Thầy giáo gây bất mãn vì không xử phạt học sinh trộm đồ của bạn cùng lớp và cái kết đầy ý nghĩa
“Thầy vẫn sẽ chọn giữ lại bạn ấy ở trong lớp, dạy học cho bạn dù cho tất cả các em có rời bỏ thầy đi”.
Nghề giáo là một nghề cao quý và những ai theo nghề này không chỉ dạy học trò các bài học trong sách vở mà còn dạy cả đạo làm người thông qua các hành động và lời nói thường ngày của mình.
Người thầy trong câu chuyện hay ho dưới đây cũng vậy: Ông không xử phạt học sinh cá biệt chuyên trộm đồ của các bạn cùng lớp, thậm chí còn tuyên bố nhất quyết giữ lại trong lớp bất kể các học sinh khác có chọn chuyển đi. Và lý do đằng sau đã khiến mọi người bất ngờ vì chứa đựng bài học hay.
Cụ thể, chuyện kể rằng ở một lớp học nọ, học sinh dạo gần đây thường xuyên bị lâm vào cảnh bị mất đồ. Cuối cùng, sau một thời gian dò xét và cẩn thận quan sát, họ đã phát hiện ra thủ phạm – một người “bạn” được liệt vào danh sách cá biệt trong trường.
Tức giận trước hành động vi phạm đạo đức của bạn, hàng loạt học sinh đã lên tiếng báo thầy giáo chủ nhiệm với hy vọng ông sẽ xử phạt kẻ gian thật nặng. Vậy mà bất ngờ thay, thầy lại không nói gì và cũng không có bất kỳ động thái nào cho thấy ông sẽ ra tay trừng trị.
Thế là như cá gặp nước, cậu học trò cá biệt kia cứ thế trộm đồ của bạn vài lần nữa. Đến lúc này, các học sinh khác dường như đã quá bất mãn trước thái độ thờ ơ của thầy chủ nhiệm nên hội ý nhau gửi bảng kiến nghị đến thầy với nội dung: “Hoặc là thầy chọn đuổi học sinh cá biệt ra khỏi lớp, hoặc là bọn em sẽ chuyển lớp”.
Nhận được bản kiến nghị, thầy giáo điềm tĩnh triệu tập cuộc họp với tất cả học sinh trong lớp và bắt đầu ôn tồn nói:
“Các em là những học sinh tốt, giỏi giang lễ phép và biết đúng, biết sai. Nếu các em chuyển đi, các em vẫn sẽ dễ dàng hòa nhập ở lớp mới nhanh thôi, nhưng các em có bao giờ nghĩ rằng, người bạn cá biệt của mình sẽ như thế nào nếu bị đuổi không?
Sẽ không ai có thể chấp nhận bạn, bạn thậm chí còn không biết đúng sai vì cứ duy trì hành động trộm cắp của mình kia mà. Duy chỉ có thầy là chấp nhận bạn, do đó thầy vẫn sẽ chọn giữ lại bạn ấy ở trong lớp, dạy học cho bạn dù cho tất cả các em có rời bỏ thầy đi”.
Video đang HOT
Nghe đến đây, tất cả đều nín lặng, nhưng đặc biệt là có một đứa trẻ đã bật khóc – chính là học sinh cá biệt mà thầy đề cập. Cậu bé xúc động trước lời nói của thầy và kể từ đó không bao giờ lặp lại hành động xấu một lần nào nữa. Không lâu sau đó, cậu ta thậm chí còn trở thành một người tài giỏi và nổi tiếng về sự chính trực khi ra trường…
Mọi người thấy đấy, câu chuyện bên trên không chỉ cho chúng ta biết cách mà những người làm nghề giáo dạy học trò các bài học giản dị, sâu sắc đan xen trong những tình huống học đường hàng ngày, mà còn nhắc nhở tất cả rằng:
Đối mặt với những hành vi xấu, nếu chúng ta cứ chăm chăm giải quyết nó bằng các cách thông thường dựa vào lý luận đúng sai trong quan niệm cá nhân như chỉ trích, mắng chửi, cáu gắt, phẫn nộ,… thì có đôi lúc mọi thứ chỉ tạm lắng xuống, phần gốc rễ của vấn đề vẫn luôn còn nằm đó.
