Thầy giáo trẻ, tài tử: ‘Sống được bằng lương, chẳng ai đi dạy thêm’
Thầy giáo dạy Toán có vẻ ngoài như diễn viên, được nhiều học sinh ngưỡng mộ lập hẳn một trang “phát cuồng”, đã có trải lòng về những trăn trở, khó khăn của một giáo viên trẻ.
Thầy Lại Tiến Minh được biết tới là một giáo viên dạy Toán trẻ, được nhiều học trò ngưỡng mộ, lập fanpage trên mạng xã hội. Thầy hiện là giảng viên thuộc biên chế trường ĐH Kiến trúc Hà Nội và cũng là giáo viên hợp đồng tại trường THPT Lương Thế Vinh.
Cách đây không lâu, bài viết chân dung thầy Lại Tiến Minh đã được đăng tải và nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ độc giả. “Nhiều người liên hệ với tôi chỉ để nói những lời động viên, khích lệ tôi cố gắng cống hiến. Tôi không gặp họ, cũng không biết họ là ai nhưng chính những điều nhỏ nhặt đó làm tôi có thêm động lực với con đường của một nhà giáo” – thầy Lại Tiến Minh chia sẻ.
- Sau 4 năm làm giáo viên, thầy có hài lòng với công việc của mình?
- Hiện tại tôi khá hài lòng với công việc của mình. Tôi thấy môi trường làm việc chỗ tôi tương đối tốt, học sinh, sinh viên khá ngoan. Quan trọng nhất không bị áp lực về thành tích, hồ sơ sổ sách và hội họp. Ở trường ĐH Kiến trúc, nếu bạn làm tốt bạn sẽ được trọng dụng, không nhìn vào tuổi tác và những điều kiện khác để cất nhắc như ở một số trường khác.
- Lý do gì thầy chọn nghề giáo thay vì những công việc hấp dẫn khác?
- Việc tôi chọn nghề giáo cũng là một sự tình cờ. Sau này tôi mơi thấy nghề giáo cũng phù hợp với mình vì thôi thấy mình hình như cũng có chút năng khiếu sư phạm (cười).
- 4 năm không phải là dài nhưng cũng đủ để một giáo viên trẻ có cái nhìn toàn cảnh về những gì mình đã trải qua. Với những vấn đề giáo dục hiện nay, thầy có trăn trở gì?
- Tôi thấy giáo dục ở nước ta còn rất nhiều điều phải xem xét. Quan trọng nhất là giáo dục chưa gắn liền với thực tế cuộc sống. Nhiều khi chính giáo viên lại là người biến học sinh thành những cỗ máy với chương trình học tập, bài vở quá nặng thiên về truyền đạt kiến thức hơn là rèn luyện kỹ năng, đạo đức, lối sống cho học sinh.
Tôi nghĩ đổi mới giáo dục là một việc làm cấp bách.
- Theo thầy, khó khăn lớn nhất đối với một giáo viên trẻ là gì? Thầy có thể chia sẻ kinh nghiệm vượt qua những khó khăn này?
– Tôi nghĩ khó khăn lớn nhất đối với một giáo viên trẻ chính là khả năng sư phạm không được rèn luyện nhiều qua thực tế. Giáo viên mới ra trường thường ôm đồm nhiều kiến thức, chỉ tập trung thể hiện giảng bài mà quên theo dõi xem học sinh có tiếp thu được không.
Video đang HOT
Các tiết học của tôi, tôi thường giao lưu, quan sát bài làm của từng em học sinh một, tùy thuộc vào mức độ nhận thức của các em từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Thầy nghĩ sao về những áp lực của nghề giáo, do bản thân công việc, phụ huynh học sinh hay cả xã hội?
- Nghề giáo bây giờ chịu quá nhiều áp lực. Tôi thấy ở các trường phổ thông áp lực về thành tích, hồ sơ sổ sách, thanh kiểm tra, hội họp quả là… ác mộng. Giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều việc ở trường, nhất là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thì chuyện xử lý các công việc hành chính mất rất nhiều thời gian và khiến cho họ không có điều kiện để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ.
Trong khi đó, nhiều phụ huynh kỳ vọng nhà trường, giáo viên “nhào nặn” con cái họ thành những cá nhân xuất sắc mà quên mất nhiệm vụ giáo dục của gia đình. Thậm chí, có những gia đình phó thác hoàn toàn trách nhiệm giáo dục con cái lên những người làm nghề giáo. Chưa kể những phản ứng tiêu cực từ phía những học sinh cá biệt.
- Đối với những học trò khó bảo, thầy Lại Tiến Minh dùng cách nào để thuyết phục?
- Tôi cũng đã từng gặp nhiều học sinh cá biệt. Cá nhân tôi cho rằng việc quan trọng nhất khi giáo dục một học sinh cá biệt là cần phải tâm sự để hiểu được câu chuyện của các em, hiểu được hoàn cảnh, nguyện vọng của các em từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục cho phù hợp.
