Thầy giáo ở TP.HCM chỉ ra 10 BÍ KÍP giúp con có khí chất “hạng nhất”, điều thứ 9 rất ít cha mẹ chú tâm, thời gian qua đi mới thấy hối tiếc

Theo dõi VGT trên

Mọi em bé đều sở hữu một kho báu tiềm ẩn những thói quen và đức tính tốt. Thế nhưng, những điều tuyệt vời đó sẽ không thể nảy mầm và tỏa sáng nếu bố mẹ không biết cách nuôi dưỡng tâm hồn cho con từ khi còn nhỏ.

Để một cái cây phát triển mạnh khỏe xanh tốt, người trồng cây phải cung cấp cho cây đủ nắng, nước và phân bón, đồng thời cũng phải năng chăm sóc cho cây bằng cách bắt sâu, tỉa cành, ngắt lá bệnh. Để nuôi dưỡng tâm hồn của một đứa trẻ được nhân hậu, trung thực và vui vẻ, bố mẹ cũng phải biết cách chăm bón cho tâm hồn con một cách hợp lý. Một cơ thể khỏe mạnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Một tâm hồn khỏe mạnh cũng cần những “dưỡng chất” riêng.

Thầy giáo ở TP.HCM chỉ ra 10 BÍ KÍP giúp con có khí chất hạng nhất, điều thứ 9 rất ít cha mẹ chú tâm, thời gian qua đi mới thấy hối tiếc - Hình 1

Sau đây là 10 điều những bậc cha mẹ cần làm để nuôi dưỡng cho con mình một tâm hồn đẹp mà anh Huỳnh Chí Viễn – một thầy giáo ở TP.HCM, đồng thời là một tác giả sách có nhiều bài viết về nuôi dạy con được nhiều phụ huynh đồng tình và yêu thích:

1. Cư xử văn minh với các thành viên trong gia đình

Nhiều phụ huynh hay than phiền con cái của họ rất khó dạy, chỉ có việc chào hỏi người lớn, dạ thưa tử tế, biết cảm ơn và xin lỗi mà dạy hoài không được. Thật ra, muốn con cái cư xử lịch sự lễ phép và văn minh, điều đơn giản nhất là những thành viên trong gia đình phải làm gương cho trẻ thấy mỗi ngày.

Đối với trẻ ở tuổi tập nói, những khái niệm như “lễ phép” hay “lịch sự” là những khái niệm hết sức mơ hồ và không có giá trị gì cả. Việc la mắng hoặc đánh con bắt bé phải lễ phép càng làm cho bé cảm thấy sợ và ghét những gì được dạy và tìm cách tránh né. Để con bạn trở thành một người lịch sự văn minh, hãy làm những điều sau đây với tất cả những người bạn tương tác và cả với con:

a. Chủ động chào hỏi người đối diện khi gặp mặt và trước khi ra về.

b. Cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ hoặc nhận đồ từ người khác.

c. Xin lỗi khi làm phiền người khác hoặc làm điều gì không đúng.

d. Xin phép khi muốn đi ra ngoài hoặc làm việc riêng.

e. Trả lời người khác bằng một câu đầy đủ chủ vị với giọng nói lịch sự ôn hòa.

f. Không nói tục chửi thể hoặc vô cớ lớn tiếng hay xẵng giọng.

Nếu bạn cảm thấy những điều này quá khó khăn và phiền phức thì đừng hỏi tại sao con bạn không bao giờ làm được. Chính bạn là người lớn bạn còn không làm thì đừng bắt con mình làm.

2. Trò chuyện với con

Phần lớn các bậc cha mẹ rất lười trò chuyện với con cái. Với cái cớ là bận công việc không có thời gian dành cho những chuyện “trẻ con”, bố mẹ Việt Nam thường gói gọn nội dung đối thoại của con cái trong những phạm vi sau:

a. Ra lệnh những điều mình muốn con làm.

b. Ngăn cấm những thứ mà mình không thích con làm hoặc nghĩ rằng không tốt.

c. La mắng khi con làm sai ý mình hoặc khen thưởng nếu con làm đúng ý mình.

Còn lại việc trò chuyện đúng nghĩa với con cái như lắng nghe và giải thích những thắc mắc hoặc tâm sự của con, truyền đạt lại kinh nghiệm của bản thân cho con cái hay chia sẻ những áp lực về mặt tinh thần rất hiếm xảy ra. Các nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được cha mẹ dành trung bình từ 1-2 giờ trò chuyện mỗi ngày sẽ có tư duy ngôn ngữ, tư duy logic và chỉ số cảm xúc vượt trội so với những đứa trẻ không thường xuyên trò chuyện với bố mẹ. Con cái độ tuổi thiếu niên nếu trò chuyện thường xuyên với bố mẹ sẽ tự tin hơn trong giao tiếp và ít gặp những vấn đề của tuổi vị thành niên như kết giao với bạn xấu, hút thuốc, uống rượu hoặc quan hệ tình dục quá sớm.

Thầy giáo ở TP.HCM chỉ ra 10 BÍ KÍP giúp con có khí chất hạng nhất, điều thứ 9 rất ít cha mẹ chú tâm, thời gian qua đi mới thấy hối tiếc - Hình 2

Các nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được cha mẹ dành trung bình từ 1-2 giờ trò chuyện mỗi ngày sẽ có tư duy ngôn ngữ, tư duy logic và chỉ số cảm xúc vượt trội.

