Thầy giáo mắc ung thư vẫn “đứng lớp” dù nằm trên giường bệnh
Nằm trên giường bệnh để điều trị ung thư, thầy giáo người Mỹ quyết không để số phận vùi dập đam mê của mình, và với 1 chiếc máy tính bảng, anh vẫn tiếp tục giảng dạy cho học trò từ xa.
Wil Loesel bắt đầu giảng dạy tại trường trung học Albemarle vào tháng 8/2019. Anh cho biết, mình đã có một mối liên kết với những học trò và Wil không bao giờ muốn đánh mất nó. “Đó là trải nghiệm tuyệt vời nhất mà tôi đã từng có. Tôi được giảng dạy cho 117 đứa trẻ và tôi có đặc ân được đứng trước mặt lũ nhóc và giúp chúng trở thành một phần có ích của thể giới” – Wil chia sẻ.
Tuy nhiên, số phận lại không mỉm cười với người giáo viên này, khi chỉ 7 tháng sau, Wil được chẩn đoán mắc ung thư. Mắc ung thư vào thời điểm này cũng đồng nghĩa với việc sức khỏe của Wil phải cùng lúc đối mặt với 2 kẻ thù: khối u và virus SARS-CoV-2, khi mà nước Mỹ đang trở thành tâm dịch Covid-19 của cả thế giới.
Không chấp nhận để số phận vùi dập niềm đam mê làm nhà giáo của mình, Wil vẫn tiếp tục giảng dạy cho các học trò từ giường bệnh, với sự hỗ trợ của internet và 1 chiếc máy tính bảng.
“Tôi có thể đăng bài và phản hồi lại câu hỏi học sinh hoặc chấm điểm từ trên giường bệnh. Việc vẫn tiếp tục được dạy học trong khi điều trị ung thư khiến tôi rất vui. Nó thậm chí còn trở thành một nguồn cổ vũ tinh thần to lớn, giúp tâm trạng của tôi luôn trong trạng thái tốt nhất. Tôi giảng dạy cho lũ trẻ và chúng trả lại tôi nguồn năng lượng tích cực khổng lồ” – Anh nói.
Chia sẻ về hành động đáng khâm phục của mình, Wil cho biết tất cả chỉ vì học trò của anh: “Phải mất một thời gian dài để tôi có thể gây dựng được niềm tin với các học trò của mình, nhất là với các trường hợp đặc biệt. Tôi đã làm được điều đó, tạo nên sự kết nối với học trò và tôi không bao giờ muốn đánh mất nó”.
Thầy giáo mắc ung thư vẫn “đứng lớp” dù nằm trên giường bệnh
Được biết, các học sinh của Wil luôn xem anh là một người thầy giáo tuyệt vời. Trước khi Wil phải nhập viện, đã từng có nhiều học trò viết những bức thư miêu tả về người thầy “số 1″ này, cũng như cách mà Wil biến những kiến thức toán học khô khan trở nên thật dễ hiểu và sinh động.
Câu chuyện trở thành nhà giáo của Wil cũng hết sức đặc biệt. Theo đó, anh bắt đầu vào trường đại học khi đã bước sang tuổi 35 để hoàn thành ước mơ trở thành giáo viên dạy toán. Trong lời chia sẻ của Wil luôn tràn ngập sự tự hào và tình yêu với nghề nghiệp mà mình đã chọn. “Tôi rất tự hào khi được gọi mình là 1 giáo viên” – Wil nói – “Tôi rất tự hào vì tôi đã trở thành thầy giáo, đó thực sự là thứ giúp tôi định nghĩa bản thân mình trong cuộc đời này, ngay cả khi đây mới chỉ là năm đầu tiên tôi bước vào con đường dạy học. Tôi biết rằng, sẽ không có công việc nào mà mình có thể làm tốt hơn”.
Chia sẻ về mong ước lớn nhất ở thời điểm hiện tại, anh nói rằng, đó chính là nhanh chóng hoàn thành liệu trình hóa trị để trở lại lớp học vào mùa thu. Theo tìm hiểu, vì điều kiện kinh tế không mấy dư dả, nên gia đình thầy giáo Wil cũng đang phải kêu gọi gây quỹ để trang trải chi phí điều trị ung thư của anh.
'Làng ung thư' mọc lên từ đất hiếm ở Trung Quốc
Những người dân làng chân đi dép tông, đầu đội mũ rơm, mang theo những tấm biểu ngữ ghi dòng chữ "Trả lại đất cho tôi".
