Thầy giáo Lịch sử vượt 300 cây số trong đêm để mừng tuổi 103 của đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thầy Trần Trung HIếu đã đứng bắt xe dưới trời mưa lúc 23 giờ, đi gần 300 cây số để kịp tới tham dự buổi giao lưu đặc biệt này.
Sáng qua, ngày 23/8/2013, Báo điện tử Trí Thức Trẻ tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giao lưu trực tuyến nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp 103 tuổi”.
Khách mời tham gia chương trình là các vị tướng lĩnh cao cấp, các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự và một số chuyên gia đã có nhiều năm gắn bó, cộng tác và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên Cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên UVTW Đảng, Tư lệnh Quân khu 4, ĐBQH.
Nhận được lời mời từ báo Trí thức Trẻ và ý kiến của Nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc, thầy giáo Trần Trung Hiếu (giáo viên môn Lịch sử – Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An) đã vượt gần 300 cây số để có mặt tại buổi gặp gỡ và giao lưu các vị tướng lĩnh cao cấp, các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đã có nhiều năm gắn bó, cộng tác và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp Đại tướng bước sang tuổi 103.
Được biết, thầy giáo Trần Trung Hiếu là một giáo viên dạy sử và đam mê nghiên cứu lịch sử, đặc biệt ông đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đã có một số bài viết về nhân vật lịch sử này
Thầy Trần Trung Hiếu (áo trắng) trong buổi giao lưu cùng các vị tướng, nhà nghiên cứu lịch sử trong buổi giao lưu sáng ngày 23/8 tại tòa soạn báo Trí thứ trẻ
- Thưa thầy, thầy có thể cho biết lý do tại sao quyết định vượt 300 cây số trong đêm để tới buổi giao lưu này?
Tôi là một nhà giáo, đồng thời là một người thích nghiên cứu, tìm tòi Lịch sử. Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, tôi đã có một thời gian khá dài nghiên cứu về cuộc đời và hoạt động của Đại tướng Giáp, thấy được vai trò của Đại tướng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam thời hiện đại.
Tôi rất ngưỡng mộ Đại tướng và những vị tướng có mặt tại đây đã cùng cộng sự với Đại tướng để làm nên một phần lịch sử Việt Nam hiện đại. Đó chính là lý do khiến tôi có mặt tại cuộc giao lưu trực tuyến này.
- Thầy có thể chia sẻ một chút hành trình 300 km của mình để tới buổi gặp gỡ và giao lưu cùng các vị tướng lĩnh mừng tuổi 103 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
Trong cuộc giao lưu này thì tôi là người đến đây với quãng đường xa nhất. 23h tối qua tôi đứng dưới đường bắt xe ô tô và trời mưa. Đến Hà Nội vào khoảng 5 giờ sáng.
Tuy nhiên vì trong cuộc gặp mặt này tôi sẽ được lắng nghe những lời chia sẻ của vị tướng lĩnh cao cấp, các nhà nghiên cứu lịch sử về những điều mà có thể lâu nay báo chí chưa nói về một vị đại tướng, một người anh cả của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Cho nên dù đường xa nhưng tâm lý và tinh thần của tôi rất phấn khởi.
- Thầy muốn gửi gắm điều gì tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày đặc biệt này?
Tôi nghĩ rằng báo Trí thức Trẻ đã phối hợp với các tướng lĩnh, các nhà nghiên cứu lịch sử để có một cuộc giao lưu đặc biệt này. Đây là một món quà tinh thần rất ý nghĩa để chúc mừng Đại tướng bước sang tuổi 103.
Đến thời điểm này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, của Nhà nước, của quân đội Việt Nam thọ 103 tuổi. Và cũng là người học trò xuất sắc duy nhất của Hồ Chủ tịch vẫn còn sống.
Dưới góc độ cá nhân, tôi mong muốn Đại tướng sống thọ, sống khỏe để có thể có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử nước nhà.
Thầy Nguyễn Trung Hiếu trong buổi giao lưu trực tuyến nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp 103 tuổi
- Được biết, trước khi trở thành vị tướng lĩnh lừng lẫy của dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một giáo viên dạy Sử…
Video đang HOT
Khi tìm hiểu về Đại tướng với nhiều câu nói nổi tiếng, với những quyết định sáng suốt, tôi tâm đắc nhất là câu: “Nếu không có chiến tranh, tôi đã là một thầy giáo dạy Sử”.
Cho dù sau này, lịch sử có nhiều biến động, tình hình kinh tế – chính trị có những bước phát triển khác nhau nhưng trong nhận thức, tư duy, tầm nhìn của những người yêu sử, dạy sử luôn nhớ Võ Nguyên Giáp như một vị tướng lừng danh, như một thầy giáo dạy sử đáng kính.