3. Đọc sách cùng với con

Đọc sách là một thói quen tốt mà nhiều nhà giáo dục đã khuyến cáo phụ huynh. Tuy nhiên muốn con có được thói quen đọc sách không có nghĩa là ép buộc con phải đọc sách trong khi bố mẹ không tự mình có thói quen này. Theo thống kê năm 2006 ở Mỹ, tỷ lệ con cái có thói quen đọc sách ở các trẻ em có bố mẹ thường xuyên đọc sách báo là 43% so với 5% đối với những trẻ em có cha mẹ không thích đọc sách. Hãy tập cho con thói quen thích đọc sách qua những bước sau:

a. Thường xuyên đọc truyện cho bé ở độ tuổi mẫu giáo.

b. Đặt ra những câu hỏi dựa trên nội dung truyện để kiểm tra khả năng hiểu biết của con.

c. Dẫn con đi nhà sách và cùng con lựa chọn sách như một thói quen.

d. Đừng chỉ mua cho con một thể loại sách mà con thích mà hãy lựa chọn cho con sách ở nhiều thể loại khác nhau: văn học, khoa học, lịch sử, rèn luyện nhân cách… với độ khó về mặt kiến thức và từ vựng tăng dần theo lứa tuổi của bé.

Video đang HOT

d. Tạo một kệ sách cho con trong nhà với nhiều loại sách khác nhau được sắp xếp một cách khoa học.

e. Đọc và giới thiệu những quyển sách hay, phù hợp lứa tuổi đối với con.

Lưu ý: thói quen đọc sách là một thói quen cần được luyện tập thường xuyên và mất một thời gian dài để hình thành. Vì thế cha mẹ không được nôn nóng mà phải kiên trì làm gương cho con. Đồng thời muốn con thường xuyên đọc sách thì phải cùng đọc và chia sẻ, bàn luận nội dung sách với con. Không nên dùng những phần thưởng vật chất để khuyến khích con đọc sách vì điều này sẽ hình thành thói quen xấu là con bạn chỉ đọc sách khi được thưởng.

4. Dạy con làm việc nhà

Dạy con làm việc nhà là một điều hết sức hữu ích vì ngoài việc dạy cho con những kỹ năng cơ bản để chăm sóc cho bản thân mình khi cha mẹ không có nhà, làm việc nhà còn giúp cho con chia sẻ trách nhiệm trong gia đình với bố mẹ. Từ đó, con cái sẽ trân trọng những gì cha mẹ làm cho mình và thương yêu cha mẹ hơn. Dù con bạn là trai hay gái, hãy dạy cho bé cách quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, giặt đồ bằng tay và nấu một số món ăn đơn giản trước khi bé lên 10 tuổi.

5. Cùng xem TV với con

Cha mẹ thường lo ngại việc con cái xem truyền hình quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thị giác của trẻ, khiến trẻ trở nên lười biếng, chểnh mảng chuyện học hành và học những nội dung xấu trên phim ảnh. Đó là khi bạn để cho bé xem truyền hình một mình và không quan tâm tới những gì bé xem. Hãy tận dụng thời gian xem truyền hình chung với con và biến nó thành một dịp dạy con hữu hiệu bằng cách quy định khung thời gian xem truyền hình mỗi ngày là bao nhiêu, nội dung xem là gì và cùng bàn luận những gì mà bạn cùng xem với bé. Cũng giống như việc đọc sách, hãy đa dạng hóa nội dung xem trên TV thay vì chỉ để trẻ xem một vài chương trình mà bé thích. Điều này cũng có thể áp dụng tương tự cho việc dạy bé sử dụng những kênh Youtube hoặc các trang web trên internet.

6. Cùng con sáng tạo

Bố mẹ nào mà chẳng tự hào khi con mình có thiên hướng sáng tạo như lắp ghép mô hình Lego, chơi được một loại nhạc cụ hoặc vẽ tranh. Tuy nhiên, việc khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ không chỉ dừng ở chỗ là mua cho con những bộ lắp ráp đắt tiền hoặc tìm những lớp năng khiếu cho con đi học mà còn phụ thuộc vào việc bạn có tham gia vào quá trình sáng tạo của con hay không?

Thay vì để con mày mò lắp ráp một mình, hãy cùng con xây dựng những mô hình từ đơn giản đến phức tạp và giải thích những nguyên lý lắp ráp cho con hiểu. Đừng càu nhàu nếu con không thích học đàn mà hãy ngồi tập đàn chung với bé để cảm nhận được rằng việc học đàn không hề đơn giản như bạn nghĩ. Đừng la mắng con bạn nếu bé có lỡ biến mảng tường trong phòng thành một tác phẩm hội họa trừu tượng. Hãy chụp hình bé cùng với tác phẩm của mình rồi treo nó ở đâu đó trong nhà trước khi sơn lại bức tường. Những đứa trẻ sáng tạo cần phải được khuyến khích và động viên để tạo nguồn cảm hứng.

7. Cùng chơi thể thao với con và tạo thói quen ăn uống khoa học

Đừng phàn nàn con mình lười biếng không chịu chơi thể thao nếu bạn có thói quen nằm dài trên ghế salon xem truyền hình từ giờ này sang giờ khác. Đừng bắt bé phải dậy sớm để ra công viên chạy bộ khi bạn còn quấn chăn nằm ngủ vào những ngày cuối tuần. Muốn con cái khỏe mạnh và ham thích thể thao, bố mẹ không được lười biếng vận động. Hãy dành thời gian ít nhất hai ngày trong tuần để cùng con tham gia những hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội, đánh cầu lông… Những buổi dã ngoại với những trò chơi vận động ngoài trời ngoài việc nâng cao sức khỏe còn có tác dụng gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.