Đó là vào một ngày tháng 7. Họ là những nông dân đến từ làng Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, phía nam Trung Quốc, nơi một doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị đổ axit vào các hố lớn để khai thác một trong những tài nguyên quan trọng nhất của Trung Quốc: đất hiếm.
Đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố, đôi khi được tìm thấy trong các khoáng chất có chứa uranium, là thành phần rất quan trọng đối với những sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, tua-bin gió, xe điện hay các thiết bị quân sự như hệ thống tên lửa.
Kim loại đất hiếm Lantan được đổ vào các khuôn đúc ở khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Chúng được gọi là "hiếm" không phải vì chúng khó tìm mà vì quá trình chiết xuất, khai thác rất đắt đỏ và độc hại. Hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã thống trị ngành sản xuất đất hiếm toàn cầu thông qua đầu tư mạnh vào khai thác và chiết xuất đất hiếm song lại không thực thi đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường.
Bằng cách nhắm mắt làm ngơ trước những chi phí về môi trường và sức khỏe con người, các nhà sản xuất lớn đã giúp hỗ trợ mở rộng thị trường đất hiếm của Trung Quốc, đồng thời thu về lợi nhuận khổng lồ bởi chi phí vật tư tương đối thấp.
Hệ quả của quá trình này thực sự khủng khiếp. Ở những vùng giàu khoáng sản của Trung Quốc, nước và đất bị nhiễm độc khiến tỷ lệ người mắc bệnh tăng cao bất thường tại "những ngôi làng ung thư", nơi người dân vốn nghèo khổ nên không thể chuyển đi chỗ khác sinh sống.
Cây trồng và động vật không thể sống xung quanh một hố bùn đen nhiễm phóng xạ hình thành từ chất thải của một mỏ khai thác lớn ở thành phố Bao Đầu, khu tự trị Nội Mông. Hố bùn đen lớn tới mức người ta có thể nhìn thấy nó qua hình ảnh vệ tinh.
Bắc Kinh cho biết họ đang thực hiện những biện pháp nhằm trấn áp hành vi khai thác trái phép và giám sát chặt chẽ hoạt động tại 6 công ty nhà nước. Nhưng ở Quảng Tây, dân làng biểu tình vì cho rằng các doanh nghiệp nhà nước thậm chí còn tồi tệ hơn những công ty khai thác đất hiếm trái phép bởi họ có thể đầu độc đất và không khí với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Qin Yongpei, một luật sư ở Nam Ninh, đã theo dõi các diễn biến liên quan tới đất hiếm kể từ năm 2015. Ông đang nhờ cậy nhiều luật sư từ khắp nơi ở Trung Quốc tới hỗ trợ dân làng Ngọc Lâm.
Năm 2008, một công ty tên Chinalco Guangxi Yulin Rare Earth Development Co. Ltd. bắt đầu tiến hành các hoạt động khai thác xung quanh một con đường cao tốc đang xây dựng dang dở gần huyện Chung Sơn, Quảng Tây, nói rằng họ đang lấy lại tài nguyên từ đất để tái chế. Nhưng công ty vẫn tiếp tục khai thác nhiều năm sau khi con đường đã hoàn thành.
Người dân địa phương cho hay họ thường xuyên ngửi thấy mùi lưu huỳnh nồng nặc và nước từ những hố chất thải ô nhiễm đã ngấm vào trang trại, làng mạc của họ. Năm 2015, người dân biểu tình phản đối. Nhưng 15 người biểu tình ở Chung Sơn đã bị bắt vào năm đó và tiếp tục 10 người khác bị bắt vào năm 2017 với cáo buộc "kích động cãi vã và gây rối".
Ở Ngọc Lâm, hơn 10 người biểu tình bị bắt vào tháng 5/2018 khi dân làng từ chối để công ty trên khai thác thêm đất hiếm.
Đất hiếm là một nguồn tài nguyên quan trọng. Điều này khiến các chính quyền địa phương e ngại hành động chống lại các công ty khai thác thuộc sở hữu nhà nước, Qin nói.
"Đất hiếm là một nguồn tài nguyên có đặc quyền", Qin bình luận. "Những khoáng sản khác được khai thác với giấy phép từ chính quyền địa phương, trong khi giấy phép khai thác đất hiếm đến từ chính quyền trung ương".
