Thầy giáo giữa tâm dịch Đà Nẵng viết thư động viên học sinh lớp 12
TP.Đà Nẵng chính thức thông báo hoãn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 do diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19. Thầy giáo Nguyễn Đình Hòa viết tâm thư giữa tâm dịch trấn an học sinh khiến nhiều người xúc động.
Nhiều học sinh lớp 12 sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia nhưng các học sinh Đà Nẵng sẽ vẫn phải chờ – ẢNH: T.N
“Phải biết yêu cái mình có”
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thầy giáo Nguyễn Đình Hòa, giáo viên dạy ngữ văn Trường THPT Trần Phú (TP.Đà Nẵng), đã có tâm thư gửi các học trò mến yêu của mình.
Trong tâm thư, thầy Hòa viết: “Như vậy, Bộ GD-ĐT đã chính thức cho phép học sinh Đà Nẵng và một số huyện của tỉnh Quảng Nam dời lại ngày thi THPT năm 2020. Nhiều em nhắn tin hỏi thầy dời lại là dời đến khi nào? Quả thật, thầy cũng không thể trả lời chính xác trước tình hình dịch bệnh phức tạp như thế này. Các em cần nhận thức được rằng đây là giải pháp bất khả kháng được đưa ra trong một tình huống hiểm nghèo nhằm mục đích trước hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của các em và của cả cộng đồng…”
“Thầy cũng muốn an toàn, cũng muốn không phải đi coi thi, chấm thi… nhưng nhiều quy định liên quan chưa cho phép bỏ kỳ thi này. Chưa kể đến, rất nhiều bạn học sinh có năng lực, đã ngày đêm nỗ lực ôn luyện để có điểm thi cao xét vào các trường đại học danh giá. Giờ đây, nếu xét tốt nghiệp chứ không thi, bao nhiêu công sức của các bạn ấy đổ sông đổ biển như dã tràng xe cát. Các bạn hoang mang vì không biết dời đến khi nào?”.
Thí sinh không cần đeo khẩu trang khi ngồi làm bài thi tốt nghiệp THPT
“Thay vì hoang mang trước một thời gian vô định, các em hãy nhìn bao bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên đang vững tâm đi vào tâm dịch, chiến đấu với những nguy hiểm vô hình đang rình rập xung quanh. Nỗi đau của em có so bằng nỗi đau mất đi người thân mà không được nhìn mặt lần cuối, chỉ nhận được hũ tro cốt từ người khác. Nỗi khổ tâm của các em có bằng người mẹ chưa hề chuẩn bị đã phải dứt sữa cho đứa con mấy tháng tuổi để vào vùng cách ly làm nhiệm vụ? Vậy thì tại sao ta không coi việc ở yên tại nhà, nỗ lực ôn bài, luyện tập thể thao, giữ vệ sinh, đảm bảo sức khỏe là một nhiệm vụ giữa mùa dịch?… Các em lo không vào được ngành mà mình yêu thích? Khi không có cái mình yêu, phải biết yêu cái mình có. Biết bao người quyết tâm chọn ngành yêu thích để rồi ra đời phải làm những việc trái ngành mà vẫn thành công…”.
Lạc quan giữa tâm dịch Covid-19
Sau khi bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều tài khoản đã có những lời cảm ơn, những hướng suy nghĩ lạc quan của phụ huynh và học sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Tài khoản Nhung Phạm chia sẻ: “Đây có lẽ là bức tâm thư đầu tiên gửi đến các em học sinh lớp 12 giữa dịch bệnh này. Mong rằng các em ôn bài tốt, dịch bệnh sẽ sớm qua thôi”.
Đã có rất nhiều tài khoản gửi lời cảm ơn đến thầy Hòa, nhiều người cho rằng ngay lúc này, học sinh rất cần những lời khuyên, lời động viên của thầy cô giáo. Tài khoản Vinh Nguyễn chia sẻ: “Cảm ơn thầy, chúng em sẽ thay đổi suy nghĩ, lạc quan chờ dịch bệnh qua đi và bước vào phòng thi”…
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 8.8: Thêm 5 ca mắc mới ở Hà Nội, Quảng Ngãi, Khánh Hòa
Chiều 7.8, chia sẻ về những lời nhắn nhủ đến các em học sinh, thầy Hòa tâm sự, do năm nay mình chủ nhiệm lớp 12, theo các em 3 năm liền nên rất quan tâm tới những thông tin liên quan đến kỳ thi quan trọng cuối cùng của đời học sinh. Khi dịch bắt đầu bùng phát, các em rất lo lắng, thầy phải tìm mọi cách động viên các em.