Thầy giáo ở TP.HCM chỉ ra 10 BÍ KÍP giúp con có khí chất hạng nhất, điều thứ 9 rất ít cha mẹ chú tâm, thời gian qua đi mới thấy hối tiếc - Hình 3

Và cũng đừng quên thói quen ăn uống của bé cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của vợ chồng bạn. Hãy tập cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau chứ đừng nuông chiều chỉ cho bé ăn những thứ bé thích nhưng có hại cho sức khỏe. Đồng thời tập thói quen ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá và giảm lượng đường và muối trong thức ăn hằng ngày.

8. Nuôi thú cưng hoặc trồng cây

Muốn dạy cho trẻ con lòng nhân từ và tinh thần trách nhiệm, cách tốt nhất là tập cho con cách trồng cây hoặc nuôi thú cưng. Khi một đứa trẻ nuôi thú cưng hoặc trồng cây, bé sẽ học cách quan tâm chăm sóc và tính kiên nhẫn. Đồng thời bé sẽ học cách quý trọng sự sống và yêu thương các loài động vật.

Nếu bạn làm ngơ trước việc con bạn ngược đãi động vật, bạn đang vô tình cho con mình tiến gần hơn tới cái xấu cái ác. Ngược lại, khi dạy con chăm sóc cho cây trồng hoặc thú cưng, bạn đang gieo vào lòng bé những hạt mầm của sự lương thiện. Nếu gia đình không có điều kiện nuôi thú cưng hoặc trồng cây, hãy dành thời gian dẫn bé đi chơi vườn thú hoặc xem những kênh truyền hình về thế giới động vật và giải thích cho con nghe về cuộc sống đa dạng của muôn loài.

9. Cùng con làm thiện nguyện

Lòng thương người là một trong những điều mà cha mẹ phải dạy con cái để giúp con cái định hình nhân cách ngay từ khi rất nhỏ. Hãy dạy con lòng nhân ái thương người bằng cách thường làm những việc tốt giúp đỡ người nghèo trước mặt con đồng thời giải thích cho con nghe rằng những người có số phận bất hạnh cần được giúp đỡ và tôn trọng. Nếu có dịp, hãy dẫn bé cùng bạn đi làm công tác thiện nguyện ở những trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão hoặc bệnh viện… để bé hiểu được rằng có nhiều người khổ hơn mình. Nếu bạn dạy bé phải biết lễ phép lịch sự với người lớn thì đừng quên rằng những người nghèo nếu lớn tuổi hơn bé cũng cần phải được đối xử lịch sự và lễ phép. Đó mới thực sự là đạo đức.

10. Đến dự những hoạt động của con ở trường

Có nhiều bậc cha mẹ muốn con đạt nhiều thành tích trong các cuộc thi được trường tổ chức để mang phần thưởng hoặc giấy khen về khoe với mọi người nhưng hiếm khi dành thời gian đến dự những cuộc thi hoặc hoạt động của con ở trường. Có một bạn học viên của tôi tâm sự rằng bố của bạn luôn muốn con tham gia các cuộc thi ở trường nhưng chưa một lần đến khích lệ động viên con. Nếu có phần thưởng hoặc giấy khen mang về thì bố bạn sẽ khen một vài câu chiếu lệ còn nếu lỡ như đi về tay trắng thì y như rằng sẽ bị bố mẹ mắng chửi thậm tệ. Điều này khiến cho bạn từ một cô bé năng nổ hoạt bát và tự tin trở nên u uất trầm cảm trong suốt một thời gian dài.

Các bậc phụ huynh hãy nhớ rằng không có phần thưởng hay giấy khen nào quan trọng đối với con bằng sự quan tâm, khích lệ và động viên từ chính bố mẹ đối với sự nỗ lực của bé. Hãy chứng tỏ cho con mình biết rằng mình luôn tự hào về những gì bé làm cho dù có đạt thành tích hay không.

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng

Trên con đường cõng chữ lên non, có thầy giáo xa vợ con 17 năm, cắm bản ở điểm trường ngã ba biên giới, có cô giáo phải sau 10 năm mới được ăn cơm chung với chồng, con cái chia đôi.

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng - Hình 1

Đêm 28/11/2013, mưa lạnh lắc rắc rơi trên đất Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, Sơn La. Trong căn phòng công vụ quây ván gỗ của mấy giáo viên trường tiểu học, vợ chồng cô Quàng Thị Sỏm nằm đợi gà gáy để đèo nhau vượt 30 km xuống huyện, nhập viện chờ sinh.

Nhưng cô bé trong bụng Sỏm không muốn theo kế hoạch bố mẹ. Nửa đêm, thai phụ thức giấc vì những cơn đau bụng. Sỏm lay chồng, thở nhọc: "Em sinh".

Thầy Thiệu chưa kịp dụi mắt, hốt hoảng chạy sang đập cửa phòng vợ chồng đồng nghiệp, nhưng cả bốn người họ đều bối rối vì không ai biết đỡ đẻ, bệnh viện quá xa.

Nóc nhà gần nhất cách đó 200 m là nơi ở của vợ chồng người trông trường. "Tao chỉ biết đỡ cho bò, cho dê. Chịu thôi", người phụ nữ Thái lắc đầu ái ngại, nhưng cũng không thể nào từ chối.

