Thầy giáo “chất chơi” mang giày xịn đi dạy, CĐM xôn xao: “Đồ thật hay giả?”
Có lẽ trong cuộc đời học sinh, không ít người đã may mắn gặp được những thầy, cô giáo “chất như nước cất” vì tính cách cũng như gu thời trang của họ rồi nhỉ? Thầy giáo này mới đây cũng khiến cho dân tình được phen ngưỡng mộ đấy.
Trên mạng xã hội đang vô cùng ấn tượng với gu thời trang giảng đường của thầy giáo này. Vẫn mặc chiếc áo sơ mi được ủi thẳng, đóng thùng một cách chỉnh tề, nhưng phía dưới lại chẳng hề có đôi giày tây nào mà lại là một đôi giày thể thao với màu sắc bắt mắt.
Tuy nhiên, bên cạnh việc thầy giáo “chịu chơi” như này thì một số cư dân mạng lại cho rằng đôi giày này chẳng hề hợp với phong cách giảng đường chút nào. Vì giày thể thao thường không nên đi với kiểu sơ vin, đặc biệt là quần tây có phần hơi rũ xuống thế này. Chưa kể đến, đôi giày lại không hề đẹp và còn quả quyết “phối với cái gì cũng không hợp”.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng nhanh chóng soi ra đây là đôi giày của một hãng nổi tiếng, giá của nó thường dao động từ khoảng 20 triệu đồng trở lên, với những phiên bản đặc biệt, đôi khi nó có thể lên đến 30 triệu đồng. Đối với các phiên bản dù là hàng nhái thì cũng có giá khoảng 1 đến 3 triệu, nếu là hàng nhái cấp thấp thì chỉ dao động khoảng vài trăm nghìn.
Có thể thấy đôi giày này quả thật rất đắt giá dù là thật hay giả. Và tất nhiên với những ai vốn đã từng biết đến đôi giày này, đều cho rằng thầy ấy mang một đôi hàng nhái chứ không đến nỗi “rich kid” đến thế.
Xài đồ hiệu hay đồ giả thì cũng là quyết định tiêu tiền của chủ nhân
Từ đó đến nay, có lẽ chúng ta cũng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc khẩu chiến giữa việc mang đồ hiệu và đổ giả. Rằng nếu nhận mình là một người yêu thích giày, thì không nên mua hàng nhái, và ngược lại để tiết kiệm hơn nhưng vẫn có mẫu mã giống, người ta lại ưu tiên chọn hàng nhái hơn.
Vậy thì nếu không đủ tiền mua hàng hiệu, chẳng lẽ cũng không được phép mua một đôi giày kiểu dáng thương hiệu nổi tiếng để mang?
Video đang HOT
Hãy dùng tiền theo cách mà bạn muốn
Trước quan điểm này, chúng ta cũng có được một vài ý kiến trung lập. Rằng không cần biết bạn mang giày hàng hiệu thật hay nhái, đó là tiền của bạn và bạn có quyền tiêu nó theo cách mà mình muốn. Miễn sao là đừng quá phô trương trước những người am hiểu về nó, cũng như là phô trương trước những ai không đủ điều kiện để đáp ứng nó là được.
Tạm kết
Có lẽ cuộc chiếc giữa hàng thật và hàng giả vẫn chưa thể kết thúc dứt điểm, nhưng chúng ta cũng có thể hiểu được rằng việc tiêu tiền không nên để người khác quyết định giùm. Và dù hàng thật hay hàng giả cũng chẳng hề nói lên được cả một con người, chỉ là thời trang thôi đừng nên khắt khe quá.
Nguồn ảnh: KSC
Theo ohman
Hà Nội: Lương quá thấp, thầy giáo phải đi câu cá để cải thiện bữa ăn!
Đồng lương thấp không đủ trang trải cuộc sống, nhiều giáo viên đã phải tìm cách khắc phục bằng việc làm thêm nghề khác, thậm chí có thầy giáo phải đi câu cá để cải thiện bữa ăn gia đình. Những lời bộc bạch từ đáy lòng của những người lái đò
TS: Hướng tới đề án chính sách cải cách tiền lương từ năm 2021, nhóm PV Infonet đã gặp nhiều đối tượng công chức, viên chức ở các địa bàn khác nhau để tìm hiểu về thực trạng mức lương mà họ đang nhận có đáp ứng cơ bản các nhu cầu cuộc sống hay không.Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài về thực trạng lương công chức, viên chức hiện nay!..
