Thầy giáo lừng danh sử Việt Nam với 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ là ai?
Người thầy này có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất lịch sử, với 74 người, đủ các danh vị.
Ông chính là thầy giáo Trần Ích Phát.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, Trần Ích Phát sống vào thời Lê sơ (thế kỷ 15-16), xuất thân từ gia đình nông dân nghèo tại làng Triều Dương, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ, ông sớm thể hiện tư chất thông minh vượt trội, trí nhớ siêu phàm. Những kinh sách phức tạp chỉ cần xem qua một lần là thuộc lòng. Tiếng tăm của Trần Ích Phát nhanh chóng lan rộng khắp nơi.
Năm 1448, dưới triều vua Lê Nhân Tông, ông tham gia kỳ thi Hương và xuất sắc đỗ đầu, đạt danh hiệu Giải nguyên. Tuy nhiên, khi bước vào kỳ thi Hội, Trần Ích Phát lại không đậu khiến nhiều người tiếc nuối. Dù còn rất trẻ, thay vì chờ đợi kỳ thi tiếp theo hoặc ra làm quan, ông đã chọn con đường khác.
Khi ấy, Trần Ích Phát tự nhủ với bản thân rằng: “Mình không làm được tiến sĩ thì sẽ đào tạo ra tiến sĩ, kể cả là thám hoa, bảng nhãn, trạng nguyên”. Quyết tâm ấy đã thôi thúc ông trở về quê nhà, mở trường dạy học. Tiếng lành đồn xa, sĩ tử khắp nơi đổ về học hỏi Trần Ích Phát ngày càng nhiều.
Trần Ích Phát, thầy giáo lừng danh của Việt Nam từng có tới 74 học trò đỗ trạng nguyên, tiến sĩ.
Theo cuốn Những Người Thầy Trong Sử Việt, cách tiếp cận của Trần Ích Phát khác xa so với truyền thống giáo dục thời bấy giờ. Ông quan tâm sâu sắc đến đặc điểm tâm sinh lý của từng học trò, khích lệ mỗi người theo cách riêng để thúc đẩy hiệu quả học tập.
Những nỗ lực của Trần Ích Phát đem lại kết quả to lớn. Qua các khoa thi từ năm 1463 đến 1496, triều đình có thêm 9 trạng nguyên, 10 bảng nhãn, 10 thám hoa. Riêng học trò của Trần Ích Phát đã góp mặt 3 trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa. Ngoài ra còn có 10 hoàng giáp và 51 tiến sĩ. Đây được xem như một kỳ tích, bởi thời xưa chỉ cần đào tạo được một học trò đỗ đạt kỳ thi lớn đã vang danh thiên hạ.
Video đang HOT
Đa số học trò của Trần Ích Phát đều đỗ đạt dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì. Đây cũng chính là thời kỳ mà giáo dục, khoa cử cực kỳ phát triển.
Vua Lê Thánh Tông, khi còn là hoàng tử lưu lạc trong dân gian, đã nghe danh và ngưỡng mộ tài năng của Trần Ích Phát. Sau này nhờ sự đóng góp trong việc đào tạo nhiều nhân tài cho triều đình, Trần Ích Phát được vua phong làm Đông Các đại học sĩ, một vinh dự hiếm có cho người mới chỉ đỗ kỳ thi Hương.
Mặc dù được vua ưu ái, Trần Ích Phát vẫn từ chối làm quan và chọn cuộc sống giản dị tại quê nhà, tiếp tục sự nghiệp dạy học.
Thầy giáo sang thăm nhà học trò, không ngờ cưới được vợ đảm
Vài lần đến thăm nhà học trò, ông Phi thầm để ý bà Bích và tìm cách làm quen.
Chuyện tình của thầy giáo Vĩnh Long
Ông Lý Phi (61 tuổi) và bà Phạm Thị Ngọc Bích (57 tuổi) đã kết hôn 36 năm và có 2 người con. Chuyện tình gần 4 thập kỷ của hai ông bà nên duyên khi ông Phi về Trà Vinh, làm chủ nhiệm lớp cấp II của em trai bà Bích.
Bà Bích khi đó đang học nghề may, thầy thầy giáo trẻ điển trai hay ghé nhà nên cũng ấn tượng lắm. Nhưng khi ấy bà Bích mặc cảm vì ngoại hình ú nu nên không dám mơ được quen ông.
Nhưng bà không ngờ, nhiều lần đến thăm gia đình học trò, ông Phi cũng để ý và yêu thầm bà Bích từ lúc nào không hay. Ông giả vờ xin theo bà học may lấy cớ làm quen dù đã thạo may từ trước đó.
Được ông ngỏ lời, bà Bích không tin, về nói với ba: "Ba ơi anh Phi nói muốn làm quen với con. Mà con xấu quá, chắc anh ấy đùa giỡn với con thôi".