Hơn nửa giờ sau, tiếng trẻ con khóc oe oe cất lên giữa mảng rừng khuya yên ắng. Người mẹ xanh xao nặng chưa tới 40 kg ôm cô bé nhỏ xíu trên ngực, dây rốn còn đang lủng lẳng một đoạn cáp sạc điện thoại buộc vội vàng. Cô Sỏm nắm tay chồng, nước mắt trào ra.

Tròn 3 năm trước, cô Sỏm và thầy Thiệu về chung nhà sau 2 năm yêu từ thời sinh viên. Cô gái Thái 22 tuổi khăn gói đi 100 km về nhà chồng ở xã Nậm Ty, huyện Sông Mã. Trong khi đó, Thiệu còn 2 năm nữa mới học xong ngành sư phạm tiểu học tại Đại học Tây Bắc.

Một tuần sau, Sỏm có quyết định công tác về trường mầm non xã Chiềng Phung, cách nhà hơn 20 km đường rừng. Vừa ra trường đã có việc, cô giáo trẻ mừng rơn và mong ngày Thiệu ra nghề để về gần, vợ chồng sáng đưa nhau đi dạy, chiều đón nhau về cùng ăn tối. Nhưng cô không ngờ phải 10 năm sau, bữa cơm ấy mới trở thành sự thật.

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng - Hình 2

Cô Sỏm cùng học trò tại điểm mầm non Hoa Lan, xã Nậm Ty, huyện Sông Mã, Sơn La.

Năm 2015, trung bình mỗi trẻ em dân tộc thiểu số phải vượt 2,4- 3,8 km để đến trường tiểu học và trung học cơ sở. Sáu năm sau, với nỗ lực của toàn xã hội, con số này xuống còn 2,3- 3,7 km.

Khoảng cách từ nhà đến trường của trẻ dân tộc thiểu số liên tục được nhắc đến trong các báo cáo về giáo dục vùng sâu vùng xa Việt Nam để minh chứng cho những bước tiến của ngành. Song có một loại khoảng cách chưa từng xuất hiện trong những văn bản này, là quãng đường từ nhà của các giáo viên vùng cao đến địa điểm dạy học.

Một cô giáo của điểm trường tiểu học xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên không nhận ra công tơ mét chiếc xe máy của mình đã lên gần 20.000 km sau 11 tháng. Tính ra, trung bình mỗi ngày cô phải đi 70 km đường rừng.

Việt Nam đang thiếu tới gần 95.000 giáo viên, chủ yếu cấp mầm non, tiểu học, con số khiến chính Thủ tướng cũng thắc mắc trong hội nghị tổng kết năm học, cuối tháng 8 vừa qua. Lãnh đạo một tỉnh vùng Tây Nguyên ngay sau đó phân trần, địa phương mình có những thôn làng cách trung tâm xã tới 95 km, không thể gộp, song cũng không thể xoá sổ những điểm trường nhỏ lẻ. Những người giáo viên, khi này, trở thành cầu nối gần như duy nhất của bọn trẻ và cả cha mẹ chúng, với thế giới bên ngoài.

Hàng chục năm qua, ngành giáo dục Việt Nam vẫn chưa hết trăn trở với câu chuyện thừa- thiếu người dạy học, phần lớn trở ngại do đặc thù địa lý chia cắt. Trong khi đợi một giải pháp tối ưu, những giáo viên miền núi như cô Sỏm chấp nhận vượt những hành trình tới với học trò mà giờ đây, họ đã không còn đo bằng kilomet, mà đo bằng cả thanh xuân và hạnh phúc riêng của mình.

***

Năm 2012, khi chồng tốt nghiệp sư phạm, năm người nhà Sỏm chia nhau ở ba nơi. Bố mẹ chồng ở quê nhà Nậm Ty, cô Sỏm đem con gái, khi ấy mới 13 tháng tuổi, đi cắm bản tại khắp các điểm trường quanh xã Chiềng Phung, còn thầy Thiệu được phân công lên tiểu học Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, ăn ngủ tại nhà công vụ, đôi ba tháng mới về thăm vợ con, cha mẹ.

Cô Sỏm nhớ lần rơi nước mắt đầu tiên khi xa chồng bắt nguồn từ một điều rất nhỏ nhặt: không biết đi xe máy. Từ ngày yêu nhau đến lúc ấy, mỗi lần về nhà, Sỏm vẫn luôn là người ngồi sau, đèo cao vực thẳm gì cô cũng chỉ bám chặt lấy lưng chồng là sẽ bình yên về đến tận bậc cửa. Giờ cô không chỉ phải tự lèo lái, mà sau lưng còn con nhỏ.

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng - Hình 3

Cô Sỏm trên hành trình dạy học

Sỏm ban đầu không phân biệt được chân phanh với chân số xe máy, lên dốc không biết lên, đến đoạn đường đá gộc là ngã toét đầu gối. Cuối tuần, nghĩ đến đoạn đường núi về quê thăm cha mẹ chồng, cô giáo mầm non vừa sốt ruột muốn đi, vừa sợ hãi, ngại về.

Nhưng vài tháng sau, cũng con đường ấy, người Nậm Ty không còn gặp cảnh cô giáo trẻ địu con đứng khóc cạnh xe máy trên đoạn suối chảy siết, đợi người qua giúp. Sỏm giờ thuộc từng gốc cây, đoạn dốc, tuần nào cũng về lo lợn gà, gieo ngô, vùi sắn, làm nương đỡ bố mẹ chồng.

