Thầy giáo Sài Gòn duy nhất ở lại ban giám hiệu sau 30/4
Những ngày tháng 4 lịch sử, ký ức lại trở về với ông Nguyễn Văn Ngai – nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM.
Giáo viên Toán kiêm luôn dạy Sử Địa
Ngày 31/8/1972, thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Ngai được Trưởng ty giáo dục tỉnh Gia Định (nay là TP.HCM) có quyết định (ngày đó gọi là “sự vụ lệnh”) phân công nhận nhiệm vụ giảng dạy môn Toán ở Trường trung học Nhất Linh, huyện Hóc Môn ( Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu hiện nay).
Thầy giáo Nguyễn Văn Ngai ở năm học 1983-1984 (Ảnh: NVCC)
Thời điểm đó, do trường ít giờ dạy Toán nên trong học kỳ 1 (đệ nhất lục cá nguyệt), ông được phân công dạy 8 tiết Toán và 8 tiết Sử Địa (lúc bấy giờ Sử Địa là một môn chung). Tới học kỳ 2 (đệ nhị lục cá nguyệt), ông mới được phân công dạy mỗi môn Toán cho đến ngày giải phóng.
Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, nền giáo dục miền Nam được tiếp quản. Khoảng một tuần sau đó, Sở GD-ĐT TP.HCM có quyết định đổi tên Trường Trung học Nhất Linh thành Trường cấp 2,3 Nguyễn Hữu Cầu và thành lập Ban điều hành lâm thời.
Ông Ngai được phân công làm Trưởng ban, sau đó làm hiệu phó, tới 19 năm.
Cả hai vợ chồng đều là nhà giáo. Tất cả cuộc sống 3 người- hai vợ chồng và 1 con nhỏ dựa vào lương hàng tháng, không có thu khác (trừ phụ cấp nuôi con đến tuổi 18). Mức lương dành tuy không quá lớn nhưng đảm bảo được cuộc sống tối thiểu. Một người đi dạy học có thể nuôi vợ (ở nhà làm nội trợ, chăm con nhỏ) và ít nhất là 2 con còn đi học.
Thầy Ngai lúc này là Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu. Bên phải là Nguyễn Vĩnh Nghiệp, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM (Ảnh: NVCC)
Tuy nhiên, thời gian đầu sau giải phóng, đời sống của số đông giáo viên có nhiều khó khăn so với trước đó. Đặc biệt khi nhà nước đổi tiền lương bình quân chỉ còn khoảng 40 đến 50 đồng/người/tháng. Mỗi người được tiêu 13 kg gạo/tháng nhưng không đủ ăn nên phải độn thêm mì sợi, bột mì, bo bo, khoai củ. Lúc này, nhiều giáo viên dao động.
Dẫu vậy, hoạt động giảng dạy, học tập trong nhà trường nhanh chóng vào nề nếp. Ngoài giảng dạy, giáo viên còn hướng dẫn học sinh lao động sản xuất. Các nhà giáo mượn đất sau vụ mùa chính của nông dân để đào giếng, trồng đầu bắp, đậu phộng, bo bo, hoa màu.
Cuộc chuyển giao giáo dục
Là người chứng kiến cuộc chuyển giao giáo dục lúc đó, ông Ngai nhìn nhận mọi việc diễn ra thuận lợi.
Video đang HOT
Lúc này các cơ sở vật chất, trường lớp đất đai của trường công lập và trường tư thục bàn giao cho cách mạng khá thuận lợi. Những trường lớp thuộc quyền sở hữu của các tôn giáo cũng được những tổ chức này bàn giao cho ngành giáo dục từng địa phương quản lý.
Việc lớn nhất của ngành là thay sách giáo khoa (SGK). Toàn bộ sách dùng trước ngày 30/4 ở miền Nam được thay bằng sách soạn riêng theo hệ phổ thông 12 năm. Đây là một điều mới mẻ vì lúc này miền Bắc vẫn còn sử dụng SGK theo hệ phổ thông 10 năm.
Ông Ngai đang trao đổi với ông Đoàn Trãi, bộ đội chuyển ngành, phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (Ảnh: NVCC)
Trong ký ức, ông Ngai nhớ dù thay sách nhưng những nội dung giáo dục đạo đức làm người như lễ phép, kính trọng người lớn, hòa nhã với bạn, ngoan hiền, siêng năng, chăm chỉ, yêu quê hương, yêu tổ quốc…vẫn được chú trọng ở cả hai nền giáo dục trước và sau 1975 tại miền Nam.
