỉ dịch thứ hai đã hết tiền. Tôi tìm việc khắp nơi, ai thuê cũng làm nhưng tìm mãi thì được một chủ vườn rau ở huyện Bình Chánh nhận vào làm. Tôi chấp nhận đi làm từ 4g sáng, cắt rau để chủ giao cho các mối ở chợ sớm. Xong thì tưới rau, bắt sâu, dẫy cỏ... cho đến chiều. Cơm trưa thì tôi tự nấu rồi đem theo".
Cô Bắc trăn trở rất nhiều: "Vì yêu trẻ mà bám nghề, chứ thu nhập của bảo mẫu mầm non quá thấp, chưa đến 5 triệu đồng/tháng. Bình thường, tôi nhận thêm đồ về nhà gia công buổi tối mới sống đủ. Rồi con mình cũng sẽ lớn lên, thu nhập bao nhiêu đó không đủ trang trải chuyện học hành, ăn uống nữa. Dịch đến, giáo viên mầm non trường tư lại cũng chịu thiệt nhất. Chắc đến lúc phải tìm con đường khác cho tương lai. Tôi đang xin lại sổ đóng bảo hiểm để tìm việc khác nhưng trường nói đang làm danh sách báo cáo hỗ trợ gì đó, đến khi nào xong sẽ trả lại".
Nhiều giáo viên mầm non ở các trường, nhóm lớp tư thục cho rằng họ phải chịu nhiều thiệt thòi. Khi dịch ập đến, trường mầm non, mẫu giáo bao giờ cũng đóng cửa trước và mở cửa sau. Khi đó, giáo viên trường công lập vẫn có lương, còn giáo viên trường tư sẽ tùy thuộc tấm lòng và khả năng tài chính của chủ đầu tư. Họ thật sự chới với giữa bộn bề khó khăn và đến thời điểm này vẫn chưa thấy tương lai. Có lẽ thứ họ cần không chỉ là sự thông cảm, động viên mà cần một chính sách chăm lo, ít nhất là trong tình cảnh khó khăn thế này.
Đau đầu khi cha mẹ đi làm, con chưa đến lớp Từ ngày 1/10, nhiều đơn vị ở TP.HCM dần hoạt động trở lại bình thường. Cha mẹ bắt đầu trở lại với guồng quay công việc, không còn những ngày ở nhà để vừa làm vừa kèm con học online (trực tuyến). Chỉ một tuần sau khi cha mẹ trở lại "bình thường mới" nhưng con vẫn còn ở nhà học khiến nhiều...