Lương thấp làm mình "hèn" đi từ lúc nào không hay
Sau 18 năm đi làm, cô giáo Nguyễn Thị Hằng (giáo viên một trường THCS Quận Hà Đông, Hà Nội) mỗi tháng nhận 7,3 triệu đồng gồm lương và phụ cấp thâm niên nghề giáo.
Cô Hằng bảo, nói ra thì "ấ hổ" nhưng sự thực là suốt chừng ấy năm cô phải "sống nhờ chồng". Bạn của cô hầu hết sống cảnh "tầm gửi" như thế. Ai may mắn hơn thì nhờ gia đình. Số ít bạn cô dạy các môn chính (Toán, Văn, Tiếng A) dư dả hơn đôi chút từ việc dạy thêm.
Ảnh minh họa
"Tôi còn may mắn vì ra trường thi công chức đỗ ngay, lại được nâng lương trước thời hạn một lần mới có được mức lương ấy. Nhiều bạn ra trường cùng đến giờ vẫn chưa vào được biên chế, chấp nhận ăn lương hợp đồng. Thấp lắm! Nhiều bạn bắt buộc phải chuyển sang thi ngạch khác như thư viện, thiết bị, hoặc đoàn đội chỉ để được vào biên chế dù mức lương cũng không cao hơn là mấy khi dạy hợp đồng", cô Hằng nói.
Trong khi đó, những năm gần đây, à giáo dục liên tục đưa ra những "đổi mới", áp lực chất lên đôi vai người thầy giáo. Hằng rơm rớm nước mắt nói "gia đình tan vỡ" cũng do cô một phần.
"Thu nhập thấp, sống dựa mãi vào chồng cũng làm mình "hèn" đi lúc nào không hay. Dù dạy môn phụ nhưng vẫn cứ phải đảm bảo đủ giờ nên đi sớm, về muộn thường xuyên. Việc gia đình gần như làm cho xong. Riết rồi ông ấy có bồ", Hằng trùng lại.
Im lặng hồi lâu, cô giáo môn sinh học tiếp tục kể về những nhọc nhằn cơm áo thường ngày. "Với 7,3 triệu đồng/tháng tôi phải chi tiền ăn cho mấy mẹ con hết 5,5 triệu, tiền học cho con 1 triệu, tiền xăng xe 400 nghìn đồng. Chỉ dư ra vỏn vẹn 400 nghìn đồng. Tháng nào phải chi tiền "khóc", tiền "cười" nhiều thì các con phải bớt ăn", Hằng cho biết.
Thương các con không được đi học thêm như các bạn, lo sợ tương lai chưa biết sẽ như thế nào, Hằng quyết định đi làm thêm. Cô nhận tất cả mọi việc có thể từ dạy gia sư 150 nghìn đồng/ buổi đến đi bán hàng, phụ việc... "Gần 20 năm đi làm, đến giờ tôi không tiết kiệm được đồng nào. Các con ngày một lớn. Thôi thì phải cố thôi", Hằng tâm sự.
Rồi Hằng buột miệng nói "giá như bọn em sống được bằng lương. Giá như lương giáo viên được nâng lên. Ôi giá như...". Lương thấp, thầy giáo phải đi câu cá
Cô Hà (Ba Vì, Hà Nội) lại trong một tình cảnh khác. Tốt nghiệp Cao đằng sư phạm Hà Tây chuyên à ngữ văn năm 1995. Cô xin được vào dạy hợp đồng không lương tại một trường ở thị xã Sơn Tây. Năm 1997, cô được ký hợp đồng hưởng lương 85% bậc 1 hệ số 1,78.
Lương thấp, giáo viên tìm đủ nghề để trang trải cuộc sống (ảnh minh họa)
Nhớ về những ngày đầu tiên đi làm, cô Hà không nghĩ mình có thời thanh xuân ảm đạm nhường ấy. "Dạy học thì không lương, phải đi thuê trọ. Bố mẹ đã nuôi suốt 3 năm học cao đẳng, rồi lại nuôi tiếp thêm 2 năm nữa. Mà nhà thì đâu có khá giả gì, dưới tôi lúc ấy vẫn còn hai em đang đi học. Vì thế cứ cuối tuần tôi lại đạp xe 30km về tranh thủ làm ruộng cùng với mẹ. Rồi lại xin mẹ mớ rau, ít gạo, lạc, bìa đậu. Ròng rã 2 năm trời, bữa ăn triền miên rau và đậu phụ", cô Hà nhớ lại.