Tôi nghĩ là trong quá trình thầy Võ Nguyên Giáp dạy sử đã tích lũy cho mình những kiến thức lịch sử, được nghiên cứu những cuốn sách mang tính từ điển về nghệ thuật quân sự của thế giới: Trung Quốc, Nga, Pháp, Mỹ .. và vận dụng nó một cách sáng tạo vào trong bối cảnh lịch sử Việt Nam.
- Dưới vai trò là một giáo viên dạy Sử, thầy đã mang nhân vật Tướng Giáp huyền thoại đến với các em học sinh như thế nào?
Đối với phần lịch sử Việt Nam hiện đại từ cách mạng Tháng Tám đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn trong đó gắn liền với 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cả 2 cuộc kháng chiến đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều đóng vai trò là Tổng tư lệnh. Được xem như là Đại tướng của nhiều vị tướng, người thầy của nhiều người thầy, chuyên gia của nhiều chuyên gia về nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc thời đại Hồ Chí Minh.
Tôi thường lồng hình ảnh của Đại tướng vào bài giảng thông qua việc giới thiệu cho học trò sơ lược về tiểu sử, gia đình và những quyết định sáng suốt của Đại tướng.
Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, đặc biệt ở 2 chiến dịch quan trọng kết thúc cho 2 cuộc kháng chiến là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh tôi đều nhấn mạnh vai trò lịch sử của Đại tướng thông qua những quyết định sáng tạo, bất ngờ và chính những quyết định đó đã làm thay đổi cục diện của cuộc kháng chiến.
Thứ 2, trong quá trình dạy những kiến thức lịch sử thế giới có liên quan tới nhiều vị tướng, tôi thường xuyên liên hệ, đối chiếu với các danh tướng nổi tiếng của Việt Nam như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Từ lịch sử thế giới soi vào lịch sử Việt Nam đặc biệt là thời đại Hồ Chí Minh để thấy được những thắng lợi mang tính chiến lược về mặt quân sự trong 2 cuộc kháng chiến đều gắn liền với vai trò cá nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách là Tổng tư lệnh.
Năm 1984, Hội Khoa học Hoàng gia Anh đã tổ chức bình chọn 10 vị tướng lừng danh nhất thế giới từ cổ chí kim. Đất nước ta có 2 vị tướng lọt vào top 10 đó là tướng Trần Hưng Đạo và tướng Võ Nguyên Giáp.
Với tài năng, tầm nhìn và tư duy chiến lược của mình dưới sự chỉ đạo của Hồ chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng đã đánh bại 10 vị tướng khác của Pháp và Mỹ. Một dân tộc nhỏ đánh bại 2 cường quốc lớn, một vị tướng đánh bại 10 vị tướng.
- Dưới tư cách là một nhà nghiên cứu lịch sử, thầy nhận xét thế nào về nhân vật lịch sử đặc biệt này của dân tộc này?
Nếu như cho tôi được nhận xét về Đại tướng thì tôi xin nhận xét ngắn gọn như thế này: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng của những quyết định lịch sử, và giá trị của những quyết định đó đã làm thay đổi cục diện lịch sử.
Điều may mắn là trong những trận đánh mang tính quyết định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyệt đối tin tưởng và giao toàn quyền cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông nhận trách nhiệm đó là nhận trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân và đã hoàn thành xuất sắc vai trò của một vị tướng Tổng tư lệnh.
- Học sinh của thầy đón nhận những kiến thức lịch sử đó như thế nào? Có nhiều học sinh biết đến và tìm tòi về Đại tướng cũng như những công trạng lẫy lừng đó hay không?
Trong nhiều năm gần đây có một thực tế đáng buồn là nhiều em có xu thế chán Sử. Một số em thích Sử nhưng không thi Sử vì sợ điểm thấp, sợ khó làm bài. Đó là một thực tế. Lỗi đó không phải là của học trò, mà là lỗi của cả một hệ thống, của cả ngành giáo dục.
Bởi sự quan tâm chưa đúng mực và đánh giá chưa đúng tầm cái vị thế, vai trò của môn Sử đối với việc giáo dục lòng yêu nước và một thói quen rất quan trọng đối với tuổi trẻ là cần phải biết ghi ơn những gì mà lịch sử đã làm nên, những điều cha ông ta đã xây dựng.
Bây giờ học Sử, khi nói về Tướng Giáp thì học trò cũng chỉ biết đó là một vị chỉ huy nổi tiếng. Còn cái sự nổi tiếng, vì sao nổi tiếng thì học trò lại không biết.
Bởi thế tôi thiết nghĩ trách nhiệm lý giải cho học trò những vai trò xuất sắc, những đóng góp đặc biệt của Đại tướng phải thông qua những người thầy dạy sử, những bài học lịch sử cụ thể.
Cảm ơn những chia sẻ của thầy trong cuộc trò chuyện!