“Điều khác biệt là giáo dục miền Nam trước giải phóng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp được dạy cho học sinh với nội dung, liều lượng, ngôn từ phù hợp với từng cấp lớp, lứa tuổi. Đặc biệt việc dạy được lồng ghép thông qua sinh hoạt, kể chuyện, trong nội dung từng bài trong sách giáo khoa,…. Ở cấp tiểu học, gần như tiết học, môn học nào giáo viên cũng lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng mức độ, liều lượng phù hợp” – ông Ngai kể.
Cũng theo ông, nội dung giáo dục về đạo đức làm người của miền Nam sau ngày giải phóng và của cả nước hiện nay rất coi trọng các phẩm chất tốt đẹp nhưng nội dung giảng dạy được phân cho từng khối lớp, lứa tuổi nên có chỗ chưa thật sự phù hợp.
Nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng cả 2 nền giáo dục đều coi trọng việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, đặc biệt là cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông. Do cách làm khác nhau dẫn đến kết quả mang lại có độ chênh nhất định.
Nững người đồng nghiệp ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
Thời nào thì nguyên lý giáo dục kết hợp với 3 môi trường “nhà trường, gia đình, xã hội” cũng đều được chú trọng. Trước đây, các nội dung và phương pháp giáo dục thích hợp hơn gia đình hơn, do quan tâm giáo dục lễ, nghĩa, đạo lý cho con cháu từ lúc còn bé.
Hòa hợp nhân sự
Cùng với việc sắp xếp cơ sở vật chất, thay sách giáo khoa, việc sắp xếp nhân sự ở từng trường học ở miền Nam cũng được tiến hành.
Lúc này, dưới sự lãnh đạo của Ban Quân quản (lãnh đạo thành phố) sắp xếp lại tổ chức mà bước đầu thành lập Ban điều hành lâm thời của từng trường. Những người trong ban lâm thời thường là cán bộ tập kết, cán bộ đi B, con em gia đình cách mạng hay người tại chỗ có lý lịch trong sạch, rõ ràng.
Chỉ 5 tháng sau ngày giải phóng, Ban điều hành lâm thời tất cả các trường cấp 2, 3 đều được giải thể để thay thế bởi Ban Giám hiệu với đa số hiệu trưởng là người được miền Bắc chi viện.
Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu chỉ giữ lại ông Ngai tham gia tiếp với vai trò hiệu phó. 4 thầy cô trước đó trong Ban điều hành lâm thời được phân công về dạy lớp trở lại. Còn hiệu trưởng là người được “chi viện” từ Hà Nội.
Ông Ngai là phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tham dự một hội nghị (Ảnh: NVCC)
Các trường đều sử dụng lại các giáo viên tại chỗ còn gọi là “giáo viên lưu dung”. Ngoài ra cũng tăng cường thêm giáo viên là người tập kết, người đi B, bộ đội chuyển ngành sau khi qua khóa đào tạo ở trường sư phạm và được bổ sung nhiều giáo viên trẻ mới ra trường sau giải phóng.
Dù khó khăn nhưng theo ông Ngai đánh giá việc quan hệ, hợp tác trong công việc giữa các nguồn giáo viên khá ổn. Tuy nhiên ở vài nơi, dù không phổ biến chỉ mang tính cá biệt vẫn còn có sự phân biệt.
Giáo viên bước sang thời kỳ mới đều học tập chính trị để hiểu về Bác Hồ, về Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng.
“Thời gian đầu, các giáo viên các môn tự nhiên khá thuận lợi khi dạy theo SGK mới. Còn các giáo viên dạy các môn xã hội, đặc biệt là “giáo viên lưu dung” có gặp khó khăn hơn do quan điểm cách nhìn có thay đổi”.
Theo ông Ngai, nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang của giáo dục là góp phần tạo nên những con người hữu dụng.
