Thầy giáo chế ra xà phòng tắm thơm nức hương hoa hồi xứ Lạng
Ấp ủ niềm đam mê nghiên cứu và sáng tạo khoa học công nghệ, thầy giáo Liễu Văn Toàn, giáo viên môn Vật lý, trường THPT Văn Quan đã truyền cảm hứng, dẫn dắt học trò đến với sáng tạo khoa học. Và sản phẩm bánh xà phòng tắm thơm nức hương hoa hồi -đặc sản của Lạng Sơn chính là kết quả từ sự đam mê sáng tạo đó.
Nhắc đến thầy Liễu Văn Toàn (SN 1981), các thầy cô trong trường THPT Văn Quan (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) đều chung lời nhận xét: Đó là một giáo viên tận tâm với nghề, luôn có những ý tưởng, niềm đam mê sáng tạo có tính ứng dụng cao.
Năm 2006, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, thầy Toàn về công tác tại trường THPT Văn Quan, hiện đang là giáo viên giảng dạy môn Vật Lý. ây là ngôi trường nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn với phần lớn học sinh là con em gia đình thuần nông, con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Thầy Toàn đang pha các nguyên liệu theo tỉ lệ nhất định để cho ra những bánh xà phòng tắm chất lượng tốt nhất.
Phóng viên Dân Việt có dịp gặp thầy trong một buổi chiều ngày hè khi thầy đang tất bật với công việc đóng gói những thùng hàng chứa những bánh xà phòng tắm thơm nức mùi hoa hồi để gửi cho khách. Thầy Toàn cho biết, tranh thủ thời gian nghỉ hè, chưa phải lên lớp nên thầy sắp xếp lại những thùng sản phẩm là bánh xà phòng vừa “ra lò”.
Nói về cơ duyên đến với những chiếc bánh xà phòng tắm thơm nức hương hoa hồi, thầy Toàn chio hay, giáo viên không chỉ là người hướng dẫn học sinh học tập, nghiên cứu khoa học, mà quan trọng hơn là biết khơi dậy ở các em niềm đam mê với khoa học, dám mơ ước và dám thực hiện ước mơ…
Theo thầy Toàn, những ý tưởng trong sáng tạo khoa học không phải là cái gì đó quá to lớn, xa xôi, mà những gì đang diễn ra xung quanh trong đời sống thường ngày. Những ý tưởng sáng tạo có ý nghĩa phục vụ đời sống và làm cho cuộc sống con người tốt hơn.
Sản phẩm bánh xà phòng tắm hương hồi do thầy Toàn cùng các học trò nghiên cứu tham gia dự thi.
“Tháng 9/2016, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học cho học sinh phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn phát động. Thời điểm đó tôi luôn suy nghĩ việc tìm và làm ra một sản phẩm gì đó gắn với đặc trưng của huyện Văn Quan, đặc biệt là mang lại tính ứng dựng cao nhưng gần gũi, gắn với đời sống thường ngày…”, thầy nói.
Video đang HOT
Theo thầy Toàn, nhắc tới Văn Quan là nhắc tới cây hồi, một loại cây đặc sản, đặc trưng của núi rừng nơi đây. Hoa hồi cho tinh dầu với nhiều công dụng khác nhau, nhưng người dân vẫn chưa thực sự nhìn thấy được hết những tác dụng đó. Với suy nghĩ như vậy, thầy đã cũng những học trò của mình bắt tay vào nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm bánh xà phòng hương hồi với tên đề tài dự thi là “Xà phòng hương hồi”.
Từ những kết quả nghiên cứu ban đầu, thầy Toàn đã dành thời gian hoàn thiện lại sản phẩm bánh xà phòng hương hồi để đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.
Thầy Toàn cho biết: Ban đầu thầy trò cũng gặp không ít khó khăn, tuy nhiên sau nhiều lần thử nghiệm thì nghiên cứu cũng thành công. “Làm xà phòng handmade (làm thủ công) khá dễ, đặc biệt xà phòng mang mùi hương tự nhiên, đặc trưng, tốt cho da và là sản phẩm mang tính ứng dụng cao vì trong phòng tắm của mọi gia đình không thể thiếu những chiếc bánh xà phòng tắm”, thầy nói.