Sẽ là sai lầm khi áp dụng quá nhiều hình thức kỷ luật học sinh cá biệt, giống như dồn các em vào đường cùng, khi đó sẽ xảy ra những hậu quả không hay. Phải làm cho học sinh thấy mình đứng về phía các em và đang làm tất cả những điều tốt nhất có thể cho các em.
- Một số người còn nói, thái độ tôn kính của xã hội và học sinh, sinh viên đối với giáo viên ngày nay không còn được như xưa, thầy nghĩ điều đó có đúng không?
- Ngày nay học sinh, sinh viên dường như thực tế hơn và không có cái nhìn ngưỡng vọng, hay thái độ e dè khi tiếp xúc với giáo viên như ngày trước. Do đó, thái độ của các em đối với giáo viên vì thế cũng có phần nhạt đi.
Quan điểm của tôi là mình làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo tâm huyết với nghề, giúp đỡ các em hết mức có thể. Tôi không mong nhận lại gì cả.
- Với cương vị là giáo viên dạy Toán, thầy đánh giá ra sao về năng lực bản thân?
- Hiện tại chưa có điều gì của bản thân làm tôi hài lòng cả. Tôi còn phải cố gắng nỗ lực nhiều nữa để rèn luyện nâng cao chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề giáo.
Thầy Lại Tiến Minh và học trò.
“Sống được bằng lương thì chẳng ai muốn đi dạy thêm”
- Sắp tới, Bộ GD&ĐT chủ trương đổi mới giáo dục. Trong đó, sẽ có những đổi mới đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ. Thầy có quan tâm tới vấn đề này không và có ý kiến gì?
- Nên có những ưu đãi đặc biệt đối với ngành sư phạm. Chúng ta đều biết là mấy năm gần đây điểm tuyển sinh đầu vào của các trường sư phạm rất thấp. Vậy thì nguyên nhân tại sao nhiều người không mặn mà với ngành sư phạm? Chất lượng giáo viên thấp sẽ có ảnh hưởng thế nào thì ai cũng biết.
Do vậy, tôi nghĩ nên có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ, sao cho họ có thể sống bằng lương, có điều kiện được học tập nâng cao trình độ, phát triển bản thân. Có như vậy, họ mới tâm huyết với nghề.
- Nhiều người cho rằng mức lương chưa hợp lý làm khó nghề giáo. Thầy làm cách nào vượt qua những khó khăn tài chính vì mức lương nhà giáo hiện chưa cao?
- Mức lương thấp không chỉ là khó khăn đối với nghề giáo mà còn là của những người làm công ăn lương nói chung, nhất là đối với những người mới ra trường. Tôi nghĩ chẳng ai có thể đủ sống (nhất là ở các thành phố) với mức lương khởi điểm thấp như vậy. Bản thân tôi cũng phải tranh thủ thời gian ngoài giờ đi dạy ở các trung tâm bồi dưỡng văn hóa hoặc dạy các nhóm học sinh do phụ huynh học sinh tổ chức.
Cá nhân tôi, việc đi dạy thêm cũng thu lượm được nhiều điều, vừa rèn luyện được chuyên môn, khả năng sư phạm vừa cải thiện được thu nhập. Thực ra tôi cũng từng có ý định đầu tư chứng khoán, bất động sản, mở cửa hàng…nâng cao thu nhập, nhưng sau đó gia đình tôi khuyên nên tập trung vào công việc mình đam mê nên tôi đã từ bỏ. Khó có thể hoàn thành tốt nhiều việc cùng lúc được.
- Vấn đề dạy thêm, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có nói: phải tính toán thế nào để giáo viên đủ sống. Với phụ cấp dành cho giáo viên ở miền núi 70%, họ không đủ tiền về quê thăm bố mẹ. Như thế ai mặn mà với giáo dục miền núi? Giáo viên không đủ sống thì sẽ tiếp tục xảy ra lạm thu, dạy thêm, học thêm… Thầy có đồng ý với ý kiến này?
- Tôi đồng ý với ý kiến này. Tôi nghĩ nếu đã sống được bằng lương chính được thì chẳng ai muốn đi dạy thêm làm gì. Giáo viên cũng vậy, nếu có thể sống được bằng tiền đứng lớp được thì sao họ phải dạy thêm.
Tuy nhiên, theo tôi việc dạy thêm xuất phát từ sự tự nguyện, từ nhu cầu thực sự từ hai phía giáo viên và học sinh cũng chẳng có gì xấu. Giáo viên đi dạy thêm vừa rèn luyện được chuyên môn vừa cái thiện được thu nhập, giúp họ tiếp tục bám lấy nghề. Tôi thấy có nhiều giáo viên không đi dạy thêm mà quay ra kinh doanh buôn bán dần dần thu nhập khá lên, họ cũng chẳng mặn mà lắm với nghề nữa. Đó mới là hiện tượng đáng báo động.
- Ngoài những vấn đề đối với giáo viên trẻ, thầy có ý kiến, đề xuất gì thêm đối với cả cách giáo dục, đặc biệt là cấp 2, 3?