Nhưng phụ nữ rèn luyện được sự mạnh mẽ không có nghĩa họ không cần người đàn ông của mình ở bên. Sau cuộc sinh nở lần 2 giữa chái nhà công vụ khi lên thăm chồng, những năm tháng chia ly của gia đình cô giáo trẻ chưa chấm dứt.

Thầy Thiệu thương vợ, nhưng không được chọn nơi công tác, nên chẳng biết làm gì hơn. Hai cô bé con đều còn quá nhỏ để tách khỏi mẹ, Sỏm đành hai nách hai đứa, trở lại Chiềng Phung, ngày ngày vắn quần, đánh vật với con đường vào điểm bản để chăm 22 đứa con của những ông bố bà mẹ khác, tối về mới được chăm con mình.

Con bé Thư, khi ấy ba tuổi, được cô Sỏm gửi ngay vào lớp của đồng nghiệp, ở trung tâm. Con Phương chưa kịp cai sữa, Sỏm đành quấn tròn trong khố, bó trước ngực, đem theo vào trong bản.

Niềm vui duy nhất của ba mẹ con suốt tuần, chỉ là tối thứ sáu, hoặc sáng sớm thứ bảy cuối tháng, khi bóng dáng và tiếng ì ạch quen thuộc của Thiệu trên con xe máy cà tàng xuất hiện trước cổng trường mầm non của Sỏm.

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng - Hình 4
Hai con gái vợ chồng cô Sỏm, thầy Thiệu trước căn nhà tạm của gia đình.

"Bao giờ nhà mình mới được gần nhau nhỉ?". Thầy Thiệu hiểu câu hỏi tu từ của vợ, nhưng chưa bao giờ có thể trả lời. Công việc của Sỏm cả ngày xoay quanh những đứa trẻ, cuối ngày, lại một tay chăm hai đứa con mình. Từ mọc răng, lên sởi, ho hắng, Thiệu chỉ biết khi bệnh tật đã qua và chúng đã hồng hào tươi tắn, còn hốc mắt vợ mỗi ngày một sâu. Đó cũng là điều thúc đẩy cuộc chia ly thứ tư của gia đình họ, sau đó 2 năm.

Con gái lớn đã đủ tuổi lên lớp 1, thầy Thiệu bàn với vợ chia con ra chăm để chị đỡ vất vả. Bé Thư sẽ theo anh lên Thuận Châu, học lớp 1 tại trường bố dạy còn bé Phương 3 tuổi, sẽ ở lại với mẹ.

Ngày con gái leo lên ngồi sau xe bố, chuẩn bị hành trình đầu đời xa mẹ, chính cô Sỏm lại là người khóc nhiều hơn. Con bé ngoan theo bố đi 80 cây số, đêm lăn lóc ngủ, còn mẹ nó nhớ con, khóc mấy đêm liền. Bốn năm đó của cô Sỏm gói gọn trong cụm từ "sút cân điên cuồng". Nỗi nhớ chồng ngày xưa, giờ tăng lên gấp đôi.

***

Một đêm tháng 12/2004, cách cô Sỏm 400 km ngược lên biên giới phía bắc, trên độ cao hơn 1.500m của xã biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, trời khô ráo nhưng rét buốt. Thầy Lường Văn Dũng cùng nam đồng nghiệp đang ngồi trong góc phòng giáo viên, cời than đun ấm chè Hà Nhì uống cho ấm bụng. Một phụ nữ trong bản hớt hải đến báo tin: "Thầy Dũng, có người đến thăm".

Dũng cười, đáp lại bằng mấy câu tiếng Hà Nhì tếu táo vì nghĩ chị đùa. Vài phút sau, một cô gái bỗng xuất hiện trước bậc cửa, đặt thịch cái ba lô vải xuống đất rồi ùa đến ôm lấy Dũng khi khắp áo quần, chân tay cô còn lấm lem bùn đất. Cô gái ấy chính là Dung, bạn gái anh.

Nồi cơm rau ban tối 2 thầy ăn đã trơ đáy. Bạn đồng nghiệp chạy xuống bản, năn nỉ vợ hiệu trưởng bán chịu cho con gà còi để về đãi khách từ xa đến. Nhớ lại cuộc hội ngộ 17 năm trước với người hôm nay đã là mẹ của hai con gái mình, thầy Dũng tư lự: "Lúc ấy, trong hai đứa, mình là đứa khóc nhiều hơn".

Năm 2001, sau ba năm học cùng cấp ba Hữu nghị Việt Lào, Dũng theo học ngành sư phạm trên Điện Biên, còn Dung học phát thanh truyền hình dưới huyện Thường Tín, Hà Nội. Họ duy trì mối tình xa bằng những lá thư gửi hôm nay, vài tuần sau mới tới. Cô gái Tày, quê Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp, ưng lòng theo bạn trai người Thái lên Điện Biên lập nghiệp, chấp nhận xa quê hơn 500 km. Tháng 6/2004, chàng trai tốt nghiệp ngành sư phạm Toán- Lý, nhưng được phân công về tận cực tây (xã Sín Thầu) cách cha mẹ và bạn gái tới hơn 3 ngày đường.

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng - Hình 5
Thầy Lường Văn Dũng, giáo viên 17 năm dạy học tại xã biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên.

