Thầy giáo tỷ phú của Ấn Độ giàu lên nhờ ứng dụng dạy học trực tuyến ‘ăn nên làm ra’ trong đại dịch
Có tới 6 triệu học sinh mới tham gia nền tảng của Byju’s chỉ trong tháng 3 vừa qua.
Ứng dụng giáo dục Byju’s là một trong những kỳ lân hiếm hoi của Ấn Độ tiếp tục chứng kiến sự đột phá về doanh thu ngay cả trong đại dịch Covid-19. Có thể nói, startup này phải cảm ơn đại dịch vì đã giúp họ gia tăng lượng người dùng.
Năm 2019, nhà sáng lập Byju Raveendran trở thành một trong những tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ với tài sản ròng trị giá 1,7 tỷ USD, theo Forbes. Doanh nhân 37 tuổi đang sở hữu 21% cổ phần công ty và ở thời điểm hiện tại, khi Byju’s chuẩn bị đạt mức định giá 10 tỷ USD, giá trị tài sản ròng của ông đã tăng đáng kể.
Các nhà đầu tư đang đặt cược lớn vào Byju’s, khi startup này tiếp tục phát triển nhanh chóng qua việc cung cấp nội dung miễn phí cho học sinh. Trong thời gian phong tỏa, số lượng người dùng của Byju’s đã tăng gấp 3 lần. Có tới 6 triệu học sinh mới tham gia nền tảng chỉ trong tháng 3 vừa qua.
Ứng dụng và trang web của Byju’s chứng kiến lưu lượng truy cập tăng 150% cũng trong tháng này. Hiện đây là kỳ lân công nghệ có giá trị thứ ba ở Ấn Độ với hơn 50 triệu người dùng. Trong vòng gọi vốn mới nhất, Byju’s đã huy động thành công 200 triệu USD từ Tiger Global Management có trụ sở tại New York, qua đó nâng mức định giá của công ty lên 8,2 tỷ USD.
Như vậy, có thể nói Byju’s đã sẵn sàng gia nhập câu lạc bộ “decacorn” – những startup được định giá từ 10 tỷ USD trở lên. Hiện Ấn Độ mới chỉ có hai công ty thuộc nhóm này là Oyo và Paytm.
Nếu các vòng tài trợ mới được thông qua, định giá của Byju’s có thể tăng 20% so với hiện tại và qua đó trở thành startup có giá trị lớn thứ hai tại Ấn Độ, sau Paytm.
Theo TechCrunch, Byju’s đang trong quá trình đàm phán để huy động thêm 400 triệu USD tiền đầu tư. Đến nay, công ty đã kêu gọi thành công 1,3 tỷ USD từ các nhà đầu tư, trong đó có người đồng sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg.
Dù một số người bày tỏ nghi ngờ rằng Byju’s không thể giữ chân người dùng khi lệnh phong tỏa kết thúc, Raveendran vẫn rất lạc quan. Ông nói rằng công ty vẫn có thể phát triển ổn định.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn với India Today, Raveendran chia sẻ: “Vì có những nền tảng cơ bản tốt, chúng tôi sẽ tiếp tục thu hút nhà đầu tư, không chỉ ở Trung Quốc mà từ khắp nơi trên thế giới. Năm ngoái, các startup ở Ấn Độ đã được rót vốn gần 11 tỷ USD. Có thể 6-12 tháng nữa, các nhà đầu tư sẽ quay trở lại. Hệ sinh thái Ấn Độ đang trưởng thành nhanh chóng”.
Một văn phòng của Byju’s.
Cách đây gần 10 năm, Raveendran quyết định bỏ dở công việc giảng dạy cho học sinh trước kỳ thi đầu vào của các trường kỹ thuật hàng đầu để thành lập công ty ứng dụng công nghệ vào giáo dục. Tham vọng của ông là trở thành nhà sáng lập của công ty giáo dục lớn nhất thế giới.
Thời điểm đó, ở Ấn Độ hầu như không có ứng dụng học tập nào khả dụng cho đến khi Byju’s bắt đầu hoạt động. Ngày nay, nó đã trở thành kẻ thống lĩnh thị trường giáo dục trực tuyến.
Trong vòng ba năm, Byju’s đã tăng gấp ba doanh thu và có lãi. Đây cũng là một trong những startup ít ỏi tại Ấn Độ đạt lợi nhuận 20 triệu USD trong năm tài chính 2019.
Thời điểm này, khi Ấn Độ đang thích nghi với trạng thái bình thường mới của giáo dục trực tuyến, Raveendran tin rằng công ty sẽ còn tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới.
Tổng thống Putin nói về thử nghiệm thay đổi chế độ
Nga với quy mô lãnh thổ rộng lớn, đa tín ngưỡng, dân tộc nên cần duy trì chế độ Tổng thống với quyền lực đủ mạnh.
Hôm 22/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã một cuộc họp với công chúng ở Vùng Lipetsk, miền tây nước này và có dịp trao đổi về các vấn đề liên quan đến sự thay đổi về lần sửa đổi Hiến pháp mà ông đã đề cập đến trong Thông điệp Liên bang.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định sẽ không thay đổi cơ chế chính trị nước Nga.
