Thầy giáo gần 20 năm sáng tác tranh gạo
Thầy Đào Thế Am, giáo viên Trường Tiểu học – THCS Tiền Phong ( thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) nhiều năm dạy học trò sắp xếp hạt gạo thành bức tranh độc đáo.
Trong ngôi nhà tại xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên, thầy Đào Thế Am treo nhiều tranh sơn dầu, tranh lụa, nhưng nhiều nhất là tranh gạo.
Các bức tranh được kết bằng hạt gạo đủ màu sắc từ trắng tới nâu, đen sẫm tạo thành những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, phong cảnh đặc trưng làng quê Việt.
Thầy giáo 43 tuổi cho biết, đến với tranh gạo như một cơ duyên. Năm 2002, trong lần đến nhà người quen rang gạo làm thính, thấy gạo chuyển sang các gam màu trầm đẹp mắt, thầy Am nảy ý tưởng làm tranh gạo.
Nguyên liệu là những hạt gạo tròn, còn nguyên hạt. Việc rang đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ để lửa nhỏ, rang chậm cho gạo chín từ từ, chuyển thành các màu sắc người thợ cần. Màu càng đậm thì càng phải rang lâu, nếu để to lửa, hạt gạo dễ nở bung hoặc cháy.
Gạo được rang thành các mẻ với đủ sắc màu.
Trên tấm giấy bìa được vẽ hình phác họa, thầy giáo dùng keo sữa đổ lên trước khi xếp gạo theo từng đường nét.
Video đang HOT
“Để hoàn chỉnh tác phẩm tranh gạo không đơn giản, vì phải hội tụ đầy đủ yếu tố về màu sắc, bố cục, độ khít, hài hòa của hạt gạo. Nếu tập trung một buổi sáng, tôi có thể làm xong một bức tranh gạo”, thầy Am chia sẻ.
Bức tranh gạo hoàn thiện sẽ được quét thêm lớp keo dẻo lên bề mặt cho kết dính và phun lớp sơn bóng khi đã khô để chống mốc.
Bức tranh gạo được thầy Am sáng tạo dịp năm mới Đinh Dậu. Tác phẩm thường có kích thước 20×30 cm, hoặc 40×60 cm.
Ngoài việc dạy mỹ thuật tại Trường Tiểu học – THCS Tiền Phong (thị xã Quảng Yên), những ngày cuối tuần thầy Am còn dạy kết tranh gạo miễn phí cho học trò tại nhà riêng.
Học sinh đến đông, có hôm thầy trò phải trải chiếu ra sân cùng nhau làm. “Tranh gạo thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ của đôi tay họa sĩ. Tôi muốn rèn sự cẩn thận, cần cù và tính thẩm mỹ cho học trò qua việc làm tranh gạo”, thầy giáo chia sẻ.
Em Trần Thế Long (lớp 11A4, Trường THPT Ngô Gia Tự), học trò cũ của thầy Am cho biết, học vẽ tranh gạo tại nhà thầy Am được hơn một năm. “Hiện tại em có thể tự làm được những bức tranh gạo chân dung, phong cảnh. Em thích hội họa và muốn theo ngành mỹ thuật nên thời gian rảnh thường đến đây học”, Long nói.
Minh Cương
Theo VNE
Lễ rước 32 cụ già thượng thọ ở Quảng Ninh
Hàng năm cứ đến ngày mùng 7 tháng Giêng, các cụ thượng thọ tròn 80, 90, 100 tuổi trở lên sẽ được rước bằng kiệu võng hoặc xích lô lên miếu Tiên Công ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).
Sáng mùng 7 tháng Giêng, hàng nghìn người đứng kín các tuyến đường để xem đám rước các cụ già thượng thọ về miếu Tiên Công ở xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) lễ tổ.
Theo nhiều tài liệu, từ thời Lý - Trần đã có một số dân vạn chài đến vùng đất đảo Hà Nam thuộc thị xã Quảng Yên ngày nay sinh sống. Họ dựa vào những gò đất cao để dãi chài, phơi lưới. Đến đầu thế kỷ 15, có 6 nhóm dân cư đến quai đê lấn biển, khai hoang đất đai trồng lúa, lập làng, tạo nên khu đảo Hà Nam.
Từ 5h sáng, những gia đình có cha mẹ thượng thọ sẽ cùng dòng họ và làng xóm tổ chức đoàn rước đưa "cụ Thượng" về miếu Tiên Công.
Dẫn đầu đoàn rước là đội múa kỳ lân, kèm theo những màn nhào lộn đẹp mắt. Ba người đóng giả các chú tễu múa gậy, múa quạt làm nhiệm vụ dẹp đường, tiếp sau là đoàn trống, rồi đến hai hàng cờ ngũ sắc...
Đội nhạc bát âm đi trước chữ thọ.
Con cháu trong gia đình mặc quần áo dài đội lễ. Lễ lên miếu không thể thiếu trầu cau, bánh dày...
Mâm lễ lên miếu cũng thường hay có đầu lợn, gia đình nào có điều kiện sẽ có hẳn một con lợn quay.
Theo phong tục, lễ rước các cụ thọ đi rất chậm, với quãng đường 2 km phải đi mất hàng tiếng đồng hồ. Thông thường lễ rước các "cụ Thượng" lên miếu kéo dài từ sáng đến 11h trưa mới đến miếu.
Các cụ già thượng thọ được rước bằng kiệu võng, do con cháu trong dòng họ khiêng hoặc rước bằng xe xích lô.
Sau lễ hội Tiên Công, nhân dân vùng đảo Hà Nam bước vào các hoạt động của năm mới như, cày cấy, gieo trồng, mua con giống, ra khơi đánh cá...
Người dân vây kín hai bên đường xem lễ rước.
Năm nay thị xã Quảng Yên có 188 cụ thượng thọ, với 150 cụ tròn 80 tuổi, 37 cụ tròn 90 tuổi và 1 cụ tròn 100 tuổi. Trong đó, có 32 cụ Thượng được gia đình, dòng họ tổ chức rước lên miếu lễ tổ.
Minh Cương
Theo VNE
Phẫu thuật thành công cho bé sơ sinh có nội tạng nằm ngoài bụng Bé gái chỉ nặng có 2,4kg, kèm thoát vị chân rốn, toàn bộ ruột non, đại tràng lộ ngoài thành bụng kèm dị dạng ruột quay dở dang... Tuy nhiên, các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh đã phẫu thuật thành công, đem Tết đến sớm cho gia đình bé. Ngày 25.1, Khoa Sản đẻ - Bệnh viện Sản nhi tỉnh...