Gặp lại cô sau hơn ba tháng xa cách, thầy Dũng nhớ lại gian khổ hành trình mình từng qua khi vào đây, ứa nước mắt thương.

Như nhiều mốc thời gian trôi qua đời mình, thầy Dũng chưa quên buổi sớm 8/9 của 17 năm trước, khi cầm tờ giấy giới thiệu và phân công công tác, rời phòng Giáo dục huyện Mường Nhé. Con đường vào bản với học trò của thầy, giờ còn 120 km. Trung tâm phố huyện khi ấy có đúng ba quán bán bánh kẹo, chăn nhung, cũng là ba nhà duy nhất có xe máy.

Thầy giáo trẻ địu balo nặng sách giáo khoa, lật đật quanh phố huyện năn nỉ họ chở mình. Con xe Simson "vừa đi vừa đẩy" chỉ tiễn chân Dũng 70 km, đến đúng đầu cầu Tà Hang, khi kết thúc đường mòn. Đứng bên này cầu nhìn sang bên kia, xã Mường Toong chỉ là một màu rừng già trập trùng, hun hút.

Cục tiền lẻ, tổng cộng 1,5 triệu đồng, bố mẹ ấn vào tay đêm trước, thầy Dũng cuốn vào mùi xoa, nhét đáy balo, hôm nay lại mở ra trả tiền xe ôm, hết đúng 800.000 đồng. Dũng đã đi vào với học trò bằng 700.000 đồng, 2 bộ quần áo và một ba lô đầy sách, cắm đầu đi mà không biết đường, cũng không biết khi nào sẽ đến nơi.

Nhưng sau ba ngày cắt rừng đi bộ, ngay cả những đồ đạc cơ bản ấy, cũng không theo thầy được đến cuối đường. Gặp hai nữ đồng nghiệp cùng tới Sín Thầu dạy mầm non, thầy Dũng vừa cõng đồ của mình, vừa giúp các cô mang hành lý. Đến những đoạn suối siết, Dũng đành khui hết sách vở bỏ lại bên đường, chỉ ôm theo bọc áo quần mà lội. Đêm buông, ba người gõ cửa nhà dân xin ăn ngủ nhờ rồi sáng hôm sau lại lên đường sớm, sau khi dúi vào tay gia chủ mấy đồng, dù chẳng ai nỡ lấy tiền của họ.

Mái trường liêu xiêu hiện ra trước mắt sau ba ngày trèo đèo lội suối, và chỉ khi dừng lại, Dũng mới thấy toàn thân mỏi nhừ, đầu ngón chân xỏ trên dép cao su đang bươm máu.

Ôm vợ trong cái đêm thình lình xuất hiện trước mặt mình, thầy Dũng nhủ lòng "nhất định anh sẽ không để em vất vả, xa nhau lâu", nhưng lời hứa 18 năm trước, Dũng hôm nay vẫn đành nợ lại.

Chồng giáo viên, vợ nhà báo, tưởng rằng Dung sẽ là người hay vắng nhà, nhưng không ngờ, lại là thầy Dũng. Trong những lá thư gửi chồng, vợ anh chỉ kể toàn chuyện vui, không bao giờ cất lời than thở, nhưng Dũng tự hiểu, trách mình "lôi con gái người ta lên tận đây mà không lo được".

Thầy Dũng không nhớ rõ, tháng lương đầu được nhận là một triệu sáu, hay một triệu bảy, nhưng thầy chắc chắn đã không đưa nó cho vợ. Suốt hai năm đầu đi làm, thầy bảo "không cầm nổi một đồng về nhà".

Cả hai lần vợ sinh, Dũng đều không có mặt. Con bé lớn ra đời, phải ba hôm sau anh mới may mắn biết tin, vì có cán bộ xuống thị xã họp, về nhắn lại. Tay viết đơn xin nghỉ, nhưng ông bố trẻ vẫn sốt ruột, không biết sẽ lấy tiền đâu để về, đành "muối mặt" xuống nhà chủ tịch xã, vay nóng được mấy trăm nghìn.

Phải sau bảy năm làm thầy giáo, anh mới sắm được điện thoại liên lạc với gia đình. Những hôm may mắn trời quang mây tạnh, người Sín Thầu lại thấy thầy giáo trẻ lên mỏm đá sau trường, vừa dò sóng điện thoại, vừa tíu tít chuyện trò với vợ con. Hai cô con gái anh, vì thế, lớn lên nhưng chỉ nghe giọng bố nhiều, ít khi gặp mặt.

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng - Hình 6

Nhà công vụ dành cho giáo viên tại xã Sín Thầu, năm 2012.

Thầy Dũng ngại nhắc đến chuyện của mình, vì tự nhận, nó "không có gì đặc biệt", "trên đất Mường Nhé và khắp dải biên giới này, có hàng nghìn thầy cô xa gia đình".

Mấy năm trước, ở xã Pá Mỳ, huyện Mường Nhé, một cô giáo mầm non hơn 20 năm để lại tuổi xuân trong điểm trường biên giới, viết đơn xin chuyển công tác về gần nhà để lấy chồng.

Phòng giáo dục mỗi năm, vẫn còn giữ trong ngăn tài liệu những lá đơn như thế. Trong bức tranh thiếu thốn nhân lực chung của ngành giáo dục Việt Nam, lãnh đạo huyện ước tính họ đang cần thêm tới hơn 200 thầy cô, chủ yếu tại các điểm trường mầm non và tiểu học giáp biên.