Kết quả, tại cuộc thi nghiên cứu khoa học cho học sinh phổ thông tháng diễn ra tháng 12/2016, đề tài “Xà phòng hương hồi” của thầy và các học trò đã đạt giải Ba của cuộc thi sáng tạo.
Sản phẩm xà phòng tắm hương hồi do thầy Toàn đưa ra thị trường được nhiều người đón nhận và đánh giá tốt về chất lượng và độ an toàn.
Chính những đam mê, sáng tạo cùng với những kiến thức chuyên môn vững đó mà 13 năm giảng dạy ở trường THPT Văn Quan, thầy vừa giữ vai trò một giáo viên cốt cán, tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi vừa hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật…
Sự chịu khó tìm tòi, sáng tạo của thầy đã được đền đáp không chỉ bằng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện, mà còn truyền lửa đam mê sáng tạo khoa học cho các thế hệ học sinh nhà trường, giúp học sinh liên tục tìm tòi, sáng chế ra những sản phẩm khoa học mang ý nghĩa thiết thực.
Mỗi giờ lên lớp giảng dạy, thầy Toàn thường lồng ghép ý tưởng sáng tạo về những gì đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày, đưa ra một số câu hỏi mở rộng những mong tìm được học sinh có năng khiếu và đam mê sáng tạo. Từng bước, thầy điểm lại một số mô hình sáng tạo khoa học, giúp học sinh hình dung thêm ý tưởng sáng tạo có ý nghĩa phục vụ đời sống.
Ngoài bánh xà phòng hương hồi, hiện thầy Toàn còn nghiên cứu và làm ra nhiều sản phẩm có nhiều mùi hương khác nhau như hoa hồng, bạc hà…
Sau cuộc thi và những thành công bước đầu, thầy Toàn đã đưa sản phẩm vào sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nhận thấy sản phẩm còn nhiều hạn chế nên thầy đã tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thêm về tỷ lệ pha trộn các nguyên liệu để sản phẩm xà phòng tắm hương hồi được hoàn thiện hơn. Thầy đem sản phẩm tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp dùng thử và được đánh giá rất tốt. Đầu năm 2017, thầy bắt đầu bán ra thị trường.
Với những thành công bước đầu, thầy Toàn tiếp tục nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm bánh xà phòng có nhiều mùi hương khác nhau như bạc hà, hoa hồng, hương sả… Hiện nay, xà phòng nha đam hương hồi và xà phòng than hoạt tính hương hồi đang được nhiều người yêu thích bởi hương thơm dịu của hương hồi.
Ngoài xà phòng dạng rắn, cuối năm 2018, thầy Toàn tiếp tục nghiên cứu thành công và tạo ra sản phẩm xà phòng tắm hương hồi dạng lỏng. Tháng 5/2019, thầy bắt đầu bán ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhận được nhiều phản hồi tốt về chất lượng sản phẩm. Hiện nay, trung bình mỗi tháng, thầy Toàn bán ra thị trường từ 80 – 100 sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài tỉnh như: Hà Nội, Thái Nguyên, TP.Hồ Chí Minh…
Với bề dày kinh nghiệm chuyên môn và kết quả từ niềm đam mê sáng tạo đó, thầy Toàn đã thắp lên ngọn lửa đam mê sáng tạo cho các thế hệ học trò, sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ đời sống.
Trong Đông y, tinh dầu hồi có tính ấm, vị cay được xem như phương thuốc dùng để khai vị, tiêu thực, sát trùng, trị hàn, kiện tỳ… Còn trong Tây y với những thành phần hóa học được nghiên cứu, tinh dầu hồi giúp tăng cường nhu động ruột, giúp hỗ trợ trị đau bụng và các hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra nó còn giúp giảm đau và khử đờm… Tinh dầu hồi có thể làm hương liệu và là dược liệu quý, là gia vị trong chế biến thực phẩm…
Sử dụng xà phòng tắm từ tinh dầu hồi sẽ có tác dụng diệt vi khuẩn gây ngứa, gây mụn, ngăn ngừa, chữa trị cảm cúm hiệu quả.
Theo Danviet
Tình cờ thầy giáo thăm ruộng phát hiện rùa lạ quý hiếm ở An Giang
Một giáo viên ở H.Thoại Sơn, tỉnh An Giang tình cờ đi thăm ruộng lúa của gia đình thì phát hiện một con rùa lạ. Theo nhận định ban đầu, con rùa lạ này thuộc dạng cá thể quý hiếm.