Vợ chồng ông Phi đã bên nhau 36 năm
Song ba bà Bích vẫn cổ vũ con gái: "Không có đâu. Con đẹp lắm. Con đừng nói mình xấu. Nếu con nói mình xấu, người ta biết, người ta để ý. Con phải tự tin lên. Con không xấu đâu".
Được bố tiếp sức mạnh, bà Bích khi ấy 23 tuổi, tặc lưỡi: "Ừ thôi là quen thử". Vậy là bà mạnh dạn mở lòng đón nhận tình cảm từ phía ông Phi.
Lần đầu hẹn hò, ông Phi run run nắm tay bà hỏi: "Em có chịu về Vĩnh Long làm dâu không? Nếu đồng ý, anh sẽ về Vĩnh Long thưa với ba mẹ đến nhà hỏi cưới em làm vợ".
Ông bà thưa chuyện với ba mẹ và chọn ngày đẹp tổ chức đám cưới. Tuy nhiên đường xá xa xôi, cách trở, ông bà không tổ chức lễ đưa dâu mà chỉ làm cỗ tại Vĩnh Long, quê ông Phi. Điều này vẫn khiến ông Phi tiếc nuối tới tận giờ vì không cho bà một đám cưới trọn vẹn.
Thức tỉnh sau biến cố
Cưới xong, ông Phi tiếp tục đi dạy, còn bà Bích mở tiệm may. Khi rảnh ông phụ may đồ nam, bà Bích may đồ nữ, hai vợ chồng được cho một ngôi nhà nhỏ ở chợ để ở đó buôn bán luôn. Cuộc sống khi đó vất vả vô cùng, không có điện, không có nước. Lúc đó cũng chưa có bàn ủi điện, ông bà phải quạt than để là quần áo cho khách. Tới chiều, ông Phi đi gánh nước để vợ giặt giũ, nấu cơm.
3 tháng sau đó, bà Bích mang thai con gái đầu lòng. Đến lúc bầu to đi đứng khó khăn, bà Bích vừa phải nấu ăn, chăm con, vừa may vá...
Ông Phi nghỉ dạy học, về phụ may vá với vợ
Quá khổ cực, ông Phi chán nản, bắt đầu tìm đến thú vui nhậu nhẹt bên ngoài. Ngày nào đi dạy học về, ông cũng được bạn bè rủ rê đi uống rượu say mèm. Bà Bích tủi thân, định chia tay ông và về nói với ba mẹ. Nhưng mẹ bà khuyên: "Ráng đi con, chắc mới nên thằng Phi nó chưa quen. Để từ từ nó sửa, để má nói với nó".
Bà Bích trước đó mập mạp, nặng hơn 60kg, song buồn vì chuyện gia đình, lại chăm con cực khổ, bà ốm sút gần chục ký. Thương vợ, ông Phi thức tỉnh, bắt đầu từ bỏ những cuộc vui vô bổ và quay về bên gia đình.
Sau này, ông nghỉ dạy, ở nhà chuyên tâm phụ may với vợ. Có những ngày 2 vợ chồng ngủ gục trên máy may, bên cạnh con nhỏ khóc nheo nhóc. Ông Phi nhớ những ngày hai vợ chồng đạp xe, chở quần áo đi bán, trời nắng mồ hôi ướt đầm lưng áo.
"Thời gian đó, vợ chồng tôi khó khăn lắm. Nhiều hôm ngồi dưới mưa lạnh, vợ buồn đến rơi nước mắt. Tôi cũng buồn muốn khóc nhưng cố nuốt nước mắt vào lòng, ôm vợ an ủi: 'Cố lên em. Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn'. Là đàn ông, là chồng nên dẫu buồn tủi thế nào, tôi cũng không cho vợ thấy mình yếu mềm, rơi nước mắt", ông Phi bộc bạch.
Gia đình hạnh phúc của ông Phi sau 36 năm
36 năm xây đắp tổ ấm, giờ đây ông Phi, bà Bích đã tậu được cơ ngơi khang trang, truyền lại nghề cho các con. Ông gửi lời cảm ơn tới vợ vì đã đồng hành, cùng ông dựng xây cuộc sống êm ấm với những người con hiếu thảo.
Rưng rưng giọt nước mắt của thầy giáo trong tiết dạy cuối Đoạn video về hình ảnh người thầy giáo già lau nước mắt trong tiết dạy cuối cùng lấy đi nhiều nước mắt của người xem. Hình ảnh thầy Minh lau nước mắt trong tiết học cuối với học sinh trước khi về nghỉ hưu - Ảnh: N.THẮNG Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bạn Vũ Linh Chi - bí thư Đoàn lớp 12A13,...