Năm học 2020- 2021, Mường Nhé có 24 trường mầm non và tiểu học, nhưng tới 184 điểm trường, xã rộng nhất, có tới 18 điểm, cách nhau tới 40 km trong khi chỉ tiêu giáo viên không cho phép họ tuyển thêm.

Những giáo viên như thầy Dũng và đồng nghiệp cấp dưới phải chấp nhận dạy ngày 2 ca ở các điểm trường khác nhau. Điều này cũng có nghĩa, chỉ cần một thầy, cô giáo nghỉ, học sinh ở 2 điểm trường sẽ không có ai dạy.

Sau chục năm cắm biên, thầy Dũng xin chuyển công tác về thành phố Điện Biên với gia đình nhưng không được, vợ anh có lần khuyên chồng tìm sinh kế khác. Một bên vợ con, một bên học trò, thầy Dũng chưa tìm ra câu trả lời, nhưng bao năm nay anh chưa rời đi, coi như thay lời đáp.

17 năm trước, trong đám 34 đứa trẻ Hà Nhì học lớp 8 Dũng chủ nhiệm, buổi đầu lên lớp, không đứa nào nói rõ tiếng phổ thông và làm đúng phép nhân chia trong phạm vi 100. Hôm nay, trong số chúng, có đứa đã là đồng nghiệp của thầy, làm cán bộ địa phương, có đứa tốt nghiệp đại học, đi làm khắp ba miền.

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng - Hình 7

Những cuộc chia ly phía sau bục giảng - Hình 8

Những giáo viên vùng cao như thầy Dũng, cô Sỏm, bao nhiêu thế hệ nữa, chắc vẫn kiên trì ở lại núi đồi, biên cương, để học trò của mình có thể đi bao xa chúng muốn.

Năm năm trước, cô Sỏm định bỏ nghề, không phải vì tìm ra sinh kế mới, nhưng cũng không phải vì lý do gì to tát. "Em quá mệt mỏi, không chịu được kiểu ly tán này", Sỏm đem ý định nói với chồng. Thầy Thiệu không giấu được hụt hẫng, nhưng nhìn đôi mắt trũng, lấm tấm những vết nhăn đến sớm, anh nén lòng, an ủi vợ: "Em nghỉ đi, con người chứ sắt đá đâu mà cố mãi được".

Những ngày tưởng như cuối cùng của nghề dạy học, cô Sỏm vẫn mang mấy đứa học trò bản xa về nhà mình tắm táp, cho ăn và đợi bố mẹ chúng trở về từ nương, hoặc tạnh mưa mới xuống đón. Sáng sáng, trước bóng cây luồng ở cổng trường, cô Sỏm vẫn thấy mấy bà mẹ người Mông ngồi bệt dưới đất, đợi con tan học để cõng về vì đường trở lại nhà quá xa. Cô Sỏm bất giác đổi ý mà không thể diễn giải cho chồng, điều gì khiến mình đổi ý.

Tháng 12 năm trước, thầy Thiệu may mắn xin được chuyển công tác về Nậm Ty với vợ. Sau tròn một thập kỷ tái hợp, chia ly, bốn người nhà cô Sỏm, cuối cùng, cũng được ăn chung một mâm cơm mà không phải lo, sáng mai, mỗi người một ngả.

Còn vợ chồng thầy Dũng không biết chắc chắn ngày đoàn tụ sẽ còn bao xa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCMBé trai 7 tuổi tử vong trong hồ bơi của căn biệt thự ở TPHCM
08:20:00 22/12/2024
Xác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chếtXác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chết
07:46:53 21/12/2024
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệcHà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc
12:44:17 21/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơVụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơ
09:14:20 22/12/2024
Đấu giá căn hộ của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nha Trang được trên 7 tỷ đồngĐấu giá căn hộ của ông Trịnh Xuân Thanh ở Nha Trang được trên 7 tỷ đồng
08:11:58 22/12/2024
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc LiêuTrâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu
07:58:01 21/12/2024
Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớnÁp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn
12:26:35 21/12/2024
Tài xế lái xe lấn làn, dọa đánh người ở Bình DươngTài xế lái xe lấn làn, dọa đánh người ở Bình Dương
09:17:16 22/12/2024

Tin đang nóng

Rùng mình khoảnh khắc 3 xe lao thẳng vào nhau giữa ngã 4: Thân xe nát bét, nạn nhân văng mạnh ra đườngRùng mình khoảnh khắc 3 xe lao thẳng vào nhau giữa ngã 4: Thân xe nát bét, nạn nhân văng mạnh ra đường
17:39:31 22/12/2024
Cô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãiCô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãi
18:20:48 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Cam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ýCam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý
17:57:52 22/12/2024
Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấmĐóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
18:26:06 22/12/2024
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của 6 người khiến tất cả phải kinh ngạc: Có tiền cũng không mua nổi!Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc của 6 người khiến tất cả phải kinh ngạc: Có tiền cũng không mua nổi!
17:06:44 22/12/2024
Huỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ ngườiHuỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ người
20:29:22 22/12/2024
Con lai giữa lừa và ngựa là con la, vậy con của con la gọi là gì? Thí sinh Olympia tưởng trả lời sai, nhưng thực tế lại hóa đúng!Con lai giữa lừa và ngựa là con la, vậy con của con la gọi là gì? Thí sinh Olympia tưởng trả lời sai, nhưng thực tế lại hóa đúng!
18:11:05 22/12/2024