Theo SoHa
Những vua chúa đánh trận siêu đẳng trong sử Việt (1)
Nhiều vị vua chúa đã được lịch sử Việt Nam ghi danh vì những chiến công quân sự xuất sắc, trước hoặc sau khi lên nắm quyền.
An Dương Vương
An Dương Vương, tên thật là Thục Phán, là vị vua đầu tiên và duy nhất của nhà nước Âu Lạc - nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Theo sử cũ, ông làm vua trong khoảng thời gian từ 257 TCN đến 208 TCN.
Vào thời kỳ đó, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Hoa và tiếp tục tham vọng xâm chiếm vùng đất phía Nam của các bộ tộc người Việt. Quân Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa.
Trước tình hình này An Dương Vương đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tần của quân dân Âu Lạc. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng suy yếu do thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức thì quân Âu Lạc xuất trận. Đồ Thư mất mạng, quân Tần thua to, phải bỏ chạy về phương Bắc.
Sơ đồ thành Cổ Loa.
Sau chiến thắng, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự. Tòa thành này có cấu trúc độc đáo, theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, được củng cố bởi mạng lưới hào nước liên kết với nhau chạy dưới chân thành. An Dương Vương cũng phát triển thuỷ binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa.
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc. Nhờ sự chuẩn bị quân sự tốt và ưu thế của thành Cổ Loa, An Dương Vương đã chống cự hiệu quả cuộc xâm lược này.
Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương.
Lý Nam Đế
Lý Nam Đế (503-548) tên thật là Lý Bí, còn gọi là Lý Bôn, sinh ra trong hoàn cảnh nước Việt bị nhà Lương đô hộ. Có tư chất thông minh, thể chất mạnh khỏe từ nhỏ, khi lớn lên Lý Bí trở thành một người văn võ song toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương.
Ông được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), nhưng do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác nên bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ.
Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh và thu phục được nhiều nhân vật xuất chúng như tù trưởng Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục, Tinh Thiều, lão tướng Phạm Tu...
Lý Bí đã liên kết với các châu lân cận và cuối năm 541 chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Tiêu Tư liệu không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng Châu để quân của Lý Bí chiếm thành Long Biên.
Tháng 4/542, vua Lương Vũ Đế sai quân từ phường Bắc kết hợp với quân của các châu còn kiểm soát ở phía Nam tạo thành gọng kìm đánh Lý Bí. Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía Nam đánh lui cuộc phản công của nhà Lương, làm chủ toàn bộ Giao Châu.
Cuối năm 542, quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh khiến quân xâm lược thảm bại, 10 phần chết đến 6-7 phần. Sau chiến thắng này, Lý Bí kiểm soát thêm quận Hợp Phố (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay).
Trong khi Lý Bí bận đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía Nam, vua nước Lâm Ấp "đục nước béo cò", đem quân đánh Giao Châu vào tháng 5/543. Lý Bí sai Phạm Tu cầm quân đánh Lâm Ấp và thắng lớn.
Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội).
Đến năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục.
Triệu Việt Vương
Triệu Quang Phục (?-571) là con Triệu Túc, tù trưởng huyện Chu Diên. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh đuổi quân Lương về nước, được trao chức tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Năm 546, sau khi Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lạo, Triệu Quang Phục được ủy thác việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Tháng 1/547, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết.
Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm, và dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp lương thực vũ khí làm kế cầm cự lâu dài.
Năm 550, nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về. Triệu Quang phục tận dụng thời cơ tung quân ra đánh. Quân Lương tan vỡ chạy về nước. Triệu Quang Phục vào thành Long Biên và xưng làm Triệu Việt Vương.
Đến năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.
Ngô Quyền
Ngô Quyền (898 - 944) sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm. Ông lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931.
Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ để chiếm quyền, nhưng lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc nên đã cầu cứu nhà Nam Hán để bảo vệ quyền lực của mình.
Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy.
Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp.
Mô hình trận Bạch Đằng.
Khi cuộc chiến diễn ra, Ngô Quyền đã nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến. Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lược.
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ cho Việt Nam. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương. Kinh đô của triều đại mới không nằm ở Đại La mà chuyển sang Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc từ thời An Dương Vương một nghìn năm trước.
Theo Kiến thức
10 ẩn số không lời giải trong lịch sử Việt Nam (3) Cho đến nay, hậu thế vẫn chưa tìm ra câu trả lời thích đáng cho các "bê bối" trong hoàng tộc nhà Nguyễn. Hoàng tử Cảnh của nhà Nguyễn (Nguyễn Phúc Cảnh, 1780 - 1801) là một người có số phận bi kịch, khi mới 3 tuổi đã bị đưa sang Pháp làm con tin, ngoài 20 tuổi đã bị bệnh đậu mùa...