“Trước thông tin hoãn thi, các em nhắn tin hỏi, đăng bài thể hiện sự hoang mang. Sau hai ngày suy nghĩ, mình viết một mạch bài viết để các em được đả thông tư tưởng, yên tâm ở nhà chống dịch và ôn thi. Mình là giáo viên nên chỉ góp được phần nhỏ như vậy”, thầy nói. Đặc biệt, theo thầy Hòa, có 1 trường hợp học sinh là F2, hiện nay đang tự cách ly ở nhà. Đối với học sinh này, tâm lý càng nặng nề hơn, đã có ảnh hưởng đến quá trình ôn thi.
“Phụ huynh học sinh F2 đã liên tục trao đổi với tôi về thông tin của em và tôi đã trực tiếp điện thoại động viên, hỗ trợ ôn tập cho em học sinh này. Ngày nhận thẻ dự thi, tôi đã nhận giúp em và chờ ngày em hết cách ly. Đến khi em có giấy xác nhận hết cách ly cũng là lúc có thông báo hoãn thi. Các em giờ vẫn nỗ lực ôn tập, mong muốn dịch bệnh sớm qua để có thể dự thi”, thầy tâm sự.
Bản tin Covid-19 ngày 7.8: Cuộc chiến bắt đầu thời kỳ cao điểm
Nóng trên mạng xã hội: Chàng trai nén đau đội tang mẹ trong khu cách ly chống Covid-19: 'Chắc mẹ sẽ hiểu..'
Trong chuyến công tác tại Hàn Quốc, chàng trai 30 tuổi nhận được hung tin mẹ lâm bệnh nặng. Tức tốc đặt vé máy bay để về, nhưng anh phải thực hiện cách ly vì dịch Covid-19 nên không thể nhìn mặt mẹ mình lần cuối.
Khu cách ly Trung tâm huấn luyện dự bị động viên Đồng Xanh - Đồng Nghệ - Ảnh: Huy Đạt
Những ngày có mặt tại Trung tâm huấn luyện dự bị động viên Đồng Xanh - Đồng Nghệ (TP.Đà Nẵng), PV Thanh Niên được nghe câu chuyện đầy xúc động khiến các chiến sĩ tại nơi đây ai nấy đều nghẹn ngào.
Nén đau vì cộng đồng
Đại úy Lê Hồng Hiếu, Đại đội trưởng Đại đội Công binh - Bộ Chỉ huy quân sự TP.Đà Nẵng, nghẹn ngào kể lại câu chuyện của Khoa, chàng trai 30 tuổi trở về từ Hàn Quốc, được cách ly đợt 1 tại trung tâm.
Theo lời anh Hiếu, cũng như 57 công dân khác cách ly đợt đầu tiên trên chuyến bay từ Hàn Quốc đáp xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng hôm 24.2, Khoa thực hiện đúng theo hướng dẫn của những cán bộ y tế tại đây.
Tuy nhiên, sáng 25.2, đơn vị đã vô cùng bất ngờ và xúc động khi Khoa liên hệ để xin giúp đỡ được về nhà đội tang mẹ, vì anh vừa nhận tin mẹ qua đời. "Chúng tôi rất đau xót khi chứng kiến cảnh mất người thân của cậu ấy, nhưng theo quy định thì công dân đang cách ly không thể trở về nhà. Dẫu biết tình mẫu tử thiêng liêng, nhưng chúng tôi phải thực hiện theo quy định. Lúc này, tôi cùng các chiến sĩ thay nhau động viên Khoa...", đại úy Hiếu nghẹn giọng khi kể.