Đất hiếm trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu hồi tháng 5 sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Lúc bấy giờ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân tới thăm một nhà máy nam châm vĩnh cửu đất hiếm ở tỉnh Giang Tây.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc phát đi tín hiệu rằng Bắc Kinh có thể hạn chế xuất khẩu đất hiếm nhằm gây áp lực cho các công ty Mỹ, cảnh báo "bất kỳ ai muốn dùng đất hiếm nhập khẩu từ Trung Quốc để chống lại Trung Quốc, người dân Trung Quốc sẽ không đồng ý".
Năm ngoái, Trung Quốc chiếm khoảng 71% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Từ năm 2014 đến 2018, Trung Quốc cung cấp 80% lượng đất hiếm nhập khẩu của Mỹ. Giới chuyên gia đánh giá các mỏ khai thác đất hiếm bất hợp pháp ở Trung Quốc thậm chí còn cung cấp nhiều hơn thông qua thị trường chợ đen.
Theo giới phân tích, chìa khóa dẫn tới lợi thế của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm không nằm ở các khoản đầu tư của chính phủ mà nằm ở việc họ không có biện pháp gì nhằm giảm thiểu những gánh nặng ô nhiễm mà người dân phải chịu.
Những hóa chất dùng để khai thác đất hiếm ăn mòn xương và răng. Khi đất hiếm được khai thác cùng các kim loại khác, quá trình này có thể làm ô nhiễm nguồn nước bằng dư lượng phóng xạ, Eric Liu, nhà vận động môi trường tại tổ chức Greenpeace ở Bắc Kinh, cho hay.
"Cứ ở đâu có nước mặt hoặc nước ngầm, tất cả các loại vật liệu nguy hiểm sẽ nhờ đó mà ngấm vào những khu vực xung quanh mỏ khai thác cũng như tất cả các trang trại lân cận", ông nói. "Họ còn đổ axit hóa học trực tiếp vào đất".
Theo Ma Jun, giám đốc Viện các Vấn đề Môi trường và Công cộng, dù biết tác động từ quá trình khai thác đất hiếm rất khủng khiếp, nhiều người dân nông thôn "không có lựa chọn nào khác" ngoài việc phải sống trong những khu vực bị ô nhiễm.
Đất chứa đất hiếm được chất thành đống tại một cảng ở tỉnh Giang Tô. Ảnh: Reuters.
"Họ đào giếng cho tới khi không còn đào sâu hơn được nữa. Mọi hoạt động thường ngày phụ thuộc vào chiếc giếng ấy. Và rồi họ mắc bệnh", Ma nói.
Chính quyền Trung Quốc ước tính phải mất 5,5 tỷ USD để xử lý những thiệt hại về môi trường sau nhiều năm khai thác đất hiếm bất hợp pháp tràn lan ở Giang Tây.
Một số nhà môi trường học cho rằng đất hiếm nên được coi là khoáng chất xung đột, giống như "kim cương máu", đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu đang tăng cao.
"Nếu là cổ đông của Apple hay bất kỳ công ty nào sử dụng đất hiếm trong các sản phẩm của mình, họ cần cân nhắc mọi rủi ro. Đây không phải chỉ là vấn đề gián đoạn nguồn cung mà còn là vấn đề liên quan đến danh tiếng", Liu Hongqiao, nhà nghiên cứu từng công bố các báo cáo về ô nhiễm đất hiếm, nhận xét.
Dân làng Yulin cho hay họ đã ngừng đưa con em tới trường học như một cách để phản đối hoạt động khai thác đất hiếm. "Chúng tôi thậm chí còn không có đất và nước sạch. Vậy thì đi học để làm gì?", họ nói. "Cái giá của giàu có và quyền lực là gì? Họ đang hủy hoại cuộc sống của người dân. Nếu là một đất nước hùng mạnh, bạn nên hỗ trợ và bảo vệ kẻ yếu, đừng đòi hỏi họ phải hy sinh cho bạn".
Theo Vũ Hoàng (VNE)
Cuộc điện thoại nóng đến Putin và ước nguyện của cô gái 19 tuổi Ước nguyện cuối đời của Vilena Islamova, một bệnh nhân ung thư ở vùng Chelyabinsk đa trở thành sự thật sau cuôc goi đên chương trình đường dây nóng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Nga Putin. Ước nguyện cuối cùng của Vilena là được gặp anh trai đang phục vụ trong quân đội ở một vùng khác của Nga. Theo...