Dù sau này cô được vào biên chế nhưng mức lương của một giáo viên phải đi thuê nhà cũng chỉ tằn tiện nuôi đủ bản thân và phụ giúp một phần bố mẹ nuôi hai em ăn học. 10 năm sau ra trường, cô mới dám lập gia đình. Chồng cô là giáo viên dạy thể dục cùng trường.
"Vừa cưới về, bố mẹ chồng đã "hồi môn" cho sổ nợ vay ngân hàng. Chúng tôi đành phải dành lương của một người để trả hàng tháng. Hai vợ chồng cùng bố mẹ chồng chỉ tiêu trong đúng 500.000 đồng mỗi tháng.
Không có ruộng vườn, cũng không dạy thêm được, chồng tôi đành đi câu cá. Ngày nào cũng như ngày nào, ngoài giờ lên lớp anh ấy lại lặn lội ao chuôm bất kể mưa nắng. Khi được con cá, lúc mớ tép riu. Thôi thì cũng là để cải thiện bữa ăn hàng ngày", cô Hà chia sẻ.
Làm mãi một việc cũng nhàm, ăn mãi một thứ cũng đến lúc ngán. Bữa cơm nhà cô Hà suốt ngày chỉ độc món cá. Hết cá luộc đến cá hấp, hết rán rồi đến kho. Bữa ăn toàn cá, triền miên tháng này qua tháng khác. "Đến khi tôi nghén đứa đầu tiên thì thật kinh . Cứ nhìn thấy anh ấy về đến nhà là nôn. Khắp người anh ấy mùi tanh xộc lên. Kinh ! Nhưng không ăn cá... biết ăn gì? Đành bịt mũi mà ăn. Nôn xong lại ăn tiếp" - cô Hà kể.
Việc ế thêm của chồng cô Hà vẫn được duy trì cho mãi đến tận bây giờ, ngay cả khi cô đã có hai con.
Cô giáo môn Văn tâm sự: "Cuộc sống của chúng tôi giờ cũng đỡ vất vả hơn. 5 năm nay cả hai vợ chồng chuyển ra trường gần trung tâm thị xã, tôi dạy môn Văn nên cũng được tham gia bồi dưỡng học sinh tại trường. Mỗi tháng được thêm hơn triệu, bữa ăn của các con không chỉ toàn cá như hồi đầu nữa.
Tuy nhiên anh ấy vẫn duy trì việc làm thêm ấy. Không lên lớp ngày nào là đi câu. Hai đứa con cũng sợ ăn cá giống tôi. Bữa nào được ăn Th.ị t, chúng nó vui ra mặt. Biết thế nhưng vẫn phải động viện các con...ăn cá cho thông minh. Thực ra là vì đó vẫn là nguồn thức ăn chính cho cả gia đình. Cũng tiết kiệm được kha khá tiền chợ mỗi ngày đấy".
Câu chuyện của chúng tôi ngắt quãng khi chồng cô Hà vừa từ trường trở về. A bảo "Nghề chọn mình rồi. Mong thì ai cũng mong sống được bằng lương. Nhưng chính sách thế rồi, đành chấp nhận. Mình chẳng so lên được thì thôi đành so với công nhân. Suy cho cùng thì mình vẫn còn sướng hơn họ là không bị sa thải khi đã ở tuổi xế chiều".
Theo Infonet
CĐM phát sốt với "tin nhắn" siêu đáng yêu của thầy giáo vừa nhổ răng đã phải đi dạy Những hành động siêu đáng yêu, siêu hài hước của những người "truyền chữ" dường như chưa bao giờ hết hot đối với CĐM. Ngành Sư phạm không chỉ sở hữu một lực lượng nữ giáo viên xinh đẹp, nam giảng viên điển trai vô cùng hùng hậu, mà còn "tiềm ẩn" không ít những "nhân tố" mặn mà, thỉnh thoảng lại có...