Tin mới nhất

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

Xe đầu kéo container tông 2 người thương vong trên cầu vượt ở TPHCM

09:20:47 22/12/2024
Nam tài xế lái xe đầu kéo container trên cầu vượt Sóng Thần, TP Thủ Đức (TPHCM), xảy ra va chạm với xe máy làm một người tử vong, một người bị thương.
Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp tại ngôi làng có nhiều đá lăn do động đất

20:00:12 21/12/2024
Sau sự việc hàng chục tảng đá lớn lăn xuống sát làng Tu Hon (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) do dư chấn động đất, tỉnh Quảng Nam đã công bố tình huống khẩn cấp tại đây để triển khai các biện pháp ứng phó.
Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Cháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầu

Cháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầu

22:11:58 20/12/2024
Lúc tôi mở cửa, chỉ thấy một màu khói đen từ dưới bốc lên. Bạn ở phòng kế bên phát hiện cháy cũng chạy ra ngoài, rồi nhảy xuống đất... , nạn nhân vụ cháy nhà khiến 16 người thương vong ở TPHCM kể.
Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

21:47:56 20/12/2024
Tùy mức độ vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh, người đứng đầu và tập thể đơn vị, giáo viên sẽ bị nhắc nhở, phê bình, hạ xếp loại hoặc nặng hơn là không xét thi đua.
Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM

Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM

21:17:05 20/12/2024
Đến trưa 20/12, các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM vẫn đang phối hợp cùng Công an quận Tân Bình tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà trọ làm nhiều người thương vong.
Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"

Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"

19:35:47 20/12/2024
Cậu học trò lớp 6 tại Đắk Lắk tỏ ra hối hận khi nằm trên giường bệnh với bàn tay không còn lành lặn, cơ thể chi chít các vết thương từ vụ nổ do tự chế tạo pháo.
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh

14:51:19 20/12/2024
Trưa 20/11, Công an quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh tiếp tục phong tỏa hiện trường vụ cháy tại căn nhà 4 tầng vừa là nơi kinh doanh ăn uống vừa ngăn phòng cho thuê trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình để làm rõ nguyên nhân.
Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong

Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong

09:43:21 20/12/2024
Đám cháy lớn căn nhà 4 tầng với 20 phòng trọ cho thuê gần Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình, TPHCM khiến 2 người tử vong, nhiều người bị thương phải nhập viện.
Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

09:37:47 20/12/2024
Mặc dù xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm 2 tháng, nhưng Trung tâm cấp cứu 115 Khánh Hòa vẫn để tài xế điều khiển ô tô đi đón bệnh nhân.
Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

09:23:17 20/12/2024
Người dân phát hiện đám cháy nhanh chóng nhờ mùi khét nồng nặc, tuy nhiên lại khó dập tắt bước đầu do lửa bùng lên nhanh và mạnh, nếu tiếp cận không có đồ bảo hộ sẽ nguy hiểm.
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương

Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương

08:49:23 20/12/2024
Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ điều trị khớp gối, bác sĩ Lê Khắc Thu ở Thừa Thiên Huế không được bố trí công tác chuyên môn rõ ràng, 2 tháng chưa được nhận lương.

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu gặp Trấn Thành, Hari Won thừa nhận 'nhìn mặt đểu'

Lần đầu gặp Trấn Thành, Hari Won thừa nhận 'nhìn mặt đểu'

Sao việt

22:33:47 22/12/2024
Ca sĩ Hari Won khiến khán giả bất ngờ khi chia sẻ ấn tượng ban đầu của cô về ông xã Trấn Thành là nhìn mặt đểu đểu .
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
Người hâm mộ lo lắng cho HLV Jose Mourinho có sức khỏe đáng lo ngại

Người hâm mộ lo lắng cho HLV Jose Mourinho có sức khỏe đáng lo ngại

Sao thể thao

21:56:42 22/12/2024
HLV Jose Mourinho sẽ phẫu thuật ở nước ngoài do gặp vấn đề về sức khỏe, ngay sau khi ông vừa chỉ đạo Fenerbahce hòa 1-1 với Eyupspor tại giải quốc nội vào đêm cuối tuần.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.
Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Tv show

21:25:29 22/12/2024
Mỹ Linh gây bất ngờ với động tác uốn dẻo, nhảy hùng hục vũ đạo mạnh không hề thua kém các đàn em. Nữ diva còn khiến khán giả sốc óc khi nhào lộn, ke đầu ngay trong dancebreak của màn trình diễn.
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ

Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ

Thế giới

21:14:33 22/12/2024
Sự sụp đổ của chính quyền Assad và chiến thắng của phe đối lập Syria được coi là lời cảnh tỉnh cho những người ra quyết định của Israel.
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ

Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ

Sao châu á

21:10:23 22/12/2024
Park Shin Hye cảm ơn đạo diễn, diễn viên và khán giả đã ủng hộ phim The Judge From Hell. Đặc biệt, cô không quên gửi những lời ngọt ngào đến ông xã Choi Tae Joon
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

18:35:59 22/12/2024
Nữ diễn viên Blake Lively đã đâm đơn kiện bạn diễn kiêm đạo diễn Justin Baldoni với cáo buộc quấy rối tình dục trong quá trình sản xuất bộ phim It Ends With Us .
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.
Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Lạ vui

17:00:44 22/12/2024
Khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi qua lại với người thứ ba.