- Tôi nghĩ nền giáo dục của ta hiện nay đang đi lệch hướng. Mục đích của việc học ở phổ thông hiện nay là để thi chứ không tập trung vào việc đào tạo nên một con người toàn diện về “đức, trí, thể, mỹ”. Tôi thấy chúng ta đang bắt học sinh học nhiều thứ không thật sự cần thiết, không giúp gì được cho các em khi bước vào cuộc sống.
Giáo dục hiện tại chỉ tập chung vào việc truyền đạt cho học sinh kiến thức mà quên đi việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản như: khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm, hòa đồng, phản biện, lãnh đạo và thuyết phục… Các kỹ năng này cần phải được rèn luyện trong 12 năm học phổ thông. Tôi nghĩ đổi mới, cải cách giáo dục một mặt là nâng cao chất lượng cơ sở vật vất, đội ngũ giáo viên một mặt phải rà soát lại hệ thống sách giáo khoa, chương trình học theo tiêu chí giảm tải kiến thức, tăng thời gian rèn luyện kỹ năng.
MAI CHÂM
Theo Infonet
Trải lòng của lão nông có con gái bị làm nhục
Ông Tân không thể quên cảm giác tủi hổ khi con gái bị vu vạ bồ bịch với chồng người khác để bị đánh đập, cắt tóc nham nhở. Cả gia đình nhiều tháng suy sụp tinh thần, phải nghe "tiếng bấc tiếng chì" của làng xóm.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử hai thủ phạm đã khép lại nhưng ông Tân (ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) và gia đình vẫn bức xúc. Ông bảo gần một năm trôi qua, gia đình phải chịu nhiều điều tiếng. Ở làng quê, người ta sống bằng sự "trong sạch", nếu chẳng may bị "vấy bẩn" về nhân cách thì rất khó trụ được. Vậy mà trong thời gian đó, vợ chồng, con cái ông sống như trong "địa ngục", luôn phải chịu chì chiết từ nhóm người "đưa chuyện" trong làng.
Gia đình ông có hai con, Xuân là cô cả, dưới còn cậu em kém 4 tuổi. "Cái Xuân nhà tôi học khá lắm. Vợ chồng tôi nông dân chả dạy con được nên chúng đều tự học", ông nói. Tai họa ập đến với gia đình vào ngày 20/12/2011 khi Xuân về nhà với nhiều vết bầm tím trên cơ thể, tóc bị cắt nham nhở...
Cơ quan điều tra xác định, vì nghi ngờ Xuân và bạn hay đi chơi với chồng mình và được mua sắm điện thoại, quần áo, Nguyễn Thị Nụ đã rủ Định Thị Huệ (20 tuổi) đi đánh dằn mặt hai nữ sinh lớp 12. Sau khi ép 2 cô gái đến nhà mình, Nụ và Huệ đã đánh đập, cắt tóc, bắt quỳ lạy... Cô ta cầm dao dọa, cấm không cho ai can thiệp vào việc làm của mình. Trước khi thả 2 nữ sinh về, Nụ bắt còn bắt viết giấy vay nợ.
Sau vụ tai tiếng đó, Xuân chẳng dám ra đường, học lực giảm sút. Đứa em đang học cấp 2 cũng bị "vạ lây", suốt ngày nghe điều ra tiếng vào. "Mất vài tháng chúng tôi không làm ăn, chợ búa gì, nhà như có đám", ông Tân tâm sự.
Chính ông đã "vực" tinh thần cả nhà để tiếp tục sống, khuyên nhủ con gái gắng vượt qua mọi chuyện. "Giờ con gái đã thi đỗ đại học và vào ngành mơ ước. Đó là niềm an ủi lớn cho vợ chồng tôi", ông Tân phấn khởi khoe.
Nữ sinh bị cắt tóc nham nhở. Ảnh: H.Q.
Ông bảo, hôm 20/9 ra trước vành móng ngựa của TAND huyện Phúc Thọ, bị cáo Nụ vẫn giữ thái độ dửng dưng. "Cô ta gây cho gia đình chúng tôi đau đớn về tinh thần, kiệt quệ về sức chịu đựng mà không thèm xin lỗi đến một câu", ông bức xúc.
Với hành vi gây ra, Nụ bị phạt 28 tháng tù về tội Làm nhục người khác và Cưỡng đoạt tài sản Huệ lĩnh án 12 tháng. Ông Tân cho hay gia đình đang làm đơn kháng án đề nghị tăng hình phạt với hai bị cáo, vì tại tòa VKS đã đề nghị phạt Nụ tới 33-42 tháng tù.
Theo VNE
Trăn trở nỗi lo những bến đò ngang mùa tựu trường Không thuận lợi như các bạn học sinh thành phố, trẻ em nhiều nơi thuộc ĐBSCL muốn đến trường phải liều mình qua sông trên những phương tiện không đảm bảo an toàn. Những tai nạn đau thương không phải chưa từng xảy ra! Nhắc đến ĐBSCL, hình ảnh đầu tiên người ta nhớ đến là những cây cầu khỉ dài mong manh,...