Thầy giáo gây phẫn nộ khi bắt sinh viên đi học muộn xếp hàng rồi tát thẳng mặt
Ngày 13/4 vừa qua, Zhang Bo – một thầy giáo phụ trách kỷ luật ở Trường Kỹ thuật Đường sắt Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây đã bị sa thải sau khi có hành động tát vào mặt các sinh viên và bị dư luận lên án.
Ngày 13/4 vừa qua, Zhang Bo – một thầy giáo phụ trách kỷ luật ở Trường Kỹ thuật Đường sắt Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây đã bị sa thải sau khi có hành động tát vào mặt các sinh viên và bị dư luận lên án.
Theo truyền thông địa phương, buổi sáng ngày 13/4, một nhóm sinh viên của trường đã đi trễ vài phút, sau đó, Zhang Bo đã gọi các em này đứng xếp hàng trên bục.
Thầy giáo này vừa mắng vừa dùng tay tát thật mạnh một lượt vào mặt các sinh viên đi trễ. Toàn bộ hành động của thầy giáo này đã được các sinh viên khác ghi lại và đăng tải trên MXH.
Hành động gây phẫn nộ của nam giáo viên.
Đoạn video ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của nhiều người dùng mạng, gây lên một làn sóng phản đối mãnh liệt.
Nhận thông tin về vụ việc, ban giám hiệu nhà trường đã có cuộc họp kỷ luật Zhang và cho thầy giáo này nghỉ việc. Ngoài ra, Zhang còn phải xin lỗi các sinh viên của mình.
Video đang HOT
Phía nhà trường cũng tiến hành làm công tác tư tưởng để xoa dịu các sinh viên bị đánh.
Một vụ việc tương tự trước đó từng xảy ra tại trường đại học Hàng Hải Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc gây phẫn nộ trong dư luận.
Theo đó, giảng viên tại ĐH Hàng Hải Nhật Chiếu có tên Zeng đã bị tố cáo có hành vi bạo lực với sinh viên khi ông này cũng dùng tay tát mạnh vào mặt sinh viên đi học muộn.
Zheng đã ra lệnh cho các sinh viên không được quay mặt đi hay chống cự khi ông tát rất mạnh vào mặt. Ngoài ra, Zheng còn đá một sinh viên khi cậu này phản ứng lại.
Nam sinh bị tát vì đi học muộn.
Được biết, các sinh viên này đang tham gia trong khóa học quân sự kéo dài 2 tuần vào đầu năm. Đây là khóa học bắt buộc cho toàn bộ sinh viên năm nhất tại Trung Quốc để học những kỹ năng tự vệ cơ bản cũng như khả năng sinh tồn trong tự nhiên.
Sau khi đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội, trường đại học Hàng Hải đã khẳng định các sinh viên trên có lỗi vì đã đi muộn 30 phút. Tuy nhiên, đại diện nhà trường cũng thừa nhận việc ông Zheng “không tuân theo những quy cách ứng xử phù hợp với sinh viên”.
Nhiều phụ huynh và sinh viên đã thể hiện sự giận dữ trước cách hành xử của giáo viên Zeng. Họ cho rằng, đây là một hành vi phản giáo dục và không phù hợp với môi trường sư phạm. Giáo viên không có quyền đánh sinh viên như vậy, nhất là khi các em đã bước vào đại học.
Sau vụ việc, nhà trường đã cho thôi việc tạm thời đối với thầy giáo Zeng.
Mảnh giấy đáng yêu trên nắp thùng rác
Để gương vỡ trong thùng rác, sợ cô lao công khi dọn dẹp sẽ bị đứt tay, lớp học 10/7 đã có cách xử lý khéo léo khiến nhiều người phải học hỏi.
Bên cạnh việc học tập, tiếp thu kiến thức thì trách nhiệm của các bạn học sinh, sinh viên khi đến lớp còn là dọn dẹp lớp học, giữ gìn vệ sinh chung.
Với các loại rác thải bình thường như vỏ bánh, vỏ kẹo, túi nilon thì chỉ cần gom lại rồi đem bỏ vào thùng rác, nhưng với những loại rác đặc biệt như: mảnh thuỷ tinh vỡ, mảnh sành, mảnh sứ, các bạn sẽ giải quyết như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp bằng bức ảnh dưới đây.
Một lớp học ở trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) vô tình làm vỡ gương và sau đó đem vứt vào thùng rác. Tuy nhiên vì sợ rằng trong quá trình dọn dẹp, cô lao công sẽ không cẩn thận bị mảnh thuỷ tinh làm đứt tay nên các bạn học sinh đã viết một tờ giấy nhớ, dán trên nắp đậy thùng rác với nội dung: "Cô ơi trong thùng rác có gương bể (vỡ), cô cẩn thận đứt tay nha cô. Lớp 10/7 xin lỗi cô ạ!"
Để mảnh vỡ trong thùng rác và sợ cô lao công khi dọn dẹp sẽ bị đứt tay, lớp 10/7 (THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) đã có cách xử lý khéo léo (Nguồn: Trà My - Group Cháo hành miễn phí)
Dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng điều đó chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của các bạn học sinh tới công việc của những cô, chú lao công trong trường - một hành động tử tế mà không phải ai cũng làm được.
Trong đời sống hằng ngày, việc làm vỡ bát hay vỡ cốc là không thể tránh khỏi. Có lẽ đa số chúng ta sẽ chọn cách xử lý là mau chóng quét dọn rồi vứt vào thùng rác mà ít khi quan tâm đến những người công nhân vệ sinh môi trường. Trong quá trình làm việc, rất có thể họ sẽ bị những mảnh thuỷ tinh, mảnh sứ này làm đứt tay, chảy máu.
Nếu trong trường hợp bạn không thể để lại mẩu giấy cảnh báo, hãy dùng nhiều lớp giấy báo (hoặc băng dính) bọc các mảnh vỡ lại, sau đó cho vào túi nilon để những người lao công hạn chế tiếp xúc với chúng.
Hành động của các bạn học sinh lớp 10/7 (THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) đã nhận được rất nhiều lời khen của cộng đồng mạng, thậm chí còn thu về hàng nghìn lượt thả tim vì quá đáng yêu.
Tài khoản Q.N bình luận: "Đôi khi những điều đơn giản mà lại dễ thương hết sức vậy nè."
"Tử tế từ trong những hành động nhỏ bé nhất, chắc cô lao công khi đọc được mảnh giấy sẽ vui lắm.", Facebook T.A.A cho biết.
Khi chuyện nói tục nằm trong "hệ ngôn ngữ" học đường Ngôn ngữ giao tiếp, lời văn là bộ mặt của mỗi con người, nó thể hiện nền tảng giáo dục, phông văn hóa của mỗi người. Bàn về chuyện cô hoa hậu Đỗ Thị Hà nói tục trên Facebook, trước hết tôi muốn tách bạch, không nhìn với tư cách cô ấy là hoa hậu. Tôi chỉ có ý kiến về cô sinh...