Còn nếu chúng ta dùng trái tim, dùng tình người để thấu hiểu và khoan dung thì không chỉ giải quyết được vấn đề mà còn có thể cảm hóa được cả những tâm hồn lầm lạc nhất. Khoan dung không phải là bao che cho cái xấu, khoan dung là cách hữu hiệu nhất để giúp người sai đối diện với điểm xấu của chính mình.
Theo helino
Ngày 20/11 năm nay, em không còn được trò chuyện với thầy!
Năm nay, cũng vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam thì người thầy kính yêu của chúng tôi đã không còn nữa, thầy đã đi xa, xa mãi mãi rồi.
Vào dịp 20/11 năm trước, tôi đã viết bài Năm ấy, tôi học lớp 10! và bài viết đã được đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. Trong bài viết này, tôi viết về người thầy giáo dạy Văn suốt những năm học cấp 3 và cũng là thầy giáo chủ nhiệm chúng tôi ngày đó.
Năm nay, cũng vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam thì người thầy kính yêu của chúng tôi đã không còn nữa, thầy đã đi xa, xa mãi mãi rồi.
Vậy là tôi không còn cơ hội để trò chuyện cùng thầy qua điện thoại, không còn nghe nụ cười giòn tan của thầy, không còn được lên thăm thầy trong mỗi lần về thăm quê nữa.
Có những thầy cô mãi mãi được học trò kính trọng (Ảnh minh họa: Baobacgiang.com.vn)
Có lẽ, trong quãng đời học sinh, ai cũng có nhiều người thầy chung tay dạy dỗ, nâng đỡ mình khôn lớn. Đến khi trưởng thành, chúng ta thường nhớ về những thầy cô của mình, nhất là vào dịp ngày 20/11 hàng năm- khi mà xã hội dành những tình cảm đặc biệt để tôn vinh người thầy, hướng về nghề dạy học.
Và tôi, trong sâu thẳm của lòng mình vẫn luôn nhớ về những thầy cô đã từng dạy mình trước đây. Những thầy cô đã khai sáng mình và giúp mình có những định hướng cần thiết cho nghề nghiệp sau này.
Trong số những thầy cô thuở trước, người đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của tôi bây giờ nhất không ai khác chính là thầy giáo dạy Văn năm nào. Thầy giáo ấy đã dạy tôi suốt 3 năm cấp 3, đã đưa tôi đến với văn chương và giúp tôi vững tin tiếp bước của con đường của thầy thuở trước.
Tôi đã chọn ngành Ngữ văn để theo đuổi đam mê cho cuộc đời của mình và hy vọng khi ra trường sẽ được làm đồng nghiệp với thầy để có cơ hội học hỏi thêm và cũng được gần gũi hơn với thầy.
Chỉ tiếc rằng khi ra trường, tôi không dạy học ở quê hương, không được gần thầy bởi tôi vào công tác tại một tỉnh phía Nam của đất nước. Nhưng dù xa về địa lý song thầy trò chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau. Thầy trò vẫn kết nối Facebook, vẫn trò chuyện với nhau qua điện thoại khi cần thiết.
Mỗi lần về quê, dù ngắn, dù dài thì tôi vẫn tranh thủ lên thăm thầy. Thầy trò hỏi han nhau nhiều chuyện nhưng bao giờ cũng quay lại chủ đề dạy học, cũng nói về chuyện văn chương, về những cuộc đời trong văn học.
Và bây giờ thì thầy đã đi xa, xa mãi. Dù vẫn biết quy luật của cuộc đời khắc nghiệt mà con người không tránh khỏi nhưng khi nghe tin thầy mất từ cậu bạn học cũ khiến tôi không khỏi bàng hoàng, xa xót.Sự tâm đầu ý hợp giữa hai thầy trò chúng tôi cứ như thế suốt hơn 20 năm trời...