Nhìn lại chặng đường đã qua, người thầy giáo già vẫn tâm niệm: Người làm giáo dục phải không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt để “thầy ra thầy”, từ đó đào tạo ra “trò ra trò”. Nhà nước, xã hội cần quan tâm cải tiến về chế độ, chính sách cho đội ngũ làm công tác giáo dục để họ sống được bằng tiền lương hàng tháng.
Nhiều trường học ở Sài Gòn bắt giáo viên trực tết không thù lao
Nhiều giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phải trực tết trong dịp tết Canh Tý vừa qua, nhưng không được chấm công hay nhận thù lao.
Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, trong dịp tết Canh Tý năm 2020 vừa qua, giáo viên Trường tiểu học Bình Hòa (phường 12, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) phản ánh, họ bị nhà trường yêu cầu phải thay phiên nhau trực tết.
Mỗi ca có hai giáo viên trực, kéo dài trong vòng 4 tiếng, trong suốt khoảng thời gian mà nhà trường nghỉ, không có hoạt động dạy và học.
Tuy nhiên, điều đáng nói là giáo viên hoàn toàn không được nhận thù lao, hay chấm công cho việc trực tết này. Việc này đã kéo dài từ nhiều năm nay.
Nhiều giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh phải trực tết, nhưng không có thù lao bồi dưỡng (ảnh: báo Giáo dục Thời Đại)
Qua khảo sát của phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, không chỉ giáo viên tại Trường tiểu học Bình Hòa, mà nhiều giáo viên khác tại một số trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải trực tết, mà không có thù lao hay chấm công.
Một giáo viên ở Trường tiểu học Ngô Quyền, quận Bình Tân chia sẻ: Thầy vừa phải trực tết tại trường theo sự bốc thăm về thời gian.
Thầy nói rằng giáo viên hoàn toàn không có thù lao, hay được chấm công cho việc trực tết này.
Nếu giáo viên nào bận trúng vào thời gian bốc thăm, thì có thể thỏa thuận đổi thời gian với giáo viên khác.
Thầy giáo này nói rằng, phần lớn các trường tiểu học ở quận Bình Tân đều không trả thù lao, hay chấm công cho giáo viên trực trong dịp tết.
Ngôi trường tiểu học trước đây thầy giáo này công tác (cùng quận), trong hàng chục năm trời cũng bắt giáo viên phải trực tết, nhưng cũng không được trả công.
Dù vậy, vẫn có một số trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giáo viên phải trực ở trường trong dịp tết vừa qua, như Trường trung học cơ sở Lý Thường Kiệt (quận Bình Tân), Trường trung học phổ thông Trần Quang Khải (quận 11)...
Và các giáo viên trực ở những trường này đều nhận được thù lao bồi dưỡng từ phía nhà trường.
Một số trường không áp dụng bắt giáo viên phải trực tết, mà chỉ lãnh đạo hay tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trực, như tại Trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh), Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu (quận 3).
Những người tham gia trực tết tại các ngôi trường này đều được chi trả chế độ đầy đủ từ phía nhà trường.
Cô Nguyễn Thị Kim Hương - Hiệu trưởng Trường tiểu học Lạc Long Quân (quận 11) chia sẻ: Việc giáo viên trực tết như là một sự chia sẻ với bảo vệ của nhà trường, trong việc giữ gìn và đảm bảo tình hình trật tự, an ninh, đảm bảo tài sản bên trong nhà trường dịp tết.
Còn việc có chi trả thù lao, hay chấm công cho người trực, quyền quyết định thuộc về phía từng đơn vị trường học, trong đó đứng đầu là Hiệu trưởng, cần được thảo luận, thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường, có ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ thì sẽ phải thực hiện.
Thầy Lê Văn Phước - Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh nhấn mạnh: Bắt giáo viên, người lao động trực tết mà không trả thù lao, chắc chắn là sai quy định.
Việt Dũng
Theo giaoduc.net.vn
Sài Gòn về đêm có gì lạ? Đêm Sài Gòn thực sự là bức tranh nhiều mảng sáng tối mà mảng nào cũng đáng được khám phá. Sống ở Sài Gòn đã hơn 5 năm, vậy mà tôi chưa từng nếm trải mùi vị trọn đêm thức cùng thành phố này. Người ta nói "Người Sài Gòn không bao giờ ngủ và đêm Sài Gòn không bao giờ là đủ"....