Thêm 9 ca dương tính virus corona, Việt Nam có 85 người mắc bệnh Covid-19
Đại úy Hiếu nhớ lại anh từng nghĩ và lo sợ rằng cậu ấy có thể vì thương nhớ mẹ, không chịu được sự mất mát sẽ làm liều, trốn trại cách ly. "Các chiến sĩ ở bên cậu ấy nhiều hơn để an ủi, chia sẻ mất mát với Khoa. Rất may, là một người ý thức, Khoa hiểu chuyện và cậu ấy vì cộng đồng, vì xã hội đã chấp hành cách ly trong nỗi đau mất mẹ...", anh Hiếu kể.
"Chắc mẹ sẽ hiểu cho em..."
Hôm qua 19.3, trò chuyện với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Tiến Khoa (30 tuổi, trú TX.Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) kể lại câu chuyện: "Khi hoàn thành 14 ngày cách ly trở về quê nhà, mẹ không còn nữa...". Lời kể bị đứt quãng vì Khoa không kìm được nước mắt.
Các công dân hoàn thành thời gian cách ly và trở về nhà - Ảnh: Huy Đạt
Theo lời Khoa, đầu tháng 2.2020, anh cùng một số đồng nghiệp có chuyến công tác tại Hàn Quốc. Theo kế hoạch chuyến công tác này sẽ kéo dài 1 tháng.
Tuy nhiên, đến ngày 22.2 Khoa nhận được tin từ anh chị báo mẹ bị nhiễm trùng máu nặng, phải đưa vào Bệnh viện T.Ư Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) điều trị. Khoa đã sắp xếp công việc để tức tốc đặt vé máy bay về Việt Nam. Nhưng lúc đặt chân đến sân bay Đà Nẵng, anh nhận được thông báo phải cách ly do về từ vùng dịch, khiến anh không thể ra Huế để thăm mẹ.
Nghĩ đến việc 6 tháng rồi chưa thăm mẹ được (Khoa làm việc tại TP.Đà Nẵng và từ đây đi công tác sang Hàn Quốc), nay mẹ đau ốm lại không thể ra chăm... Khoa quặn lòng bước vào khu cách ly.
Hàng loạt hãng xe thế giới ngừng hoạt động vì Covid-19, tại Việt Nam thì sao?
Rồi điều xấu nhất đã xảy ra, rạng sáng 25.2, anh nhận được điện thoại báo tin mẹ qua đời. Chàng thanh niên 30 tuổi bấn loạn, tay run bần bật, hai hàm răng đánh vào nhau liên hồi... vội chạy lên phòng chỉ huy của khu cách ly để xin được về nhưng không được.
"Em đã khóc rất nhiều, nhớ mẹ, nghe lời mẹ nói ở đâu đây... Suốt trong đám tang mẹ, em chỉ được nhìn mẹ qua camera. Những đêm ở khu cách ly, cứ nhắm mắt lại là giọng mẹ lại vang lên, em đã thức trắng rất nhiều đêm", Khoa nghẹn ngào.
Khoa kể, lúc gọi về cho mẹ thông báo sẽ đi công tác Hàn Quốc, người phụ nữ 66 tuổi đã rất lo lắng cho con trai, luôn miệng dặn con cẩn thận và tự chăm sóc sức khỏe ở nơi xứ lạ. Kết thúc thời gian cách ly, cũng là lúc mẹ đã về với đất được 10 ngày.
"Về đến nhà, em chỉ còn biết ngồi cạnh mộ mẹ mà khóc. Em đã không thể ở bên lúc mẹ ra đi. Nhưng là một công dân, em phải thực hiện đúng theo quy định đi cách ly vì xã hội, vì cộng đồng và cũng vì những người thân. Mẹ luôn mong em sống tốt, làm việc tốt, điều này mẹ ở trên cao chắc sẽ hiểu cho đứa con bất hiếu này", Khoa rưng rưng.
Theo thanhnien.vn
Giây phút thư giãn hiếm hoi của các chiến sĩ trên chiến trường chống dịch ở Đà Nẵng Dù đang khoác trên người bộ quần áo bảo hộ, đeo lớp khẩu trang dày cộp nhưng những thứ đó tuyệt nhiên không thể che lấp được giọng hát trong trẻo, thánh thót của các chiến sĩ phòng chống dịch COVID-19 ở Đà Nẵng. Nhiều quốc gia đang oằn mình chống lại dịch COVID-19, thậm chí là ban hành lệnh phong tỏa cả...