Cá thể rùa lạ, phần đầu và cổ rùa có 3 sọc vàng - Ảnh: Tô Văn
Ngày 25/5, ông Phạm Văn Quang (53 tuổi, giáo viên Trường tiểu học Phú Hòa, TT.Phú Hòa, H.Thoại Sơn, tỉnh An Giang) cho biết, gia đình ông đang nuôi giữ 1 cá thể rùa lạ nặng đúng 1kg.
Chiều 24/5, trong lúc đang bơm nước vào ruộng lúa của gia đình, ông Quang đi dọc theo các bờ để kiểm tra thì phát hiện 1 con rùa khá to bò ngang trước mặt. Nghe tiếng động, con rùa này rút đầu và chân vào trong nằm im.
Ông Quang nhặt rùa lên thì nhìn thấy phần đầu và cổ rùa có 3 sọc vàng, trong đó có 1 sọc vàng nổi bật kéo dài từ cổ đến mũi và phía trên mắt. Mai rùa hình vòm nhô lên có màu xám đậm đến đen. Yếm rùa có 2 mảnh màu vàng cử động như được gắn "tấm bản lề cửa" giúp rùa đóng mở cơ thể một cách dễ dàng.
Cá thể rùa được cho là quý hiếm mà thầy giáo bắt được - Ảnh: Tô Văn
Khi nghe tiếng động, rùa rút đầu và chân vào trong rồi đóng nắp lại bằng cách khép chặt 2 mảnh yếm để tự bảo vệ mình. "Mới đầu tôi tưởng con rùa này dạng phóng sanh, nên khi nhặt lên tôi xem phần mai có khắc chữ hay không?
Nhưng khi lật tới lật lui thì không thấy, sau đó tôi xem hết các chi tiết cơ thể con rùa thì thấy nó lạ thường. Bởi thế, tôi quyết định không bán hoặc làm thịt con rùa này mà giữ lại nuôi để cho bà con lối xóm cùng đến xem cho biết với người ta.
Nếu trường hợp ngành kiểm lâm có yêu cầu bảo tồn loài rùa quý hiếm này thì tôi cũng sẵn sàng giao nộp thôi chứ không có vấn đề gì"- ông Quang nhận định.
Thầy T.K.N. (đồng nghiệp của ông Quang) cho rằng: "Hồi đó đến giờ, tôi cũng có nghe nói nhiều về loài rùa có nắp đậy kỳ lạ nhưng nay mới được "thấy tận mắt, sờ tận tay". Tôi thường xuyên đi các tỉnh thành tham quan, khám phá, có nghe đến tên rùa nắp chứ chưa được thấy nó, hình hài ra sao. Nay nhờ thầy Quang, tôi mới có duyên được tận mắt thấy loài rùa vừa lạ vừa ngộ như vầy", thầy N. bộc bạch.
Ông Trần Phú Hòa - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, cho biết: "Chúng tôi có nghe trường hợp 1 cá thể rùa quý hiếm được người dân bắt được tại TT.Phú Hòa.
Chúng tôi có liên hệ và đề nghị người dân cung cấp hình ảnh, địa chỉ và cá thể rùa này để chúng tôi xác minh có phải là rùa nắp hay rùa hộp lưng đen (vì loại này có tới 5 loài). Nếu cá thể rùa mà người dân bắt được như mô tả ban đầu thì loài rùa này được cho xếp vào nhóm động vật quý hiếm.
Nếu người dân bắt được và chứng minh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì người dân có quyền đăng ký nuôi vì mục đích thương mại chứ không được giết làm thịt. Còn nếu người dân tự bắt rùa ở môi trường tự nhiên như trường hợp thầy Quang thì ngành kiểm lâm sẽ vận động thầy giao nộp để phục vụ công tác bảo tồn theo quy định", ông Hòa thông tin.
Theo Tô Văn - Kính Nhởn (Một thế giới)
Trụ trì chùa Ba Vàng nói gì về việc bà Phạm Thị Yến tái xuất đăng đàn thuyết giảng? Làm việc với đoàn liên ngành Quảng Ninh, trụ trì chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, đã nói về việc bà Phạm Thị Yến tiếp tục xuất hiện thuyết giảng cho các Phật tử và quay clip đưa lên mạng xã hội Các cơ quan liên quan ở tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục vào cuộc để xử lý về...