Thấy gỗ lớn dưới ruộng, dân xin phép xã khai thác: Bỏ 90 triệu vớt lên thì công an tạm giữ
Một người dân tại huyện Sa Thầy ( Kon Tum) báo và xin phép địa phương được tận thu một cây gỗ to bị vùi dưới lòng đất.
Sau nhiều ngày thông báo, người này bỏ gần 100 triệu trục vớt gỗ lên, để làm đồ gia dụng thì bị cơ quan công an huyện lập biên bản tạm giữ cây gỗ này.
Ngày 23.5, Hạt kiểm lâm H.Sa Thầy (Kon Tum) cho biết, công an huyện này đang tiến hành điều tra, xác minh nguồn gốc một cây gỗ lớn được một người dân phát hiện khi cải tạo đồng ruộng.
Sau khi trục vớt hơn 1 tháng nhưng không thấy cơ quan chức năng xử lý, ông Nam đã đưa cây gỗ về cưa xẻ. Ảnh ĐỨC NHẬT
Trước đó, ngày 23.3, trong lúc được thuê cải tạo đất ruộng cho người dân ở xã Sa Sơn (H.Sa Thầy), ông Lê Quang Nam (44 tuổi, trú tại TT.Sa Thầy) phát hiện 1 cây gỗ bị vùi lấp dưới lòng đất. Cây gỗ dài khoảng 12 m, đường kính khoảng 0,7 m và đã bị vỡ nát phần gốc.
Ông Nam đã đến UBND xã Sa Sơn trình báo sự việc và xin phép được đào cây gỗ trên để về làm đồ gia dụng.
Nhận được trình báo của ông Nam, UBND xã Sa Sơn đã tổ chức đến hiện trường xác minh. Qua đó, UBND xã Sa Sơn đã lập biên bản xác định nơi phát hiện cây gỗ trên không phải đất rừng và cây gỗ này không xác định được thời gian, khối lượng cũng như nguồn gốc. Trong biên bản ghi rõ, ông Nam sau khi trục vớt hoàn thành thì báo cáo về UBND xã để cử lực lượng chức năng xuống kiểm tra cụ thể, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Sau đó, ông Nam đã huy động nhiều phương tiện, nhân công để trục vớt cây gỗ với chi phí khoảng 90 triệu đồng. Ngày 8.4, sau khi trục vớt xong, ông Nam có thông báo cho UBND xã Sa Sơn.
Hơn 1 tháng sau, đến ngày 20.5 vẫn không thấy cơ quan chức năng đến xử lý, nghĩ rằng số gỗ không có giá trị nên ông Nam liền vận chuyển về 1 xưởng gỗ để cưa xẻ làm đồ gia dụng.
Tuy nhiên sau đó cơ quan công an huyện Sa Thầy đã tiến hành lập biên bản tạm giữ cây gỗ trên vì hồ sơ, nguồn gốc lâm sản không đầy đủ, chưa rõ ràng. Số gỗ đã cưa xẻ này được đưa về trụ sở Công an H.Sa Thầy để bảo quản trong thời gian xác minh nguồn gốc.
Video đang HOT
Đồng thời Công an H.Sa Thầy cũng ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính… để có căn cứ ra quyết định xử phạt.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nam cho rằng mình đã bỏ rất nhiều công sức, chi phí để phục vụ việc trục vớt. Nếu số gỗ trên bị tịch thu, xử lý thì ông chịu thiệt hại rất lớn. Mặt khác, ông đã trục vớt hoàn thành trong thời gian dài nhưng không có cơ quan chức năng nào đến xử lý, chỉ đến khi mang gỗ về cưa xẻ làm đồ gia dụng thì cơ quan chức năng mới lập biên bản.
“Nếu cơ quan chức năng không cho thì tôi cũng chẳng bỏ công, bỏ của ra trục vớt làm gì. Trong khi đó số gỗ trên không phải gỗ khai thác trái phép mà có. Mong rằng cơ quan chức năng sớm có câu trả lời thỏa đáng”, ông Nam nói.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Đình Dũng, Chủ tịch UBND xã Sa Sơn cho biết cây gỗ trên đã nằm dưới đất ruộng rất lâu rồi và không phải gỗ khai thác trái phép. Theo quy định, tất cả các loại tài sản bị chôn vùi khi người dân phát hiện phải báo cáo chính quyền địa phương. Sau đó địa phương sẽ lập phương án khai thác. Tuy nhiên thời điểm UBND xã đi kiểm tra thì cây gỗ bị vùi lấp quá sâu, đồng thời phát hiện cây gỗ đã mục nát nên xã chưa xây dựng phương án khai thác để tổ chức đấu giá.
