Thầy giúp tôi “tỉnh người”
Kính tặng thầy Đức Minh.
Gần 15 năm trước, tôi tự hào trở thành học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân, ngôi trường có tiếng dạy giỏi và học giỏi của quận Thủ Đức (TP.HCM). Được vào thẳng một trong ba lớp chọn của trường, hội tụ các học sinh giỏi của quận lại càng khiến tôi thêm tự tin. Rồi ngày đầu tiên làm quen các bạn và thầy chủ nhiệm, tôi được chọn làm Bí thư chi đoàn vì từng tham gia nhiều hoạt động đoàn, đội.
Nhưng rồi niềm vui và sự tự tin ban đầu nhanh chóng nhường chỗ cho “cú sốc lớp 10″ với những kiến thức mới và cách học mới, nhất là các môn khoa học tự nhiên. Tôi sợ những tiết học Hóa với nào là nguyên tử, electron… rồi đến môn Toán với mệnh đề, véc-tơ, tập hợp… và những giờ Vật lý với chuyển động thẳng đều, rơi tự do… Ở nhà, nếu mẹ hỏi chuyện học hành tôi chỉ ậm ừ kiểu: “Dạ, cũng ổn” rồi lảng qua chuyện khác. Dù sao tôi còn thấy mình “tạm được” với các môn khoa học xã hội. Thêm nữa, tôi hòa nhập nhanh với các bạn và các anh chị lớp trên trong các sinh hoạt tập thể, thể thao và văn nghệ; vì những hoạt động này giúp tôi phần nào quên đi “nỗi buồn khoa học tự nhiên”.
Và rồi có kết quả học tập tháng đầu tiên, tôi cầm sổ liên lạc mà xấu hổ, thất vọng, kể cả sợ hãi. Điểm trung bình môn Lý nhỉnh hơn 5,5; các môn Toán, Hóa cũng chỉ ở mức trên 6,0. Từ lớp một đến lớp chín có bao giờ tôi bị xếp loại học lực trung bình đâu! Tôi đem sổ về, không dám đưa mẹ, chẳng muốn ăn cơm, lên gác nằm im ỉm, không biết nên nói sao với mẹ vì đằng nào cũng phải đưa mẹ ký tên để nộp lại thầy.
Rồi một ngày thứ Hai, sau tiết sinh hoạt chủ nhiệm, thầy gọi tôi ra một góc nhắc nhở. Thầy chỉ nói một câu rằng làm cán bộ Đoàn mà học hành như vậy là không được, không gương mẫu. Tôi tỉnh người từ đó. Thay vì lảng tránh (hay đúng hơn, vì sợ mà buông xuôi) tôi chú tâm hơn cho các môn đó, đọc thêm sách, làm thêm bài tập củng cố kiến thức… Kết quả dần dần được cải thiện và nhờ vậy tôi dần lấy lại sự tự tin. Tổng kết học kỳ I, tôi đạt học lực khá và đến hết năm lớp 10 được xếp loại giỏi.
Thầy chủ nhiệm không những sâu sát với chúng tôi trong những giờ học mà còn gắn bó với lớp trong nhiều sinh hoạt tập thể suốt ba năm. Thầy cùng lớp đi cắm trại; làm trọng tài cho bọn tôi kéo co, đá banh; dắt cả đám học trò chạy rồng rắn trên bãi biển… Gần gũi là vậy, nhưng thầy cũng rất nghiêm khắc và không ít lần phạt chúng tôi ra trò. Cả lớp chúng tôi, tùy đứa ít hay nhiều đã từng bị chép phạt 40 lần một câu nào đó đại loại như “giữ trật tự trong lớp”… Có lần quá nghịch ngợm, chúng tôi bị phạt suốt hai tiết học, cả lớp im thin thít, đến một tờ giấy bị gió thổi cũng nghe rõ tiếng sột soạt.
Video đang HOT
Dù vậy, chúng tôi luôn kính trọng và thấy thầy rất thân thương. Năm cuối cấp, biết chúng tôi học hành căng thẳng, thầy hay động viên, còn tổ chức cho lớp đi chơi sau mỗi học kỳ để thư giãn trước khi thi tốt nghiệp và đại học. Và chúng tôi đền đáp thầy bằng kết quả 100% đậu ĐH-CĐ; gần nửa lớp đậu hai ĐH với ba bạn đậu thủ khoa cả hai ĐH. Ngày chia tay, thầy gửi lưu bút dặn dò: “… Hãy lắng nghe một cách thận trọng, hãy học hỏi một cách tích cực và hãy sống một cách chân thành, trung thực. Tất cả những điều đó sẽ giúp các em thành công trong cuộc sống…”.