Nhiều năm thầy mang bệnh trong người, nhiều năm thầy sống một cuộc đời thanh bạch giữa quê hương với biết bao nhiêu những buồn vui trong cuộc sống mà thầy vẫn lạc quan cùng những trang văn, những bài giảng với các thế hệ học trò.
Đặc biệt, thầy biết cách gieo vào lòng học trò một tấm lòng chân thật, sự tử tế, biết sống theo lẽ phải, biết vượt qua những khó khăn của cuộc đời để sống lạc quan và có ích cho đời...
Có lẽ vì thế, những học trò ngày ấy của chúng tôi vẫn luôn nhắc về thầy, vẫn dành cho thầy những tình cảm rất riêng, rất khác, kể cả khi thầy đang dạy và cho đến bây giờ thầy không còn nữa.
Ngày ấy đã rất xa...
Ngày ấy, vùng đất Triệu Sơn (Thanh Hóa) quê tôi còn nhiều khó khăn lắm. Lũ học trò quê chúng tôi chủ yếu là đi những chiếc xe đạp cà tàng đến trường. Thầy giáo của chúng tôi cũng đi xe đạp như bao học trò của mình để đến trường hàng ngày.
Ngày ấy, đường quê còn lầy lội khi mưa gió, còn đầy bụi đường khi trời tạnh, nắng...Những buổi đến trường đạp xe mồ hôi nhễ nhại qua những con đường đầy rơm rạ phơi trên mặt đường vào mùa gặt vậy mà vẫn mà đám trò quê chúng tôi luôn lạc quan, hy vọng.
Những thân phận người phụ nữ bi thương trong tác phẩm văn học trung đại, những khí thế hào hùng của những người lính ra chiến trường trong những năm đánh Mĩ được thầy tái hiện sống động khiến chúng tôi say sưa, thích thú.Chúng tôi vào lớp, dù lớp học ngày đó khá đông với trên 50 học trò nhưng đến giờ Văn của thầy là đứa nào đứa nấy chăm chú lắng nghe. Tình yêu văn chương không chỉ qua từng trang sách mà qua từng lời giảng của thầy.
Quên làm sao được lời giảng của thầy năm xưa, quên làm sao nhưng câu Kiều dâu bể, quên làm sao những câu nói về đạo lý làm người mà thầy đã nói với chúng tôi. Thầy đã làm sống lại biết bao nhiêu cuộc đời, sống lại những tháng năm thăng trầm của lịch sử và bao phận người qua từng tác phẩm văn học.
Những bài giảng của thầy mãi theo chúng tôi qua từng chặng đường dù thời gian cứ xa dần lời giảng của thầy năm nào.
Trong lớp học năm xưa, trong những thế hệ học trò của thầy có rất nhiều người đang theo nghề dạy học. Đặc biệt, có nhiều học trò thi vào ngành Văn và ra trường dạy cùng môn học với thầy.
Chúng tôi yêu văn chương, chúng tôi lựa chọn nghề nghiệp của mình vì yêu thích môn học và cũng là yêu thích những bài học, những lời thầy giảng năm nào.
Thầy đã đi xa, xa mãi nhưng hình ảnh người thầy có đôi mắt buồn vời vợi đạp chiếc xe đạp trên con đường làng năm nào như đang ẩn hiện mãi trong tâm trí chúng tôi.
Con đường xưa giờ đã vắng bóng thầy và chúng em cũng đã xa thầy mãi mãi- thầy Lượt dạy Văn đáng kính của bao lớp học trò!
KHÁNH VĂN
Theo giaoduc.net
Con trai định mang dao đánh nhau với bạn học, bố không can mà hùa theo nhưng lại khiến con sợ tái mặt, dân mạng khen hết lời Ông bố trong câu chuyện này xứng đáng nhận được điểm 10 cho cách dạy con chất lượng. Hồi còn nhỏ dại, không ít lần chúng ta xích mích với bạn bè và muốn gây gổ. Nhẹ thì chúng ta mắng chửi nhau vài ba câu, nặng thì có khi lao vào đấm đá đến sứt đầu mẻ trán. Ngày nay, chúng ta...