Khúc gỗ xẻ ra từ cây gỗ ông Nam trục vớt đã bị cơ quan chức năng tạm giữ. Ảnh ĐỨC NHẬT
Theo một cán bộ kiểm lâm H.Sa Thầy, hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiến hành điều tra, xác minh. Theo cán bộ này, cơ quan điều tra có chức năng, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Sau khi điều tra xác minh, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xử lý theo quy định.
“Nếu tài sản (số gỗ) dưới 10% mức lương cơ bản thì sẽ trả lại cho người dân phát hiện. Nếu số tài sản có giá trị cao sẽ tiến hành lập hội đồng định giá, bán đấu giá. Sau khi bán đấu giá thành công sẽ trích 1 phần tặng thưởng cho người phát hiện, đồng thời hoàn trả chi phí trục vớt cho người tìm thấy”, cán bộ này nói.
Khám phá thị trấn độc đáo nhất thế giới, nơi cư dân hầu hết sống dưới lòng đất
Thị trấn Coober Pedy là một trong những nơi khác thường, độc đáo nhất ở Úc và có lẽ là cả trên thế giới.
Coober Pedy là một thị trấn nhỏ (với khoảng 2000 cư dân) ở vùng hẻo lánh của bang Nam Úc, cách thủ đô Uluru khoảng 9 giờ về phía tây nam. Nơi đây được mệnh danh là thủ phủ đá mắt mèo của thế giới khi cung cấp 80% sản lượng loại đá quý này.
Coober Pedy - một thị trấn nằm giữa vùng sa mạc hoang vu nhưng lại có sức lôi cuốn lạ thường.
Toàn bộ thị trấn gần như được bao quanh bởi sa mạc, trơ trọi và gần như không có cảnh quan gì. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm đến một nơi hoàn toàn không giống bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này, thì Coober Pedy chính là địa điểm không thể bỏ qua.
Quang cảnh cằn cỗi, trơ trọi bỗng trở thành một nét thu hút riêng của Coober Pedy.
Thị trấn được xây dựng tại một trong những vùng khí hậu khắc nghiệt và nóng nhất ở Úc - nơi mà gần như không có cây cối và thảm thực vật, nhiệt độ mùa hè thường xuyên lên tới 47 độ C.
Để đối phó với khí hậu oi bức, nhiều người dân đã sống dưới lòng đất để trốn cái nóng ngột ngạt của mùa hè. Và đó cũng là lý do khiến thị trấn này trở nên khác biệt.
Hệ thống nhà ở và các dịch vụ dưới lòng đất ở thị trấn là điều hấp dẫn du khách.
Coober Pedy được thành lập vào năm 1915, nhưng chỉ đến những năm 1980, thị trấn mới được biết đến trên toàn thế giới. Năm 1981, một người dân địa phương tên là Umberto Coro nhận ra tiềm năng kiếm tiền từ khu định cư dưới lòng đất này mang lại, vì vậy ông đã xây dựng khách sạn đầu tiên của thị trấn.
Một ngôi nhà hang động tiêu chuẩn có ba phòng ngủ với phòng khách, nhà bếp và phòng tắm. Những ngôi nhà này vẫn giữ được nhiệt độ mát mẻ trong khi các căn nhà phía trên cần phải sử dụng điều hòa để chống nóng.
Đến Coober Pedy, du khách có thể trải nghiệm qua đêm tại những căn phòng tuyệt đẹp dưới lòng đất.
Điều thu hút khách du lịch hơn cả là cơ hội được ngủ dưới lòng đất, trong những căn phòng tối, mát mẻ và rộng rãi. Bên cạnh trải nghiệm qua đêm tại đây, thị trấn còn có một mạng lưới các cửa hàng, quán bar, bảo tàng và nhà thờ dưới lòng đất để du khách tham quan.
Ngoài ra, trong chuyến hành trình đến thủ phủ của đá mắt mèo, tất nhiên du khách không thể bỏ qua việc khám phá những mỏ đá quý đang hoạt động ở đây. Bạn có thể tìm hiểu về lịch sử cách khai thác đá ngày xưa, thử tự mình trải nghiệm khai thác đá cũng như mua các sản vật về làm quà.
Tham quan các mỏ đá quý ở đây là một trải nghiệm không thể bỏ qua.
Mặc dù thị trấn có vẻ ngoài đơn sơ, không lộng lẫy nhưng đó là một nơi thoải mái và thân thiện với nét độc đáo riêng không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
Truy quét điểm nóng "thiếc tặc", bắt giữ 4 đối tượng Ngày 5/5, Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã phối hợp với Công an huyện và các cơ quan chức năng tiến hành truy quét "thiếc tặc" tại tiểu khu 119 và 133, thuộc xã Đa Nhim và Đa Sar, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim quản lý. Băng qua nhiều cây số đường...