Theo Tổng thống Nga, về mặt lý thuyết, nước Nga hoàn toàn có thể chuyển từ chế độ Cộng hòa Tổng thống sang Cộng hòa Nghị viện giống như một số nước châu Âu. Đức là một nước cộng hòa nghị viện, Pháp là một nước cộng hòa tổng thống. Trên thế giới, một trong những quốc gia lớn nhất thế giới như Ấn Độ, là một nước cộng hòa nghị viện, trong khi Mỹ là một nước cộng hòa tổng thống.
Tuy nhiên, thực tế, việc chuyển đổi sang hình thức này không phù hợp với nước Nga, quốc gia có vùng lãnh thổ rộng lớn và đa tín ngưỡng, tôn giáo.
Chưa kể, trong hình thức một nước Cộng hòa Nghị viện, để nó có hiệu quả thì cần phải có một cơ cấu chính trị phát triển từ lâu, song ở Nga các Đảng lại có liên kết với một cá nhân cụ thể. Ông Putin trích dẫn ví dụ về đảng Dân chủ Tự do và nhà lãnh đạo của đảng này là Vladimir Zhirinovsky.
Việc Nga thử nghiệm thay đổi mô hình chính trị ở thời điểm này là không phù hợp. Ít nhất, nó cần 6 tháng để đưa ra các quyết định và sắp xếp. Đối với một đất nước không có Chính phủ trong 6 tháng, dường như là điều thảm họa.
Một số quốc gia, ngay cả những quốc gia có các đảng tồn tại lâu năm, hết 6 tháng vẫn không thể thành lập được chính phủ hoặc nội các và tạo ra các liên minh không ổn định từ các đảng với những mục tiêu khác nhau.
"Bạn có thể tưởng tượng nước Nga sống như thế nào nếu như không có chính phủ trong 6 tháng? Thảm họa. Tin tôi đi, điều này là không thể, đó sẽ là thiệt hại vô cùng lớn đối với nhà nước" - ông Putin cho biết.
Hơn nữa, quá trình vận hành cho thấy, ngay cả chế độ Cộng hòa Nghị viện cũng cho thấy những "thất bại" nhất định.
Tổng thống Nga cho biết, ông đã đọc ý kiến của các chuyên gia phương Tây và biết rằng chính họ nói chế độ đại nghị đang trải qua tình tình khủng hoảng và đang suy nghĩ về cách thức "hồi sinh" hệ thống và làm cho nó hiệu quả hơn.
Cuối cùng, Tổng thống Nga kết luận: "Chúng ta không nên thử nghiệm... Tôi nghĩ rằng đối với Nga, một đất nước có lãnh thổ rộng lớn, đa tín ngưỡng, đa dân tộc, chúng ta vẫn cần một chế độ cộng hòa tổng thống mạnh mẽ".
Nội dung cuộc họp có phần nhạy cảm liên quan đến chế độ chính trị ở Nga được tổ chức vài ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất một số sửa đổi Hiến pháp mang tính cải cách mạnh mẽ.
Hôm 15/1, trong thông điệp gửi tới Quốc hội Liên bang, ông Putin đã tăng cường vai trò của Duma Quốc gia trong quyền phê chuẩn Thủ tướng, cũng như các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng.
Tổng thống Nga cũng đề nghị nâng cao vị thế của Hội đồng Nhà nước, hiện là cơ quan cố vấn dưới quyền người đứng đầu nhà nước, và "tăng đáng kể vai trò của các Thống đốc trong việc phát triển và thông qua các quyết định ở cấp Liên bang".
Đến ngày 20/1, Tổng thống Putin giới thiệu dự luật tương ứng với Duma Quốc gia, theo đó, quyền hạn của Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang - các cơ quan sẽ nhận được quyền điều phối các ứng cử viên đứng đầu các cơ quan thực thi pháp luật, công tố viên - đang được mở rộng.
Tổng thống vẫn nên giữ quyền xác định các nhiệm vụ và ưu tiên cho các hoạt động của chính phủ, bãi nhiệm các thành viên của chính phủ và lãnh đạo Lực lượng vũ trang, cũng như toàn bộ hệ thống thực thi pháp luật.
"Tổng thống nên giữ các quyền lực lớn, như quyền sa thải những người vi phạm pháp luật, những người thể hiện sự cẩu thả trong thực thi nhiệm vụ và liên quan đến việc mất lòng tin" - ông Putin nói.
Động thái của ông Vladimir Putin đã được giới quan sát phương Tây cho là tạo phương án hợp lý cho sự ra đi của ông sau năm 2024.
Huy Vũ
Theo baodatviet.vn
Đi xem đá gà bị gà đá chết Tai nạn đáng tiếc xảy đến vì món vũ khí chết người mà người ta "độ" vào chân gà. Theo các trang tin địa phương của Ấn Độ: Ông Saripalli Venkateswara Rao, 55 tuổi, đã bị chảy máu đến chết sau khi bị gà chọi tấn công. Cụ thể, một trong những con gà trống hung dữ, móng được "độ" thêm cựa sắt...