Thầy giáo Pháp bị chặt đầu
Thầy giáo lịch sử bị chặt đầu trong vụ tấn công được mô tả là “khủng bố” sau khi cho học sinh xem tranh vẽ nhà tiên tri Mohammed.
Sự việc xảy ra chiều 16/10 gần trường trung học nơi giáo viên làm việc ở Conflans Saint-Honorine, vùng ngoại ô cách trung tâm thủ đô Paris khoảng 30 km về phía tây bắc. Cảnh sát đến hiện trường sau khi nhận cuộc gọi về một người khả nghi đang lảng vảng gần trường.
Khi tới nơi, họ phát hiện người đàn ông bị chặt đầu và một kẻ tình nghi mang theo dao. Nghi phạm dùng dao đe dọa khi bị cảnh sát bao vây, khiến cảnh sát phải nổ súng. Nghi phạm sau đó chết vì vết thương, trong khi 4 người liên quan, gồm một trẻ vị thành niên, đã bị bắt.
Nạn nhân là giáo viên lịch sử, người gần đây cho học sinh xem tranh vẽ về nhà tiên tri Mohammed của Hồi giáo như một phần trong cuộc thảo luận trên lớp về quyền tự do ngôn luận, cảnh sát cho biết.
Video đang HOT
Cảnh sát Pháp phong tỏa hiện trường thầy giáo bị chặt đầu ở ngoại ô Paris hôm 16/10. Ảnh: AFP.
Theo một phụ huynh, giáo viên này có thể đã khuấy động “tranh cãi” bằng cách yêu cầu các học sinh Hồi giáo ra khỏi lớp trước khi đưa ra các bức tranh về nhà tiên tri Mohammed. “Con trai tôi nói thầy vô cùng tốt bụng và thân thiện”, phụ huynh cho hay, thêm rằng thầy giáo “chỉ nói đơn giản với học sinh Hồi giáo ra ngoài vì không muốn làm tổn thương cảm xúc của các em”.
Cảnh sát đang xác định danh tính nghi phạm, song một chứng minh thư được phát hiện trên người nghi phạm cho thấy anh ta sinh năm 2002 tại Moskva. Một nguồn tin cảnh sát cho biết kẻ tấn công đã hét lên “Allahu Akbar” (Thượng đế vĩ đại) khi đối mặt cảnh sát, câu nói quen thuộc trong cuộc tấn công của các phần tử khủng bố Hồi giáo.
Công tố viên chống khủng bố Pháp cho biết họ coi vụ tấn công là “một vụ giết người liên quan đến tổ chức khủng bố”. Tổng thống Macron cũng nói vụ giết người mang dấu ấn của “một cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo” khi đến thăm hiện trường.
Pháp đã chứng kiến làn sóng bạo lực Hồi giáo kể từ vụ khủng bố năm 2015 nhằm vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị của người Do Thái ở thủ đô.
Quốc hội Pháp đã dừng cuộc họp hôm 16/10 sau khi có tin tức về vụ chặt đầu, với chủ tịch phiên họp Hugues Renson gọi cuộc tấn công là “kinh tởm”. Các nghị sĩ đều đứng lên để tưởng nhớ nạn nhân.
Nhà tiên tri Mohammed được tín đồ Hồi giáo gọi là “sứ giả của Thượng đế”, được gửi xuống để dẫn dắt nhân loại với thông điệp của Allah. Trong đức tin của người theo đạo Hồi, việc thể hiện hình vẽ, tranh ảnh liên quan đến nhà tiên tri Mohammed là điều tối kỵ và mang tính báng bổ.
Bé 13 tuổi bị kết án 10 năm tù
Cậu bé Omar Farouq, 13 tuổi, bị tòa án Hồi giáo kết án 10 năm tù vì dùng lời lẽ "báng bổ" Thánh Allah khi cãi nhau với bạn.
Omar Farouq bị tòa án Hồi giáo Sharia ở bang Kano, tây bắc Nigeria, kết án tù hôm 10/8. Các luật sư cho biết tòa án này từng kết án tử hình một người vì tội báng bổ nhà tiên tri Mohammed.
Luật sư Kola Alapinni của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ngày 17/9 cho biết nhóm của ông chỉ tình cờ phát hiện bản án với Omar khi xem xét vụ Sharif-Aminu, người bị Tòa án Thượng thẩm Hồi giáo Kano kết án tử hình vì tội báng bổ.
"Chúng tôi nhận thấy hai người này đều bị một thẩm phán kết án cùng ngày, tại cùng địa điểm, với cùng tội danh. Không ai đề cập đến vụ của Omar, nên chúng tôi phải nhanh chóng nộp đơn kháng cáo giúp cậu ấy", Alapinni nói hôm 17/9.
Cảnh sát thực hiện nhiệm vụ ở Abuja, Nigeria, hồi tháng 5/2020. Ảnh: Reuters.
Omar bị đem ra xét xử ở tòa án Hồi giáo như một người trưởng thành do đã dậy thì và phải chịu trách nhiệm hành vi đầy đủ theo luật Hồi giáo.
"Tội báng bổ không được quy định trong luật hình sự Nigeria. Nó cũng không phù hợp với hiến pháp Nigeria", luật sư Alapinni nói, thêm rằng ông và các luật sư khác vẫn chưa được chính quyền bang Kano cho phép tiếp xúc với Farouq.
UNICEF hôm 16/9 cũng ra tuyên bố "bày tỏ quan ngại sâu sắc" về án tù dành cho cậu bé Farouq, kêu gọi chính phủ Nigeria cũng như chính quyền bang Kano nhanh chóng xem xét lại sự việc.
Thống đốc bang Kano hiện chưa bình luận về sự việc. Giống như các bang đa phần là người Hồi giáo ở Nigeria, Kano vẫn sử dụng luật Sharia song song với luật pháp chính quyền.
Phóng viên bị chặt đầu ở Mexico Julio Valdivia, một nam phóng viên, bị chặt đầu ở khu vực bạo lực phía đông Mexico, trở thành người thứ năm bị sát hại ở nước này năm nay. Thi thể Julio Valdivia, phóng viên chuyên viết về tội phạm và bạo lực của tờ El Mundo de Veracruz, được phát hiện cùng xe motor của anh trên một đường tàu ở...