Những lời nhắn nhủ, niềm tin của thầy đã theo tôi (và tôi tin các bạn mình cũng thế) đến hôm nay; trở thành nguồn động viên cho chúng tôi trong những lúc khó khăn, thất bại. Cầu chúc thầy nhiều sức khỏe để tiếp tục “trồng người”; bởi nếu không có thầy, cuộc sống của chúng tôi chắc chắn đã thiếu đi một phần rất đẹp và đầy ý nghĩa!
Theo người lao động
Lớp chọn cũng phải "sạch"
Thường thì người ta chỉ nói đến "rau sạch", "thịt sạch" "sữa sạch", "hoa quả sạch". Nhưng trong thời gian gần đây, trong môi trường học đường đang xuất hiện khái niệm: "lớp chọn sạch".
Nhiều người đặt câu hỏi: "như thế nào là lớp chọn sạch?". Và khi thừa nhận có "lớp chọn sạch" nghĩa là còn có lớp chọn... chưa "sạch"?!
Nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn, nhất là đối với bậc THPT, nhiềutrường dù công khai hay không công khai đều có các lớp chọntheo khối lớp với các ban: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội...
Trong các lớp chọn, nhà trường thường bố trí những giáo viên có năng lực, kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy. Sự "cạnh tranh" trong môi trường lớp chọn ở một chừng mực nào đó là động lực để học sinh có thêm ý chí phấn đấu trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng.
Để được vào học trong các lớp chọn, học sinh thường phải có kết quả học tập cao, lấy từ trên xuống trong kỳ thi chuyển cấp hoặc khảo sát chất lượng đầu năm. Học sinh đủ điều kiện vào học lớp chọn bằng năng lực thực của mình được gọi là "lớp chọn sạch".
Do những ưu điểm nổi bật của lớp chọn mà nhiều bậc phụ huynh học sinh rất muốn con em mình được vào học trong môi trường lớp chọn. Từ đó, tìm đủ mọi cách để con mình có "chân" trong các lớp chọn.
Về phía nhà trường, vì một lý do nào đó trong mối quan hệ xã giao... (nhất là đối với những phụ huynh đi đầu trong phong trào tự nguyện "xã hội hóa giáo dục") nên đã "linh động" xếp một số học sinh chưa đủ điều kiện "chuẩn" vào học lớp chọn.
Nằm trong dạng ưu tiên "phần mềm" này còn có không ít con em của giáo viên trong trường. Một số trường hợp khác lại "lọt" vào lớp chọn theo con "đường vòng" qua các mối "quan hệ".
Sau một học kỳ hoặc một năm học, kết quả xếp loại học lực của học sinh được "đẹp hóa" để có thể khiến cho một học sinh chuyển từ lớp bình thường sang lớp chọn. Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng xáo trộn về mặt tổ chức, sỹ số các lớp trong dịp đầu học kỳ, năm học.
Việc để cho các học sinh dù không đủ năng lực vẫn được vào học lớp chọn là không công bằng. Một mặt tạo tâm lý ức chế đối với những học sinh khác có điểm thi, lực học tương đương.
Mặt khác đối với những học sinh chưa đủ "chuẩn", khi học tập trong môi trường lớp chọn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận khối lượng kiến thức thường có phần "nặng" hơn so với các lớp bình thường . Từ đó, ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện chung.
Tình trạng tồn tại những lớp chọn chưa "sạch", xét đến cùng không phải là lỗi của bản thân học sinh, chủ yếu là do sự kỳ vọng quá lớn của các bậc phụ huynh vào con em và sự "cả nể' vì những lý do "tế nhị" khác nhau từ phía nhà trường.
Thiết nghĩ, trong khi ngành giáo dục đang từng bước nỗ lực hướng đến mục tiêu dạy thực, học thực, chất lượng thực, việc minh bạch hóa chất lượng đầu vào của học sinh lớp chọn là điều hết sức cần thiết. Bởi, hơn bất cứ nơi nào, môi trường học đường luôn cần sự trong sạch.
Theo dân trí
Nữ sinh viên xuất sắc người Kơ Tu Coor Toàn - cô sinh viên năm cuôi khoa chăn nuôi thú y Trường ĐH Tây nguyên - là sinh viên người dân tôc Kơ Tu được nêu tên tại lê tuyên dương học sinh - sinh viên xuât sắc tại trường này sáng 8/12. Điêu đặc biêt, trong 41 sinh viên xuât sắc vê kêt quả học tâp và phong trào Đoàn...